Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có lời giải)

docx 6 trang Thu Mai 06/03/2023 3180
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có lời giải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_tot_nghiep_thpt_nam_2022_mon_ngu_van_de_1_co_loi_g.docx

Nội dung text: Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Ngữ văn - Đề 1 (Có lời giải)

  1. ĐỀ 1 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: (1)" Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác. Có rất nhiều cách để khiến cho người khác cảm thấy vui. Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến một cách bất ngờ cho một người quen của bạn, một bình hoa hải trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình, hay đơn giản hơn, chỉ cần một nụ cười thân thiện của bạn với đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở, Cũng có thể, những gì bạn làm cho người khác, tưởng chừng như đơn giản, lại chính là biểu hiện của 1 ứng xử văn hóa tốt đẹp, của một tinh thần vì cộng đồng: mang giúp hành lí nặng, nhường ghế trên xe buýt hay tham gia làm việc tình nguyện tại trại trẻ khuyết tật, (2) Chẳng có hành động nào trong số những hành động trên là tầm thường, nhỏ nhặt! Chính vì chúng quá đỗi bình thường nên chúng ta ít khi chịu để ý đến. Bạn cứ thử thực hành trong cuộc sống hàng ngày mà xem, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy hiệu quả tác động của chúng lên cuộc sống của bạn và của người khác kì diệu đến nhường nào. “Hạnh phúc như là nước hoa, ban không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình” (Bernard Shaw)”. (Trích “Hạnh phúc không khó tìm” - M.J.Ryan) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2. Tìm trong đoạn (1) những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc. Cân 3. Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Hạnh phúc như là nước hoa, bạn không thể vẩy lên người khác mà không làm vương vài giọt lên chính mình”. Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác”. II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm). Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
  2. Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi. (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88) Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. ĐÁP ÁN I- ĐỌC HIỂU Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận. Câu 2. Những hành động đơn giản làm nên hạnh phúc: - Một tấm thiệp xinh xắn được gửi đến bất ngờ cho một người bạn. - Một bình hoa hái trong vườn đặt lên bàn ăn của gia đình. - Một nụ cười thân thiện dành cho đồng nghiệp vào mỗi sáng đến công sở. Câu 3. BPTT: so sánh (so sánh hạnh phúc và nước hoa). Tác dụng: Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn, gợi hình gợi cảm. Đồng thời giúp người đọc hình dung rõ hơn về hạnh phúc. Hạnh phúc vốn mông lung trở nên rõ ràng hơn, nó như một thứ hương thơm ngọt ngào, dễ dàng lan tỏa, bám lấy tâm hồn mỗi người. Khi bạn làm cho người khác hạnh phúc thì bạn cũng sẽ nhận được niềm hạnh phúc như thế. Vì vậy, đừng ngần ngại lan tỏa yêu thương và hạnh phúc. Câu 4. Em đồng ý quan điểm của tác giả: “Không nhất thiết bạn phải tăng người khác những món quà đắt tiền hay quá nhiều thời gian hoặc công sức để đem lại niềm vui cho người khác”. Bởi vì mỗi người có cảm nhận về hạnh phúc khác nhau. Và hạnh phúc là một thứ cảm giác khi được yêu thương, quan tâm, thân thiết chứ không phải cảm giác về sự đủ đầy vật chất. Thế nên khi ta thực sự quan tâm, yêu thương một ai, thì dù là những hành động nhỏ bé, món quà đơn giản cũng khiến họ cảm thấy hạnh phúc. Bởi chính tiểu tiết mới tạo nên niềm vui lớn lao. II – LÀM VĂN
  3. Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn về ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn: 0,25 điểm 1. Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống. 2. Triển khai vấn đề nghị luận (1,0 điểm) a. Mở đoạn: Đối với mỗi cuộc đời con người, sự sẻ chia trong cuộc sống là điều vô cùng cần thiết. b. Thân đoạn - Giải thích: Sẻ chia là một dạng tình cảm xuất phát từ trái tim, sự đồng cảm, và tình yêu thương, được thể hiện khi ta biết quan tâm, lo lắng và giúp đỡ những người xung quanh. Nói cách khác, sẻ chia chính là cho đi mà không mong muốn được nhận lại. - Ý nghĩa của sự sẻ chia: + Biết sẻ chia chắc chắn sẽ giúp bạn phát triển các mối quan hệ xã hội, tạo nên sự gắn kết với những người xung quanh, từ đó không bao giờ cảm thấy cô đơn, lạnh lẽo. + Đồng thời khi ai đó gặp khó khăn, giúp được họ - dù chỉ một chút thôi – chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và thanh thản hơn rất nhiều. - Dẫn chứng: Trong thực tế, không khó để ta bắt gặp và cảm phục những con người mang trong mình đức tính này. Những tình nguyện viên mang trên mình màu áo xanh tình nguyện, các mạnh thường quân không quản ngại khó khăn đến với vùng bão lũ hay đơn giản hơn là một cậu bé biết dành tiền ăn sáng tặng cho người hành khất , đó đều là những bông hoa đẹp điểm tô cho vườn đời thêm rực rỡ. - Mở rộng vấn đề: Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết nhận lại chứ không biết cho đi. Họ chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình mà không quan tâm đến người khác muốn gì, nghĩ gì, cần giúp đỡ gì. - Bài học nhận thức và hành động: Đứng trước hiện tượng này, tất cả chúng ta cần học cách đồng cảm, sẻ chia với những người xung quanh từ những việc làm nhỏ nhất: gửi lời chào tới bố mẹ trước khi đi học, chúc người bạn cùng bàn một ngày tốt lành khi tới lớp Như vậy, chắc chắn cuộc sống ý nghĩa hơn rất nhiều. c. Kết đoạn: Đúng như một nhà văn Nga từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương của con người”. 4. Đảm bảo chính tả, ngữ pháp, dùng từ đặt câu: (0,25 điểm) 5. Sáng tạo: (0,25 điểm) Câu 2. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,25 điểm): Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25 điểm): Nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), tác phẩm Tây Tiến, đoạn trích nghị luận (0,25 điểm). - Tác giả: Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh, soạn nhạc . Nhưng trước hết, Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và hào hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.
  4. - - Tác phẩm: Tây Tiến là một đơn vị bộ đội thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Lào – Việt và đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào. Địa bàn đóng quân và hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa (Lào). Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên như Quang Dũng. Điều kiện chiến đấu cảu đoàn quân Tây Tiến gian khổ, thiếu thốn; bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ sống rất lạc quan và chiến đấu rất dũng cảm. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt ở Lào trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Cuối năm 1948, Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác. Rời xa đơn vị cũ chưa bao lâu, tại Phù Lưu Chanh, Quang Dũng đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”. Khi in lại, tác giả đổi tên bài thơ là “Tây Tiến”. Bài thơ đó được in trong tập “Mây đầu ô”. - Đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu của bài thơ diễn tả nỗi nhớ về những chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến. Qua đó bộc lộ hồn thơ lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng. Cảm nhận đoạn trích (2,5 điểm): - Về nội dung: + Bốn dòng thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà thơ mộng, trữ tình: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây Bắc: ++ Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúc khuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi trời” đã diễn tả thật đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây. ++ Hai chữ “ngửi trời” rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh nghịch. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời. ++ Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm. ++ Qua câu thứ tư, có thể hình dung một không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi, thấp thoáng những ngôi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi. Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ nhiều thanh trắc đầy những nét gân guốc, câu thứ tư toàn thanh bằng là một nét vẽ rất mềm mại. + Hai câu tiếp: Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà còn được khám phá ở cái chiều thời gian, luôn luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
  5. Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ, Những tên đất lạ “Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch”, những hình ảnh giàu giá trị tạo hình, làm nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng. + Hai câu tiếp: Hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân đầy gian nan, nguy hiểm; tuy vất vả, hy sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn: ++ Những cuộc hành quân gian khổ triền miên qua núi cao, vực sâu, rừng thiêng nước độc đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và không ít người đã ngã xuống trên con đường hành quân. Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng không hề bỏ qua sự khốc liệt ấy: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! ++Hình thức nói giảm nhắc đến người lính Tây Tiến với chết thầm lặng trên bước đường hành quân gian khổ, khắc sâu tính chất gian nan vô định của cuộc hành trình. - Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ gợi nhớ cuộc sống hình dị và tình người ấm áp của người dân miền Tây nơi người lính dừng chân: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi ++ Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối, trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần bên nhau trong những bữa ăn tỏa hương thơm lúa nếp ngày mùa. Tất cả tạo cảm giác êm dịu, ấm áp. ++ Lời thơ vừa trang nhã, vừa hùnh mạnh, hình ảnh nhẹ nhàng, nét bút mềm mại, giọng thơ tha thiết + Sơ kết: Đoạn thơ có hai hình ảnh đan cài: vùng đất xa xôi, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình; hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn. - Về nghệ thuật: +Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn + Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình (Trong thơ có hoạ). Có sự đan xen giữa hình ảnh dữ dội, khốc liệt và hình ảnh lãng mạn gợi vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây; + Giàu nhạc điệu: kết hợp đặc sắc âm điệu và vần điệu, phối thanh bằng – trắc, vần ơi ở hai dòng thơ đầu tạo âm hưởng đặc biệt tạo sự đa dạng trong giọng điệu thơ. + Biện pháp tu từ đặc sắc ++ Liệt kê: tên gọi các địa danh được chọn lựa và phối hợp, tạo hiệu ứng âm thanh như từng đợt “sóng” bồi đầy nỗi nhớ vào lòng người.
  6. ++ Câu cảm thán làm nỗi nhớ trở nên da diết hơn. ++Ngôn ngữ suy tưởng: “ mùa em thơm nếp xôi” tạo nên nhiều tầng nghĩa. Đánh giá nội dung, nghệ thuật (0,5 điểm): Có thể nói mười bốn câu thơ trên đây là một trong những đoạn trích hay nhất của bài thơ Tây Tiến. Đoạn thơ đã khắc hoạ bức tranh thiên nhiên hoành tráng, trên đó nổi bật hình ảnh chiến sĩ can trường và lạc quan đang dấn thân vào máu lửa. Đoạn thơ khép lại rồi mà dường như tinh thần Tây Tiến vẫn mãi ngân nga trong lòng ta. Nhận xét cảm hững lãng mạn: Bút pháp lãng mạn của QD trong đoạn thơ của Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong lối viết không hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo cao”, “vực sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi trời”, cùng những hình ảnh thơ mộng “nhà ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gầu gũi đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp xôi”, ngoài ra còn kết hợp với thể thơ thất ngôn trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh mẽ. QD sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc ngữ pháp và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa, chặt chẽ, tạo nên một Tây Tiến đầy cảm xúc. QD đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn lên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đầy những hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời lính phải trải qua. QD mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, không theo bất kì khuôn mẫu nào.Tác phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp thơ ca thời kháng chiến chống Pháp . d. Chính tả, ngữ pháp (0,25 điểm): Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu e. Sáng tạo: (0,25 điểm). Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.