Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 7 trang hoanvuK 09/01/2023 4010
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_giao_duc_cong_dan_lop_9_nam_ho.docx

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Giáo dục công dân Lớp 9 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GD&ĐT THANH OAI ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 Năm học 2020 – 2021, môn Giáo dục công dân Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/11/2020 (Đề thi có 02 trang Người coi thi không giải thích gì thêm) Câu 1. (3 điểm) Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn - Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam) a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Câu 2. (4 điểm) Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9. Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ. Câu 3. (3 điểm) Trong buổi Đại hội Chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa. b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào? Câu 4. (4 điểm) Bạn Duyên cho rằng: Người biết giữ chữ tín là người tự chủ và tôn trọng người khác. a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Duyên không? Vì sao? b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để thể hiện mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác?
  2. Câu 5. (3 điểm) Trình bày điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo của công dân(người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo) Trong trường hợp công dân A nhận được quyết định cho thôi việc mà không có lí do chính đáng, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, công dân A cần thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo? Vì sao? Công dân A thực hiện quyền đó như thế nào? Câu 6. (3 điểm) Trên đường đi học về, một nhóm học sinh nhặt được chiếc ví da trong đó có số tiền lớn và nhiều giấy tờ. Một cuộc tranh luận diễn ra với các ý kiến: - Bạn Nam: Tài sản nhặt được thuộc quyền sở hữu của chúng mình nên bọn mình có quyền sử dụng số tiền và hủy giấy tờ, ví da. - Bạn Tùng: Bọn mình có quyền định đoạt số tiền nhặt được nên tiền sẽ chia đều cho mọi người, giấy tờ và ví da thì tìm cách trả lại. - Bạn Cường: Lấy một phần tiền để cả nhóm liên hoan, giấy tờ và tiền còn lại giao cho một bạn giữ nếu sau một thời gian không ai đòi thì sẽ sử dụng tiếp. a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết các ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào về cách giải quyết tài sản nhặt được cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật? - Hết – HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2020-2021 Câu Trong 9 tháng đầu năm 2020, cả nước xảy ra 2.530 vụ cháy nhà 3 điểm 1 dân, cơ sở và phương tiện giao thông cơ giới, làm chết 56 người, bị thương
  3. 107 người, thiệt hại về tài sản ước tính 416,15 tỷ đồng; xảy ra 306 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 1.094 ha; xảy ra 27 vụ nổ, làm 09 người chết, bị thương 32 người. (Theo VTV.vn. Báo điện tử - Đài truyền hình Việt Nam) a. Nêu những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. b. Từ thông tin trên, em hãy cho biết trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Trả lời: a. - Ngày nay, con người vẫn luôn phải đối mặt với những thảm họa do vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại gây ra. Các tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại đã gây tổn thất to lớn cả về người và tài sản cho cá nhân, 0,5 điểm gia đình và xã hội. (0,5 điểm) - Để phòng ngừa, hạn chế tai nạn đó, Nhà nước đã ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy, Luật Hình sự và một số văn bản quy phạm khác, trong đó: (1,5 điểm) + Cấm tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ và chất độc hại.(0,5 điểm) + Chỉ những cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và 0,5 điểm cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất phóng xạ, chất độc hại. (0,5 điểm) + Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo quản, chuyên chở và sử dụng vũ khí, chất cháy, chất nổ, chất phóng xạ, chất độc hại phải được huấn 0,5 điểm luyện về chuyên môn, có đủ phương tiện cần thiết và luôn tuân thủ qui định về an toàn. (0,5 điểm) b. Trách nhiệm của cá nhân và cộng đồng đối với việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại là: (1 điểm) 0,5 điểm - Tự giác tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. (0,5 điểm) - Tuyên truyền, vận động gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện tốt các quy định trên. (0,25 điểm) 0,5 điểm - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm các quy định trên. (0,25 điểm) 0,25 điểm 0,25 điểm Câu Trường em tổ chức tham quan dã ngoại ở Làng văn hóa các dân tộc Việt (4 điểm) 2 Nam (Ba Vì - Hà Nội) đúng dịp tại đây diễn ra giao lưu văn hóa quốc tế. Em rất muốn tham gia chuyến tham quan dã ngoại dịp này nhưng bố mẹ em không đồng ý vì sợ ảnh hưởng đến việc ôn thi lớp 9. Em hãy sử dụng kiến thức các bài: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới; Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác để thuyết phục bố mẹ. Trả lời: * HS phải trả lời được các khái niệm: - Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác. Ví dụ quan hệ Việt-Lào. (0,25 điểm) 0,25 điểm - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần( những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của các dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 0,25 điểm (0,25 điểm) - Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc; luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc; đồng thời thể hiện lòng 0,25 điểm tự hào dân tộc chính đáng của mình. (0,25 điểm)
  4. * Hs phải nêu được ý nghĩa của các bài học để làm cơ sở giải thích cho bố mẹ hiểu việc đi dã ngoại giao lưu là cần thiết: - Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc cùng hợp tác, phát triển về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, kĩ thuật, . tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, 0,5 điểm căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh. (0,5 điểm) - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt 0,5 điểm Nam. (0,5 điểm) - Tôn trọng học hỏi các dân tộc khác sẽ tạo điều kiện để nước ta tiến nhanh trên con đường xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển bản sắc dân tộc. (0,5 điểm) 0,5 điểm * Hs phải nêu lên trách nhiệm của học sinh với việc học hỏi, tôn trọng các dân tộc khác, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình để thuyết phục bố mẹ: - Là công dân Việt Nam, chúng ta có trách nhiệm phải thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn trọng, thân thiện với họ trong cuộc sống hàng ngày. (0,5 0,5 điểm điểm) - Chúng ta cần tự hào, giữ gìn, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam. Lên án và ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc. (0,5 điểm) 0,5 điểm - Chúng ta phải tích cực học tập, tìm hiểu đời sống và các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh truyền thống con người Việt Nam. (0,5 điểm) 0,5 điểm * Hs nêu lên được ít nhất 1 việc mình sẽ làm khi được tham gia dã ngoại: (0,25điểm) 0,25 điểm Câu Trong buổi đại hội chi đội đầu năm học, bạn Lan được bầu làm lớp trưởng (3 điểm) 3 với số phiếu tín nhiệm khá cao. Bạn Hoa không phục nên thường tụ tập với một nhóm bạn để đặt điều nói xấu Lan và đăng những tin không đúng về cách làm việc của Lan lên zalo, facebook. Nhiều bạn trong lớp bất bình và góp ý với Hoa nhưng Hoa cho rằng mình đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. a. Pháp luật quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân? Em hãy sử dụng các quy định này để nhận xét việc làm và ý kiến của Hoa. b. Nếu em là Lan, khi biết sự việc trên em sẽ ứng xử với Hoa như thế nào? Trả lời: a. Hs trình bày khái niệm: Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. (0,25điểm) * Pháp luật quy định: 0,25điểm + Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin theo quy định của pháp luật; (0,25điểm) + Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở (tổ 0,25điểm dân phố, trường, lớp ); trên các phương tiện thông tin đại chúng(qua quyền tự do báo chí); kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng 0,5điểm nhân dân trong dịp tiếp xúc cử tri; hoặc góp ý kiến vào các dự thảo cương lĩnh .(0,5điểm) + Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát huy tính tích cực và quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội. (0,5điểm) * Giải quyết tình huống: 0,5điểm
  5. + Bạn Hoa được quyền tự do ngôn luận nhưng trong trường hợp này đã vận dụng không đúng theo quy định của pháp luật. (0,25điểm) + Bạn Hoa nói xấu bạn sau lưng là chưa xây dựng được tình bạn đẹp trong 0,25điểm sáng, lành mạnh trong lớp học. (0,25điểm) + Bạn Hoa đăng tin sai sự thật về Lan trên mạng xã hội là vi phạm pháp 0,25điểm luật, xâm phạm lợi ích công dân. (0,25điểm) b. Nếu em là Lan, em sẽ: 0,25điểm - Gặp bạn Hoa để hỏi và giải thích cho bạn hiểu những điều bạn làm là không đúng. (0,25điểm) 0,25điểm - Chia sẻ với bạn về những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận đối với công dân nói chung và với học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng. (0,5điểm) 0,5điểm Câu Bạn Duyên cho rằng: Người biết giữ chữ tín là người tự chủ và tôn trọng (4 điểm) 4 người khác. a. Em có đồng tình với ý kiến của bạn Duyên không? Vì sao? b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để thể hiện mình là người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác? Trả lời: a. Em đồng tình với ý kiến của bạn Duyên. (0,5 điểm) - Vì: 0,5 điểm + Người biết giữ chữ tín là người luôn coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng nhau. (0,5 điểm) + Người biết giữ chữ tín để nhận được sự tin cậy, tín nhiệm, tin yêu của 0,5 điểm người khác đối với mình sẽ luôn làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình. (0,5 điểm) + Người biết giữ chữ tín luôn đánh giá đúng, coi trọng danh dự, nhân phẩm, 0,5 điểm lợi ích của người khác, thể hiện lối sống có văn hoá. (0,5 điểm) b. Trong cuộc sống hàng ngày em thường làm như thế nào để mình là 0,5 điểm người tự chủ, luôn giữ chữ tín và tôn trọng người khác? - Em thường tập suy nghĩ trước khi hành động. Sau mỗi việc làm, cần xem xét lại thái độ, lời nói, hành động của mình là đúng hay sai và kịp thời rút kinh nghiệm, sửa chữa. (0,5 điểm) 0,5 điểm - Em cần làm tốt chức trách, nhiệm vụ, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong mối quan hệ của mình với mọi người xung quanh. (0,5 điểm) 0,5 điểm - Em cần tôn trọng mọi người ở mọi nơi, mọi lúc, cả trong cử chỉ, hành động và lời nói. (0,5 điểm) 0,5 điểm - HS nêu ít nhất 2 việc làm cụ thể của bản thân. (0,5 điểm) 0,5 điểm Câu Trình bày điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và quyền tố cáo (3 điểm) 5 của công dân(người có quyền khiếu nại, tố cáo và mục đích khiếu nại, tố cáo) Trong trường hợp công dân A nhận được quyết định cho thôi việc mà không có lí do chính đáng, để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, công dân A cần thực hiện quyền khiếu nại hay quyền tố cáo? Vì sao? Công dân A thực hiện quyền đó như thế nào? Trả lời: * Điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo: - Điểm giống nhau: + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong 0,25 điểm Hiến pháp năm 1992. (0,25 điểm) + Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, 0,25 điểm của tập thể và của cá nhân. (0,25 điểm) 0,25 điểm
  6. + Là phương tiện để công dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội(0,25 điểm). - Điểm khác nhau: Khiếu nại Tố cáo Ai có Công dân có quyền và lợi Bất cứ công dân nào 0,5 điểm quyền? ích hợp pháp bị xâm (0,5điểm) phạm. Về việc gì? Các quyết định hành chính Hành vi vi phạm pháp luật (0,5điểm) và hành vi hành chính. gây thiệt hại hoặc đe dọa 0,5 điểm gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Mục đích Để khôi phục quyền và lợi Nhằm phát giác, ngăn 0,5 điểm (0,5điểm) ích hợp pháp của người đi chặn, hạn chế kịp thời các khiếu nại bị xâm phạm. hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. * Xử lý tình huống: 0,25 điểm - Công dân A thực hiện quyền khiếu nại. (0,25 điểm) - Vì: Khiếu nại là quyền của công dân đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, 0,25 điểm khi cho rằng quyết định và hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (0,25 điểm) 0,25 điểm - Công dân A có thể khiếu nại trực tiếp hoặc gửi đơn khiếu nại đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật. (0,25 điểm) Câu Trên đường đi học về, một nhóm học sinh nhặt được chiếc ví da trong đó (3 điểm) 6 có số tiền lớn và nhiều giấy tờ. Một cuộc tranh luận diễn ra với các ý kiến: - Bạn Nam:Tài sản nhặt được thuộc quyền sở hữu của chúng mình nên bọn mình có quyền sử dụng số tiền và hủy giấy tờ, ví da. - Bạn Tùng: Bọn mình có quyền định đoạt số tiền nhặt được nên tiền sẽ chia đều cho mọi người, giấy tờ và ví da thì tìm cách trả lại. - Bạn Cường: Lấy một phần tiền để cả nhóm liên hoan, giấy tờ và tiền còn lại giao cho một bạn giữ nếu sau một thời gian không ai đòi thì sẽ sử dụng tiếp. a. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết các ý kiến trên đúng hay sai? Vì sao? b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như thế nào về cách giải quyết tài sản nhặt được cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và không vi phạm pháp luật? Trả lời: a. - Bạn Nam sai vì bạn Nam không phải là chủ sở hữu của chiếc ví da đó. (0,5điểm) 0,5 điểm - Bạn Tùng sai vì bạn Tùng không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên không có quyền định đoạt số tiền trong chiếc ví đó. (0,5điểm) - Bạn Cường sai vì bạn Cường không phải là chủ sở hữu của chiếc ví nên 0,5 điểm cũng không có quyền khai thác sử dụng tài sản trong chiếc ví đó. (0,5điểm) b. Nếu chứng kiến sự việc trên, em sẽ khuyên các bạn như sau: 0,5 điểm
  7. - Mọi công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền sở hữu của người khác, không được xâm phạm tài sản của cá nhân, của tổ chức, của tập thể và của Nhà nước. (0,25điểm) 0,25 điểm - Nhặt được của rơi phải trả lại cho cho chủ sở hữu hoặc thông báo cho cơ quan có trách nhiệm xử lý theo quy định của pháp luật. (0,25điểm) 0,25 điểm - Nếu gây thiệt hại về tài sản phải bồi thường theo quy định của pháp luật(0,25điểm). 0,25 điểm - Tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất đạo đức thật thà, liêm khiết, tự trọng, trung thực của học sinh. (0,75điểm) 0,75 điểm