Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

doc 4 trang nhatle22 4090
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_mon_dia_ly_lop_11_nam_hoc_2017_201.doc

Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi môn Địa Lý Lớp 11 - Năm học 2017-2018 - Sở giáo dục và đào tạo Quảng Bình

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2017-2018 ĐỀ THI CHÍNH THỨC MÔN: ĐỊA LÍ, LỚP 11 THPT Khóa ngày 22/3/2018 Họ và tên: Thời gian làm bài: 180 phút Số báo danh: . (không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2,0 điểm) a. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng tới dải hội tụ nhiệt đới và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào? b. Vì sao vành đai đất và thực vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các nhóm đất và thảm thực vật theo vĩ độ? Câu 2. (1,5 điểm) a. Tính giai đoạn của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? b. Trình bày vai trò của cảng biển trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Câu 3. (2,0 điểm) a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. b. Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển? Câu 4. (2,5 điểm) a. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành và sự thay đổi không gian sản xuất công nghiệp của Hoa Kì. Giải thích nguyên nhân. b. Giải thích tại sao giao thông vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản? Câu 5. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu sau: Giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990 - 2011 (Đơn vị: Tỉ USD) Năm 1990 1995 2005 2011 Xuất khẩu 552,1 1093,2 1305,1 2094,2 Nhập khẩu 629,7 1475,3 2027,8 2662,3 (Nguồn: Niên giám thống kê thế giới, NXB Thống kê 2013) a. Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990 - 2011. b. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu, giải thích về cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì trong giai đoạn trên. .- Hết -
  2. KỲ THI CHỌN HSG TỈNH NĂM HỌC 2017-2018 SỞ GD&ĐT QUẢNG BÌNH MÔN: ĐỊA LÍ, LỚP 11 THPT Khóa ngày 22/3/2018 HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Ý Nội dung Điểm Câu 1 a. Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời giữa hai chí tuyến ảnh hưởng (2,0đ) tới dải hội tụ nhiệt đới và mùa của vùng nhiệt đới như thế nào? - Nêu khái niệm chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời, khái niệm 0,25 dải hội tụ nhiệt đới. - Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời kéo theo sự dịch chuyển của dải hội tụ nhiệt đới về phía bán cầu trong mùa hạ. + Vào tháng 7: Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển lên bán cầu Bắc, vì bán cầu 0,25 Bắc là mùa hạ. 1,25 + Vào tháng 1: Dải hội tụ nhiệt đới di chuyển xuống bán cầu Nam, vì bán 0,25 cầu Nam là mùa hạ. - Ảnh hưởng đến mùa của vùng nhiệt đới: +Từ 21/3 đến 23/9 Mặt Trời chuyển động biểu kiến lên bán cầu Bắc nên 0,25 bán cầu Bắc là mùa nóng, bán cầu Nam là mùa lạnh. +Từ 23/9 đến 21/3 Mặt Trời chuyển động biểu kiến xuống bán cầu Nam 0,25 nên bán cầu Nam là mùa nóng, bán cầu Bắc là mùa lạnh. b. Vì sao vành đai đất và thực vật theo đai cao không lặp lại hoàn toàn các nhóm đất và thảm thực vật theo vĩ độ? - Quá trình hình thành đất và sinh vật phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong 0,25 đó chủ yếu là khí hậu. Khí hậu thay đổi theo vĩ độ và độ cao dẫn đến đất và thực vật thay đổi theo vĩ độ và độ cao. - Tuy nhiên, tính chất tác động của những nhân tố tới sự hình thành đất và 0,25 0,75 thảm thực vật theo vĩ độ và độ cao khác nhau, trong đó phụ thuộc vào các yếu tố nhiệt độ, khí áp và lượng mưa. - Các vành đai đất và thực vật theo đai cao do quy luật đai cao hình thành, 0,25 còn các đới đất và thảm thực vật theo vĩ độ do quy luật địa đới tạo nên. Câu 2 a. Tính giai đoạn của sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp có gì khác (1,5đ) nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? - Đặc điểm giai đoạn: + Sản xuất công nghiệp: gồm 2 giai đoạn (tác động vào đối tượng lao 0,25 động là môi trường để tạo ra nguyên liệu, giai đoạn 2 chế biến nguyên liệu thành tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng), hai giai đoạn có thể tiến hành song song, đồng thời và cách biệt nhau về mặt không gian. + Sản xuất nông nghiệp: gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau, không tách 0,25 1,0 rời nhau và thường phải tương đồng về mặt không gian lãnh thổ. - Nguyên nhân: do khác nhau về đối tượng sản xuất. + Công nghiệp: đối tượng sản xuất là khoáng sản, nguyên liệu nên việc 0,25 sản xuất có thể được tiến hành song song, đồng thời và cách xa nhau về mặt không gian. + Nông nghiệp: đối tượng sản xuất là cây trồng và vật nuôi là các cơ thể 0,25 sống nên tuân theo quy luật sinh học, chịu tác động của quy luật tự nhiên. Các quy luật sinh học tồn tại dộc lập với ý muốn của con người, vì vậy
  3. các giai đoạn trong sản xuất nông nghiệp phải theo tuần tự. b. Trình bày vai trò của cảng biển trong việc phát triển kinh tế - xã hội. - Cảng biển là bến đỗ an toàn cho tàu biển, vừa là điểm xuất phát và kết 0,25 thúc vừa là điểm trung chuyển của các tuyến vận tải biển. 0,5 - Là một điểm hay đầu mối giao thông vận tải, là cơ sở thu hút các tuyến 0,25 đường sắt, đường bộ khác quy tụ về. Câu 3 a. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của các nước đang phát triển khi tham (2,0đ) gia vào quá trình toàn cầu hóa. * Thuận lợi: - Thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và công nghệ từ các nước phát triển để tạo 0,25 sự tăng tốc trong các ngành kinh tế. - Khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và nguồn lao động trong nước. 0,25 - Mở rộng thị trường xuất khẩu, nhận được sự giúp đỡ của của các tổ 0,25 chức quốc tế về các vấn đề xã hội (dân số, dịch bệnh, môi trường, xóa đói giảm nghèo ) 1,5 * Khó khăn: - Các nước phát triển thường đầu tư vào các nước đang phát triển các 0,25 ngành công nghiệp có trình độ công nghệ chưa cao, dễ gây ô nhiễm môi trường, nguồn tài nguyên ngày càng cạn kiệt. - Hàng hóa làm ra khó cạnh tranh với các nước phát triển, các nước phát 0,25 triển bảo hộ nền nông nghiệp của mình làm hạn chế sự xâm nhập nông sản của các nước đang phát triển. - Nền kinh tế bị lệ thuộc vào nước ngoài và bị tư bản nước ngoài chi phối, 0,25 nạn chảy máu chất xám, tăng khoảng cách giàu nghèo b. Vì sao cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại diễn ra và tác động chủ yếu ở các nước có nền kinh tế phát triển? - Các nước này sớm tiến hành công nghiệp hóa nên có tiềm năng về kinh 0,25 tế và nghiên cứu kĩ thuật. 0,5 - Có khả năng đàu tư những nguồn kinh phí lớn cho việc nghiên cứu và 0,25 ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất lao động. Câu 4 a. Trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành và sự thay đổi không (2,5đ) gian sản xuất công nghiệp của Hoa Kì. Giải thich nguyên nhân. * Cơ cấu ngành công nghiệp: - Giảm tỷ trọng ngành công nghiệp truyền thống (luyện kim, chế tạo ô tô, 0,25 đóng tàu), tăng tỷ trọng ngành công nghiệp hiện đại (hóa dầu, hàng không vũ trụ, công nghiệ thông tin). - Nguyên nhân: + Giảm tỉ trọng các ngành công nghiệp truyền thống nhằm tiết kiệm và 0,25 dự trữ tài nguyên, các ngành này cần nhiều lao động và bị cạnh tranh bởi các nước đang phát triển. + Các ngành công nghiệp hiện đại tăng nhanh do Hoa Kì có nguồn vốn 0,25 1,75 lớn và kỹ thuật cao nên đã đầu tư phát triển. * Không gian sản xuất công nghiệp: - Trước đây tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc với các ngành công 0,25 nghiệp truyền thống. Hiện nay, mở rộng xuống phía Nam và ven Thái Bình Dương hình thành vành đai công nghiệp mới “Vành đai Mặt Trời”. - Nguyên nhân: + Do tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và toàn cầu hóa, xu 0,25
  4. hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kỹ thuật cao, sử dụng nhiều nguồn năng lượng mới. Hoa kì đạt được nhiều thành tựu về khoa học và công nghệ. + Vùng công nghiệp Đông Bắc đã phát triển lâu đời, nguồn tài nguyên suy 0,25 giảm, một số ngành công nghiệp không phù hợp, sức cạnh tranh hạn chế, môi trường bị ô nhiễm. + Khu vực phía Nam và ven Thái Bình Dương có nhiều thuận lợi: khí 0,25 hậu, cơ sở hạ tầng được chú trọng xây dựng,mở rộng mối quan hệ kinh tế với các nước Châu Á – Thái Bình Dương và các châu lục khác. b. Giải thích tại sao giao thông vận tải đường biển có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Bản? - Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các hải cảng. 0,25 - Quốc gia quần đảo nên giao thông vận tải đường biển thuận lợi nhất để 0,25 nhập nguyên nhiên liệu và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. 0,75 - Ngành công nghiệp chế tạo phát triển trong đó có ngành đóng tàu biển 0,25 nên phương tiện giao thông vận tải đường biển ở Nhật Bản rất hiện đại. Câu 5 a. Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị xuất khẩu, giá trị nhập khẩu và cán cân xuất nhập (2,0đ) khẩu của Hoa Kì giai đoạn 1990 - 2011. -Tính cán cân xuất nhập khẩu. (Đơn vị : tỉ USD) Năm 1990 1995 2005 2011 0,25 Cán cân -77,6 -382,1 -722,7 -568,1 1,0 - Vẽ biểu đồ cột nhóm, cán cân xuất nhập khẩu có giá trị âm (-) 0,75 - Yêu cầu: + Vẽ chính xác số liệu và khoảng cách các năm. + Có đầy đủ các yếu tố. b. Nhận xét tình hình xuất nhập khẩu, giải thích về cán cân xuất nhập khẩu của Hoa Kì trong giai đoạn trên. - Nhận xét: + Giá trị xuất khẩu, nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đều 0,25 tăng (dẫn chứng). 1,0 + Luôn nhập siêu (dẫn chứng). 0,25 - Giải thích: + Hoa Kì đông dân, mức sống cao nên nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng 0,25 rất lớn. + Nền kinh tế lớn nhất thế giới có nhu cầu nhập khẩu nguyên nhiên liệu 0,25 rất lớn. Hoa Kì đầu tư lớn ra nước ngoài, nhất là lĩnh vực dịch vụ, khai khoáng và thu lợi nhuận thông qua nhập khẩu. Lưu ý: Thí sinh diễn đạt bằng cách khác nhưng đúng nội dung vẫn cho điểm tối đa. .- Hết -