Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa

doc 5 trang nhatle22 4300
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_hoc_2014_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2014-2015 - Phòng Giáo dục và đào tạo Hạ Hòa

  1. PHÒNG GD&ĐT HẠ HÒA KÌ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học: 2014 – 2015 Môn: HÓA HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC Ngày thi: 6 tháng 12 năm 2014 Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi có 3 trang) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (10 ĐIỂM) Hãy đọc thật kĩ đề rồi chọn phương án thích hợp với mỗi câu hỏi, ghi vào giấy làm bài. Mỗi câu trả lời đúng được 0, 5 điểm. Câu 1: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO 3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là A. Zn. B. Ag. C. Al. D. Fe. Câu 2: Cho khí hiđro (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al 2O3, MgO, Fe2O3, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm A. Mg, Al, Fe, Cu. B. Mg, Fe, Cu. C. MgO, Fe2O3, Cu. D. MgO, Fe, Cu. Câu 3: Cho khí CO dư đi qua ống sứ chứa 15,2 g hỗn hợp hai oxit CuO và Fe 3O4 nung nóng thu được khí (X) và 13,6 g chất rắn (Y). Dẫn từ từ khí (X) vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được m1 gam chất rắn. Giá trị của m1 là A. 10. B. 4,4. C. 5,6. D. 4,0. Câu 4: Dãy chất nào vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dich NaOH: A. NaHCO3, ZnO, Mg(OH)2 B. NaHCO3, MgO, Ca(HCO3)2 C. Mg(OH)2, Ca(HCO3)2, Al2O3 D. NaHCO3, Al2O3, Ca(HCO3)2 Câu 5: Nung một miếng đá vôi có khối lượng 120 gam, sau một thời gian thu được chất rắn có khối lượng bằng 67% khối lượng đá vôi trước khi nung. Hiệu suất của phản ứng là A. 25%. B. 33%. C. 67%. D. 75%. Câu 6: Nhóm chất nào sau đây tác dụng với axit sunfuric loãng đều sinh ra chất khí? A. Zn ; Na2SO4. B. Fe ; Na2SO3. C. Cu ; Na2SO3. D. Na2O; K2SO3. Câu 7: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34. Trong đó tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 11:6. Số proton trong nguyên tử X là A. 11. B. 10. C. 12 D. 17 Câu 8: Nhỏ dung dịch A vào dung dịch B thì thấy có khí thoát ra. A và B là A. KCl và AgNO3. B. KOH và MgCl2. C. Na2CO3 và H2SO4. D. Na2SO4 và HCl. Câu 9: Giấy quỳ tím chuyển thành màu đỏ khi nhúng vào dung dịch được tạo thành từ: A. 1 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. B. 0,5 mol H2SO4 và 1,5 mol NaOH. C. 1,5 mol Ca(OH)2 và 1,5 mol HCl. D. 1mol HCl và 1 mol KOH. 1
  2. Câu 10: Cho hỗn hợp CaO và KOH tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được hỗn hợp 2 muối clorua có tỉ lệ mol 1 : 1. Phần trăm khối lượng của CaO và KOH trong hỗn hợp lần lượt là: A. 30% và 70% B. 50% và 50% C. 20% và 80% D. 40% và 60% Câu 11: Phân NPK được trộn từ những phân bón là A. NH4H2PO4, KNO3 và NaCl. B. (NH4)2HPO4, NH4NO3 và KCl. C. (NH4)2HPO4, NaNO3 và KCl. D. (NH4)3PO4, NH4NO3 và KCl. Câu 12: Nhúng một thanh Zn có khối lượng 15 gam vào 500 ml dung dịch CuSO 4 0,5M. Sau một thời gian, lấy thanh Zn ra, rửa sạch cẩn thận, cân lại thấy chỉ còn 14,9 gam. Giả sử tất cả kim loại thoát ra đều bám vào thanh Zn và thể tích dung dịch không đổi. Nồng độ mol của CuSO4 trong dung dịch sau phản ứng là A. 0,4M. B. 0,2M. C. 2,5M. D. 0,3M. Câu 13: Có thể dùng NaOH (ở thể rắn) để làm khô các chất khí A. SO2, CO, Cl2, H2. B. N2, O2, CO2, H2. C. N2, NO2, CO2, H2. D. NH3, O2, N2, H2. Câu 14: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch ? A. NaOH và HCl. B. NaCl và KNO3. C. HBr và AgNO3. D. Na3PO4 và CaCl2. Câu 15: Hoà tan hoàn toàn 2,3 gam natri vào 47,8 gam nước thu được dung dịch có nồng độ A. 8,0%. B. 4,6%. C. 2,3% D. 4,0%. Câu 16: Cho các phản ứng sau: t0 t0 t0 (1) KNO3  (2) NH4NO3  (3) KClO3  MnO2 t0 t0 t0 (4) K2CO3  (5) CaCO3  (6) KMnO4  Các phản ứng đều tạo khí O2 là: A. (1), (3), (6). B. (1), (2), (5). C. (1), (3), (4). D. (3), (4), (6). Câu 17: Trộn m1 gam dung dịch NaOH 10% với m2 gam dung dịch NaOH 40% thu được 60 gam dung dịch 20% . Giá trị của m1, m2 tương ứng là : A. 10 gam và 50 gam. B. 45 gam và 15 gam. C. 40 gam và 20 gam. D. 35 gam và 25 gam. Câu 18: Một dung dịch có các tính chất: - Tác dụng với nhiều kim loại như Mg, Zn, Fe đều giải phóng hiđro; - Tác dụng với bazơ hoặc oxit bazơ tạo thành muối và nước; - Tác dụng với đá vôi giải phóng khí CO2. Dung dịch đó là A. NaOH. B. NaCl. C. HCl. D. H2SO4 đặc. Câu 19: Cho các nguyên tố: Na, P, Mg, S. Nguyên tố có oxit, oxit này tác dụng với nước, tạo ra dung dịch có pH > 7 là A. Na. B. P. C. Mg. D. S. 2
  3. Câu 20: Oxit của một nguyên tố có hóa trị (II), chứa 20% oxi về khối lượng. Nguyên tố đó là A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Cu. II. PHẦN TỰ LUẬN (10 ĐIỂM) Câu 1: (2 điểm). Biết A, B, C, D, E, F, G, I, J, L, M là những chất khác nhau. Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau: FeS2 + O2 → A↑ + B A + H2S → C↓ + D C + E→F F + HCl→ G + H 2S↑ G + NaOH → I↓ + J I + O2 + D → L↓ L→ B + D B + M→ E + D Câu 2: (2 điểm) Hòa tan 6,4g hỗn hợp bột Fe và oxit sắt chưa biết hóa trị vào dung dịch HCl dư thấy có 2,24 lít khí H2 (đktc). Nếu đem một nửa hỗn hợp trên khử bởi khí H 2 thì thu được 0,1 gam nước. Hãy xác định công thức của oxit sắt đó. Câu 3: (3 điểm) Hòa tan 14,4g Mg vào 400cm3 dung dịch axit HCl chưa rõ nồng độ thì thu 3 được V1 cm (đktc) khí H2 và một phần chất rắn không tan. Cho hỗn hợp gồm phần chất rắn không tan (ở trên) và 20g sắt tác dụng với 500cm 3 dung dịch axit HCl (như 3 lúc đầu) thì thu được V2 cm (đktc) khí H2 và 3,2g chất rắn không tan. Tính V1, V2. Câu 4: (3 điểm) Trộn 100 ml dung dịch Fe2(SO4)3 1,5M với 150 ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được kết tủa A và dung dịch B. Nung kết tủa A trong không khí đến khi khối lượng không đổi thu được chất rắn D. Thêm BaCl 2 (dư) vào dung dịch B thì tách ra kết tủa E. a.- Tính khối lượng chất rắn D và khối lượng kết tủa E. b.- Tính nồng độ mol của chất tan trong dung dịch B (coi thể tích thay đổi không đáng kể khi xảy ra phản ứng).`` Cho biết: Fe =56; S = 32; O = 16; Ba = 137; H = 1; Cl = 35,5; Mg = 24; Cu = 64; Ca = 40; Na = 23; Zn = 65; K = 39; C= 12 Hết Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 3
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 9 NĂM HỌC 2014– 2015 Môn: Hóa học (Hướng dẫn chấm có 02 trang) I.Phần Trắc Nghiệm: (10 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đ/A A D C D D B A C A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/A B D D B A A C C A D II. Phần tự luận ( 10 điểm) Câu 1: (2 điểm). Mỗi PTHH viết đúng cho 0,25 điểm 4FeS2 + 11O2 → 8SO2↑ + 2Fe2O3 SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O S + Fe→ FeS FeS + 2HCl→ FeCl 2 + H2S↑ FeCl2 + 2NaOH→ Fe(OH) 2↓ + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O→ 4Fe(OH) 3↓ 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O Câu 2: (2 điểm) Giả sử công thức của oxit sắt cần tìm là FexOy. Từ phương trình hóa học: Fe + 2HCl = FeCl2 + H2↑ tính được khối lượng Fe và FexOy trong hỗn hợp lần lượt bằng 5,6g và 0,8g. ( 0,5 điểm) Do đó, khi đem một nửa hỗn hợp khí ban đầu khử bởi khí H 2 thì khối lượng FexOy tham gia phản ứng là 0,4g. ( 0,5 điểm) Từ: FexOy + yH2 → xFe + yH2O ( 0,5 điểm) 56x + 16y 18y 0,4 0,1 Lập luận suy ra được x = y Vậy công thức của oxit sắt là FeO. ( 0,5 điểm) Câu 3: (3 điểm) Gọi n1 là nồng độ mol/l của axit HCl và x là số mol của Mg tham gia phản ứng. Tính được nHCl = 0,4n1; nMg = 0,6mol ( 0,5 điểm) + Lúc đầu, khi hòa tan 14,4g Mg vào 400cm3 dung dịch axit HCl: Mg + 2HCl→ MgCl 2 + H2↑ Chất rắn không tan là Mg và nMg (không tan) = 0,6 – x ( 0,5 điểm) + Tiếp theo, khi cho hỗn hợp gồm Mg và 20g sắt tác dụng với 500cm 3 dung 3 dịch axit HCl (như lúc đầu) thì thu được V2 cm (đktc) khí H2 và 3,2g chất rắn không tan. Lập luận chỉ ra được chất rắn không tan lúc này là Fe và số mol HCl, Fe tham gia phản ứng trong trường hợp này nHCl = 0,5n1; nFe = 0,3 mol ( 1 điểm) 4
  5. Từ: Mg + 2HCl→ MgCl 2 + H2↑ Fe + 2HCl→ FeCl 2 + H2↑ Lập luận, tính toán suy ra được nồng độ của axit HCl là 2M. ( 0,5 điểm) Tính đúng V1 = 8,96 lít; V2 = 11,2 lít. ( 0,5 điểm) Câu 4: (3 điểm) nFe2(SO4)3 = 0,15 mol; nBa(OH)2 Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Fe(OH)3 ( 0,5 điểm) 0,1 mol 0,3 mol 0,3 mol 0,2 mol Kết tủa A gồm 0,3 mol BaSO 4 và 0,2 mol Fe(OH)3 ; dung dịch B là lượng dung dịch Fe2(SO4)3 dư (0,05mol) Khi nung kết tủa A gồm 0,3 mol BaSO 4 và 0,2 mol Fe(OH)3 thì BaSO4 không t 0 thay đổi và ta có phản ứng: 2Fe(OH)3  Fe2O3 + 3 H2O ( 1 điểm) 0,2 mol 0,1 mol Chất rắn D gồm 0,1 mol Fe2O3 và 0,3 mol BaSO4 → mD = = 85,9g Cho BaCl2 dư vào dung dịch B: 3BaCl2 + Fe2(SO4)3 → 3BaSO4 + 2FeCl3 ( 0,5 điểm) 0,05mol 0,15mol Kết tủa E là BaSO4 và mE = = 34,95g + Thể tích dung dịch sau phản ứng V = = 250ml ( 0,5 điểm) Nồng độ Fe2(SO4)3 trong dung dịch B: = 0,2M. ( 0,5 điểm) * Chú ý: + Điểm tối đa ở mỗi phần chỉ chấm với những bài làm có chữ viết rõ ràng, trình bày sạch, đẹp. Điểm tổng cộng của toàn bài được làm tròn. +Biểu điểm chi tiết cho từng câu, từng phần tổ chấm thảo luận để thống nhất. 5