Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_sinh_hoc_lop_12_so_giao_duc_va.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Sinh học Lớp 12 - Sở giáo dục và đào tạo Nghệ An
- Sở GD&ĐT Nghệ An Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Năm học 2007-2008 Đề chính thức Môn thi: Sinh học lớp 12 thpt - bảng a Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,0 điểm) Hệ sinh thái là gì ? So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Câu 2: (1,5 điểm) ở một loài cây ăn quả lưỡng bội giao phối, khi cho lai các cây AA với các cây aa được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Aaa. Trình bày cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Aaa nói trên? Viết sơ đồ minh hoạ? Câu 3: (2,5 điểm) Gen lặn được biểu hiện thành kiểu hình trong những trường hợp nào? Câu 4: (3,5 điểm) Cho cây I giao phấn với 3 cây II, III, IV, kết quả như sau: - Với cây II: thu được thế hệ lai gồm: 30 cây quả tròn, vị ngọt: 30 cây quả bầu dục, vị chua: 10 cây quả tròn, vị chua: 10 cây quả bầu dục, vị ngọt. - Với cây III: thu được thế hệ lai gồm: 42 cây quả tròn, vị ngọt: 18 cây quả bầu dục, vị chua: 30 cây quả tròn, vị chua: 6 cây quả bầu dục, vị ngọt. - Với cây IV: thu được thế hệ lai gồm: 42 cây quả tròn, vị ngọt: 18 cây quả bầu dục, vị chua: 30 cây quả bầu dục, vị ngọt: 6 cây quả tròn, vị chua. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp (Biết mỗi gen quy định một tính trạng). Câu 5: (2,0 điểm) ở một loài thực vật trong quần thể kiểu dại có cánh hoa bình thường màu tím. Hai đột biến lặn xuất hiện trên 2 cây khác nhau và được biết là 2 gen đột biến này nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau. ở cây thứ nhất mang gen đột biến 1 (m1) đồng hợp tử cho cánh hoa màu xanh. ở cây thứ 2 mang gen đột biến 2 (m2) đồng hợp tử cho cánh hoa màu đỏ. Các nhà sinh hoá nghiên cứu sự tổng hợp các sắc tố hoa đã mô tả con đường chuyển hoá như sau: Sắc tố xanh im A Enz Hợp chất không màu (trắng) Enz im B Sắc tố đỏ a. Thể đột biến nào có thể là thể đột biến thiếu hụt hoạt tính enzim A? Enzim B do gen nào mã hoá? b. Một cây có kiểu gen M1m1M2m2 . Kiểu hình của cây này là gì? c. Cho cây M1m1M2m2 tự thụ phấn, hãy xác định tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ sau. d. Xác định quan hệ giữa gen M1 và gen M2 . Câu 6: (2,0 điểm) Giả định rằng: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (I0) có thành phần kiểu gen: 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1 Biết gen A quy định tính trạng không có tua trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng có tua. Hãy xác định cấu trúc di truyền và tỷ lệ kiểu hình của quần thể ở thế hệ thứ 3 (I3) trong các trường hợp sau: a. Quần thể tự thụ phấn. b. Quần thể giao phấn tự do. Câu 7: (2,0 điểm) Vì sao nói ở các loài giao phối đơn vị tiến hoá cơ sở là quần thể chứ không phải là cá thể hay loài? Câu 8: (2,0 điểm) Xét 2 cặp gen alen: A, a và B, b. Hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể và viết ký hiệu các kiểu gen đó trong các trường hợp sau: a. 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. b. 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường. c. Các alen A, a nằm trên cặp NST thường; Các alen B, b nằm trên NST giới tính X (không có alen trên NST Y). Câu 9: (2,5 điểm) a. Trình bày cơ sở di truyền học của hiện tượng thoái hoá giống. b. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có chắc chắn dẫn tới hiện tượng thoái hoá hay không? Vì sao? Ví dụ minh hoạ. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh:
- Sở GD&ĐT Nghệ An Kì thi chọn học viên giỏi tỉnh Năm học 2007-2008 Đề chính thức Môn thi: Sinh học lớp 12 bổ túc thpt Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (3,0 điểm) Gen A đột biến mất một đoạn gồm 2 mạch bằng nhau và tạo thành gen a. Đoạn mất đi mã hoá được một đoạn polypeptit gồm 20 axit amin. Đoạn còn lại có nuclêôtit loại G bằng 30% và đoạn mất đi có nuclêôtit loại G bằng 20% số đơn phân của đoạn. Biết đột biến không ảnh hưởng đến mã mở đầu và mã kết thúc. Khi cặp gen Aa tự tái bản một lần lấy từ môi trường nội bào 4680 nuclêôtit. a. Xác định chiều dài của gen A và a. b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen A. Câu 2:(3,0 điểm) Trình bày cơ chế biểu hiện của đột biến gen? Hậu quả của đột biến gen? Câu 3:(3,0 điểm) ở cà chua gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a (vàng). Hãy xác định tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình của các phép lai sau: a. Cho cây cà chua lưỡng bội có kiểu gen Aa tự thụ phấn. b. Cho cây cà chua tứ bội có kiểu gen Aaaa tự thụ phấn. Câu 4:(3,0 điểm) Vì sao cơ chế lai xa thường bất thụ? Các phương pháp khắc phục khó khăn trong lai xa? Câu 5: (2,0 điểm) a. Nêu những đặc điểm về cấu trúc của plasmit? b. Để tạo được ADN tái tổ hợp người ta sử dụng những loại enzim nào? Vai trò của chúng? Câu 6: (3,0 điểm) ở một quần thể thú, gen A quy định lông đen trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng. Quần thể đã cân bằng di truyền. Biết số cá thể lông trắng chiếm 9% tổng số cá thể của quần thể. a. Tính tần số tương đối của alen A và a. b. Viết thành phần kiểu gen của quần thể đỏ. Câu 7:(3,0 điểm) Nêu quan niệm của Đácuyn về: a. Thực chất của chọn lọc tự nhiên. b. Vai trò của chọn lọc tự nhiên. c. Đối tượng, kết quả của chọn lọc tự nhiên. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: .
- Sở GD&ĐT Nghệ An Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh Năm học 2007-2008 Đề chính thức Môn thi: Sinh học lớp 12 thpt - bảng B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2,5 điểm) Hệ sinh thái là gì ? So sánh hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp. Câu 2: (2,5 điểm) ở một loài cây ăn quả lưỡng bội giao phối, khi cho lai các cây AA với các cây aa được F1. Người ta phát hiện ở F1 có 1 cây mang kiểu gen Aaa. Trình bày cơ chế hình thành cơ thể có kiểu gen Aaa nói trên? Viết sơ đồ minh hoạ? Câu 3: (2,5 điểm) Gen lặn được biểu hiện thành kiểu hình trong những trường hợp nào? Câu 4: (2,5 điểm) ở một loài thực vật trong quần thể kiểu dại có cánh hoa bình thường màu tím. Hai đột biến lặn xuất hiện trên 2 cây khác nhau và được biết là 2 gen đột biến này nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau. ở cây thứ nhất mang gen đột biến 1 (m1) đồng hợp tử cho cánh hoa màu xanh. ở cây thứ 2 mang gen đột biến 2 (m2) đồng hợp tử cho cánh hoa màu đỏ. Các nhà sinh hoá nghiên cứu sự tổng hợp các sắc tố hoa đã mô tả con đường chuyển hoá như sau: Sắc tố xanh im A Enz Hợp chất không màu (trắng) Enz im B Sắc tố đỏ a. Thể đột biến nào có thể là thể đột biến thiếu hụt hoạt tính enzim A? Enzim B do gen nào mã hoá? b. Một cây có kiểu gen M1m1M2m2 . Kiểu hình của cây này là gì? c. Cho cây M1m1M2m2 tự thụ phấn, hãy xác định tỷ lệ kiểu hình ở thế hệ sau. d. Xác định quan hệ giữa gen M1 và gen M2 . Câu 5: (2,5 điểm) Giả định rằng: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (I0) có thành phần kiểu gen: 0,4AA + 0,4Aa + 0,2aa = 1 Biết gen A quy định tính trạng không có tua trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng có tua. Hãy xác định cấu trúc di truyền và tỷ lệ kiểu hình của quần thể ở thế hệ thứ 3 (I3) trong các trường hợp sau: a. Quần thể tự thụ phấn. b. Quần thể giao phấn tự do. Câu 6: (2,5 điểm) a. ở cà chua bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Hãy xác định số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng của các thể đột biến. + Thể 1 nhiễm. + Thể khuyết nhiễm. + Thể 3 nhiễm. + Thể lục bội. b. Giả định bộ nhiễm thể lưỡng bội của một loài (2n = 6) như hình vẽ; hãy vẽ sơ đồ về bộ NST của các thể đột biến: + Thể 3 nhiễm. + Thể tam nhiễm. c. Nêu hậu quả của đột biến mất đoạn NST, lặp đoạn NST. Câu 7: (3,0 điểm) Xét 2 cặp gen alen: A, a và B, b. Hãy xác định số kiểu gen tối đa có thể có trong quần thể và viết ký hiệu các kiểu gen đó trong các trường hợp sau: a. 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. b. 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST thường. c. Các alen A, a nằm trên cặp NST thường; Các alen B, b nằm trên NST giới tính X (không có alen trên NST Y). Câu 8: (2,0 điểm) a. Trình bày cơ sở di truyền học của hiện tượng thoái hoá giống. b. Tự thụ phấn và giao phối cận huyết có chắc chắn dẫn tới hiện tượng thoái hoá hay không? Vì sao? Ví dụ minh hoạ. Hết Họ và tên thí sinh: Số báo danh: