Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Nguyễn Trãi
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_truong_mon_hoa_hoc_lop_10_nam.doc
Nội dung text: Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường môn Hóa học Lớp 10 - Năm học 2009-2010 - Trường THCS Nguyễn Trãi
- Trường THPT Nguyễn TRãi Đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Năm học 2009 – 2010 Môn : Hoá học. Lớp 10 (Đề thi này có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Câu I. (5 điểm) 1. Lập phương trình hoá học các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron a. HBr + KMnO4 MnBr2+Br2 + KBr + H2O b. Fe3O4 + H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O c. As2S3 + HNO3 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + NO d. Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O e. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NnOm + H2O 2. Giải thích tại sao Flo và Clo đều thuộc nhóm VIIA nhưng Flo chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất còn Clo có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7. 3. Lấy ví dụ để minh họa cho nhận định sau : “Trong phản ứng oxi hóa – khử, axit có thể đóng vai trò là chất oxi hóa, chất khử, hoặc chỉ là môi trường cho phản ứng”. Câu II. (7 điểm) 1. Có 4 bình đựng các dung dịch HCl, BaCl2, Na2CO3, K2SO4 bị mất nhãn. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 dung dịch trên theo yêu cầu sau : a. Chỉ dùng thêm 1 dung dịch axit. b. Không dùng thêm hoá chất nào khác. 2. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 loãng sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3, để cân vẫn ở vị trí thăng bằng thì cần cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng bao nhiêu gam Al. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, và dung dịch axit còn dư sau các phản ứng. Câu III. (5 điểm) a. Nguyên tử nguyên tố A có mức năng lượng cao nhất là 5p5. Tỉ số giữa số hạt mang điện với hạt không mang điện là 1,43243. Xác định số hiệu nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố A. b. Nguyên tử của nguyên tố B có số nơtron kém số nơtron của A là 62. Khi cho 2,76g B tác dụng với lượng dư A thu được 18,00 gam sản phẩm (B chỉ có hóa trị 2). Hãy xác định số hiệu nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố B. c. Cho biết vị trí của A và B trong HTTH. Chất nào là kim loại, là phi kim . d. Cho đơn chất A tác dụng với kim loại M (vừa đủ) sau phản ứng thu được 8,04 g muối. Hoà tan muối vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 14,1g kết tủa. Xác định kim loại M, khối lượng đơn chất A đã phản ứng và khối lượng kim loại M đã phản ứng. Biết nguyên tử khối trùng với số khối. Câu IV. (3 điểm) Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất rắn. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu. Cho nguyên tử khối : H=1, Li=7, C=12, O=16, N=14, Ag =108, Br =80, P =31, Na=23, Al=27, Mg=24, Cu= 64, Cl=35,5, Fe=56, S=32, Ag=108, K=39, I=127, Zn=65, Ca=40, Ba=137. Hết Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm !
- Trường THPT Nguyễn TRãi Hướng dẫn chấm đề thi chọn học sinh giỏi cấp trường Năm học 2009 – 2010 Môn : Hoá học. Lớp 10 (Hướng dẫn chấm này có 03 trang) Câu I. (5 điểm) 1. Lập phương trình hoá học các phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron (2,5đ) Mỗi phương trình cân bằng đúng được 0,5 điểm a. HBr + KMnO4 MnBr2+Br2 + KBr + H2O b. Fe3O4 + H2SO4 Fe2(SO4)3+ SO2+ H2O c. As2S3 + HNO3 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + NO d. Fe + HNO3 Fe(NO3)3 + NxOy + H2O e. FexOy + HNO3 Fe(NO3)3 + NnOm + H2O 2. Giải thích tại sao Flo và Clo đều thuộc nhóm VIIA nhưng Flo chỉ có số oxi hóa -1 trong các hợp chất còn Clo có các số oxi hóa +1, +3, +5, +7. (1,0đ) - Do Flo không có phân lớp d trống, còn Clo có phân lớp 3d trống nên có khả năng bị kích thích electron sang phân lớp 3d. - Khi bị kích thích eletron sang phân lớp 3d chúng sẽ tạo ra các e độc thân tương ứng 1, 3, 5, 7 nên chúng có các số oxi hoá tương ứng +1, +3, +5, +7. 3. Lấy ví dụ để minh họa cho nhận định sau : “Trong phản ứng oxi hóa – khử, axit có thể đóng vai trò là chất oxi hóa, chất khử, hoặc chỉ là môi trường cho phản ứng”. (1,5đ) Mỗi VD đúng cho 0,5 điểm 4 HCl + MnO2 MnCl2 + Cl2 + 2 H2O Axit đóng vai trò chất khử. Fe + 4 HNO3 Fe(NO3)3 + NO + 2 H2O Axit đóng vai trò chất oxi hoá 10 FeSO4 + 8 H2SO4 + 2 KMnO4 5 Fe 2(SO4)3 + K2SO4 + 2 MnSO4 + 8 H2O Axit đóng vai trò chất tạo môi trường. Câu II. (7 điểm = 4,0 + 3,0) 1. Có 4 bình đựng các dung dịch HCl, BaCl2, Na2CO3, K2SO4 bị mất nhãn. Hãy trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 4 dung dịch trên theo yêu cầu sau : a. Chỉ dùng thêm 1 dung dịch axit. b. Không dùng thêm hoá chất nào khác. 2. Trên 2 đĩa cân để hai cốc đựng dung dịch HCl và H2SO4 loãng sao cho cân ở vị trí thăng bằng. Cho vào cốc đựng dung dịch HCl 25 gam CaCO3, để cân vẫn ở vị trí thăng bằng thì cần cho vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng bao nhiêu gam Al. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, và dung dịch axit còn dư sau các phản ứng. CaCO3 + 2 HCl CaCl2 + H2O + CO2 (1 ) 2 Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (2 ) Sau khi phản ứng kết thúc, cân vẫn ở vị trí cân bằng chứng tỏ độ tăng khối lượng ở cốc 1 bằng độ tăng khối lượng ở cốc 2 25 Theo đề bài ta có : n CaCO3 = = 0,25 mol 100 Theo (1) n CO2 = n CaCO3 = 0,25 mol m CO2 = 0,25 .44 = 11 g Vậy độ tăng khối lượng ở cốc 1 là : 25 – 11 = 14 gam Gọi khối lượng Al pư là a. Theo pthh (2) ta có : Cứ 54 gam Al pư thì có 6 gam H2 thoát ra làm cho khối lượng ở cốc 2 tăng 54-6 = 48 Vậy a gam Al pư làm cho khối lượng tăng 14 gam
- a = m Al = 14.54/48 = 15,75 g Câu III. (5 điểm) a. Nguyên tử nguyên tố A có mức năng lượng cao nhất là 5p5. Tỉ số giữa số hạt mang điện với hạt không mang điện là 1,43243. Xác định số hiệu nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố A. b. Nguyên tử của nguyên tố B có số nơtron kém số nơtron của A là 62. Khi cho 2,76g B tác dụng với lượng dư A thu được 18,00 gam sản phẩm (B chỉ có hóa trị 2). Hãy xác định số hiệu nguyên tử và khối lượng mol nguyên tử của nguyên tố B. c. Cho biết vị trí của A và B trong HTTH. Chất nào là kim loại, là phi kim . d. Cho đơn chất A tác dụng với kim loại M (vừa đủ) sau phản ứng thu được 8,04 g muối. Hoà tan muối vào nước rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 vừa đủ thu được 14,1g kết tủa. Xác định kim loại M, khối lượng đơn chất A đã phản ứng và khối lượng kim loại M đã phản ứng. Biết nguyên tử khối trùng với số khối. Câu IV. (3 điểm) Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất rắn. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.