Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và đào tạo Phù Ninh

doc 5 trang nhatle22 4730
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và đào tạo Phù Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_8_nam_hoc_2015_20.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 8 - Năm học 2015-2016 - Phòng Giáo dục và đào tạo Phù Ninh

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : SINH HỌC 8 Thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề Đề thi gồm 03 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm) Chọn các đáp án đúng và ghi kết quả lựa chọn vào tờ giấy thi Câu 1: Thành phần của máu gồm: A. Nước mô và các tế bào máu B. Nước mô và bạch huyết C. Huyết tương và bạch huýêt D. Huyết tương và các tế bào máu Câu 2: Các chất hữu cơ cấu tạo nên tế bào gồm: A. prôtêin, gluxit, lipit, Axit nuclêic B. prôtêin, lipit, muối khoáng, Axit nuclêic C. prôtêin, lipit, nước, muối khoáng, Axit nuclêic D. prôtêin, gluxit, muối khoáng, Axit nuclêic Câu 3: Thành động mạch được cấu tạo bởi: A.1 lớp tế bào B. 2 lớp tế bào C. 3 lớp tế bào D. 4 lớp tế bào Câu 4: Dùng vắcxin tiêm vào cơ thể người khỏe gây miễn dịch. Đó là miễn dịch: A. Bẩm sinh B. Tập nhiễm C. Tự nhiên D. Nhân tạo Câu 5: Trong cơ thể có các loại mô chính: A. mô cơ, mô liên kết C. mô thần kinh, mô biểu bì B. mô mỡ, mô xương D. mô cơ, mô thần kinh, Câu 6: Thành cơ tim mỏng nhất là: A. Tâm nhĩ trái B. Tâm nhĩ phải C. Tâm thất trái D. Tâm thất phải Câu 7: Câu nào sau đây không đúng A. ở vòng tuần hoàn nhỏ máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi giàu ô xy B. ở vòng tuần hoàn nhỏ máu giàu ô xy do trao đổi khí ở phổi theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái C. ở vòng tuần hoàn lớn máu động mạch đi nuôi cơ thể giầu ô xy D. ở vòng tuần hoàn lớn máu tĩnh mạch từ cơ quan về tim nghèo ô xy. Câu 8: Nhóm máu có thể truyền được cho các nhóm máu khác là: A. Nhóm máu A B. Nhóm máu B C. Nhóm máu O D. Nhóm máu AB Câu 9: Loại bạch cầu tham gia vào quá trình thực bào là A. Bạch cầu trung tính và bạch cầu mô nô B. Bạch cầu ưa kiềm C. Bạch cầu ưa a xít D. Bạch cầu lim phô. Câu 10: Môi trường trong cơ thể gồm: A. Máu, nước mô, bạch cầu B. Máu, nước môvà bạch huyết C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể. Câu 11: Về mặt sinh học thành ngữ “nhai kĩ no lâu” có ý nghĩa gì? A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn B. Nhai kĩ làm cho thức ăn được nghiền nhỏ tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa phân giải hết thức ăn, hiệu suất tiêu hóa cao C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn D. Nhai kĩ tạo cảm giác ăn nhiều no lâu Câu 12: Những đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ ruột non là cơ quan chủ yếu hấp thụ chất dinh dưỡng A. Ruột non là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa (khoảng 2,8- 3 mét) B. Ruột non là đoạn dài nhất trong ống tiêu hóa (khoảng 2,5 mét) C. Lớp niêm mạc của ruột non có nhiều nếp gấp D. Lớp niêm mạc của ruột non có các lông ruột và lông cực nhỏ E. Ruột non có đủ các loại enzim phân giải tất cả các loại thức ăn
  2. Câu 13: Những đặc điểm cấu tạo nào của thận phù hợp với chức năng? A. Mỗi quả thận có tới một triệu đơn vị chức năng cùng hệ thống mao mạch dày đặc B. Thận hoạt động một ngày/đêm lọc được khoảng 1600- 1700 lít máu C. Khối lượng thận bằng 1/200 khối lượng cơ thể nhưng nhu cầu ô xi cần 1/11 lượng ô xi cơ thể nhận được D. Cả A,B,C đều đúng Câu 14: Về mặt cấu tạo tủy sống và trụ não giống nhau ở điểm căn bản nhất là điểm nào? A. Đều được cấu tạo từ chất xám (ở trong) và chất trắng (ở ngoài) B. Chất xám trong tủy sống và trong trụ não đều là trung khu thần kinh còn chất trắng là các đường dẫn truyền C. Tủy sống và trụ não đều là trung khu của các phản xạ không điều kiện D. Đều có các đay thần knh liên hệ với các cơ quan trong cơ thể Câu 15: Những đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ đại não người là cơ quan phát triển nhất và quan trọng nhất? A. Đại não là phần phát triển nhất che lấp cả não giữa và não trung gian B. Đại não được cấu tạo bởi chất xám (nằm ngoài) chất trắng (nằm trong) C. Đại não có diện tích bề mặt lớn D. Đại não là trung khu của các phản xạ có điều kiện E. Đại não có lớp ngoài cùng là lớp phân tử chứa các nơron Câu 16. Chức năng của tủy xương là: A. Nuôi dưỡng xương. B. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em, chứa tủy vàng ở người lớn. C. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. D. Làm giảm ma sát trong khớp xương. Câu 17. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì: A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng. B. Xương có tủy xương và muối khoáng. C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương. D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ. Câu 18. Chức năng của sụn đầu xương là: A. Giúp cho xương dài ra. B. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ. C. Làm giảm ma sát trong khớp xương. D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. Câu 19. Chức năng của sụn tăng trưởng là: A. Làm giảm ma sát trong khớp xương. B. Chịu lực, đảm bảo vững chắc. C. Giúp cho xương dài ra. D. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang. Câu 20. Xương to ra là nhờ: A. Sự phân chia của tế bào khoang xương. B. Sự phân chia của tế bào sụn tăng trưởng. C. Sự phân chia của tế bào màng xương. D. Sự phân chia của tế bào mô xương cứng. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1. (3.0 điểm): a. Đặc điểm đời sống của tế bào được thể hiện như thế nào? Từ đó, chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? b. Hãy so sánh tế bào thực vật và tế bào động vật? Ý nghĩa của sự giống và khác nhau đó? Câu 2. (2.5 điểm): a) Hãy cho biết một chu kì co giãn của tim? Vì sao tim hoạt động liên tục, suốt đời mà không mệt mỏi? b. Phân tích những đặc điểm cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu ở người? Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng? Câu 3. (2 điểm):
  3. a. Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng. Hãy chú thích các chất hấp thụ và vận chuyển vào hình vẽ. Gan đóng vai trò gì trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng về tim. 1 4 2 3 Ghi chú: Thí sinh ghi số và chú thích, không cần vẽ lại hình. b. Vì sao người bị bệnh gan nên kiêng ăn thức ăn mỡ? Câu 4 (2.5 điểm): a. Miễn dịch là gì? Vì sao cơ thể có khả năng miễn dịch? b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn nhân tạo? c. Giải thích tại sao khi bị thương (viêm), tại đó lúc đầu thường tấy đỏ và sưng to. Sau đó, xuất hiện mủ trắng và cuối cùng tiêu biến hết? Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : SINH HỌC 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng cho 0,5 điểm. (Nếu câu có 2 đáp án đúng thì cho mỗi đáp án 0,25 điểm; nếu câu có 3 đáp án đúng thì nếu được 1 đáp án đúng cho 0,2đ – 2 đáp án đúng cho 0,4đ – cả 3 đáp án đúng cho 0,5đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp D A C D A,C B A C A B án Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp B A,C,D,E A A A,B,C,D B A C C C án II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) a. Đặc điểm đời sống của tế bào: * Mỗi tế bào trong cơ thể điều có những đặc điểm sống: trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản. 0.25 - Trao đổi chất gồm 2 quá trình là đồng hóa và dị hóa. Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất hữu cơ kèm theo sự tích lũy năng lượng. Dị hóa là quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. 0.25 - Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và trả lời lại các kích thích lý hóa của môi trường xung quanh. 0.25 - Sinh trưởng là quá trình lớn lên của tế bào. Khi đạt mức độ sinh trưởng nhất định thì tế bào tiến hành sinh sản. 0.25 - Sinh sản: có 2 hình thức: + Nguyên phân: từ 1 tế bào mẹ tạo thành 2 tế bào con giống hệt mẹ 0.25 + Giảm phân: từ 1 tế bào mẹ (2nNST) cho 4 tế bào con có (nNST). 0.25 * Tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể vì các hoạt động sống của cơ thể như trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và sinh sản có cơ sơ từ hoạt động sống của tế bào. 0.25 b. So sánh tế bào thực vật với tế bào người. * Giống nhau: - Có màng sinh chất và các bào quan. - Nhân gồm màng nhân, nhân con và chất nhiễm sắc. *Khác nhau: 0.25 Tế bào thực vật Tế bào người - Có màng Xenlulo nên có hình dạng - Không có màng Xenlulo nên hình 0.25 ổn định dạng không ổn định 0.25 - Có diệp lục - Không có diệp lục 0.25 - Không có trung thể. - Có trung thể. - Không bào lớn có vai trò quan trọng. - Không bào nhỏ, ít. * Ý nghĩa: Sự giống và khác nhau chứng minh thực vật và động vật có chung nguồn gốc tiến hóa nhưng phát triển thành 2 hướng: tự dưỡng và dị dưỡng. 0.25 Câu 2. (2,5 điểm) a. Một chu kì hoạt động Tim gồm 3 pha ~ 0,8. Pha co 2 tâm nhĩ = 0,1 s; co 2 tâm thất = 0,3s; Giãn chung = 0,4s 0.25 - Tâm nhĩ co: 0,1s; nghỉ 0,7s ; Tâm thất co 0,3s nghỉ 0,5s. 0.25 * Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi vì:
  5. - Trong một chu kì hoạt động của tim, tim có 1 nửa thời gian nghi chung (0.4s) và nghỉ xen kẽ nên tim có thể phục hồi hoàn toàn sau mỗi chu kì. 0.25 - Tim có một hệ tuần hoàn riêng cung cấp cho tim 1/20 lượng máu của cơ thể, tim có đủ chất dinh dưỡng để hoạt động 0.25 b. * Cấu tạo phù hợp với chức năng của hồng cầu: - Hình đĩa, dẹt để dễ di chuyển trong máu. 0.25 - Lõm 2 mặt tăng diện tích tiếp xúc với oxi và cacbonic vận chuyển được nhiều hơn. 0.25 - Không nhân để giảm trọng lượng và tiêu hao ít năng lượng nên vận chuyển được nhiều và thời gian làm việc nhiều hơn. 0.25 * Những dân tộc ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu cao hơn người ở đồng bằng vì: 0.25 - Do không khí trên núi cao có áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp của oxi với hemoglobin trong hồng cầu giảm. 0.25 - Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người. 0.25 Câu 3. (2,0 điểm) * Ghi chú thích đúng như sau: 1. Các chất dinh dưỡng với nồng độ thích hợp và không còn chất độc 0.25 2. Phần chất dinh dưỡng dư được tích luỹ tại gan hoặc thải bỏ. Chất độc bị khử 0.25 3. Các chất dinh dưỡng khác và 30% lipit, có thể lẫn một số chất độc theo con đường này 0.25 4. Các vitamin tan trong dầu và 70% lipit theo con đường này 0.25 * Vai trò của gan trên con đường vận chuyển các chất dinh dưỡng: - Dự trữ các chất (glicogen, các vitamin: A,D,E,B12). - Khử độc các chất trước khi chúng được phân phối cho cơ thể. - Chuyển hoá các chất dinh dưỡng như chuyển hoá glucoz và axit amin thành chất béo - Điều hoà nồng độ protein trong máu như fibrinogen, albumin * Người bị bệnh gan nên kiêng ăn mỡ vì khi gan bị bệnh, dịch mật được tạo ra từ các tế 0.5 bào gan bị bệnh, dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm. 0.5 Câu 4. (2,5 điểm) a. - Miễn dịch là khả năng cơ thể không bị mắc một bệnh nào đó. 0.25 - Cơ thể có khả năng miễn dịch vì trong cơ thể có bạch cầu có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và tiết ra các kháng thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. 0.5 b. Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo: Miễn dịch tự nhiên Miễn dịch nhân tạo - Khả năng cơ thể không mắc bệnh - Khả năng cơ thể không bị bệnh do 0.25 khi vừa mới sinh ra. tiêm chủng vắcxin. - Xảy ra ngẫu nhiên. - Xảy ra không ngẫu nhiên. 0.25 - Diễn ra một cách bị động. - Diễn ra chủ động. 0.25 - Có được khi vừa sinh ra hoặc sau - Có được khi cơ thể chưa bị bệnh. 0.25 khi cơ thể đã nhiễm bệnh. c. - Tại nơi bị thương do vi khuẩn gây nên thì bạch cầu ở các nơi khác kéo đến để tiêu diệt vi khuẩn. 0.25 - Tại vết thương có sự tập trung của bạch cầu để tiêu diệt vi khuẩn nên sưng to và tấy đỏ, khi bạch cầu chết đi thì xác của chúng và xác vi khuẩn ra ngoài ta thấy có mủ trắng.Nếu các vi khuẩn bị tiêu diệt hết thì vết thương sẽ lành. 0.5