Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử - Đề 2 (Có đáp án)

docx 6 trang Thu Mai 06/03/2023 3041
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử - Đề 2 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_on_thi_tot_nghiep_thpt_nam_2022_mon_lich_su_de_2_co_dap_a.docx

Nội dung text: Đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Lịch sử - Đề 2 (Có đáp án)

  1. ĐỀ 2 ĐỀ ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2022 BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN: LỊCH SỬ Thời gian: 50 phút Câu 1. Theo quyết định của hội nghị Ianta ( tháng 2 - 1945), nước nào sau đây cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ A. Nhật bản.B. Trung Quốc.C. Ấn Độ.D. Phần Lan. Câu 2. Lực lượng vũ trang được thành lập ở Việt Nam trong giai đoạn 1939-1945 là A. Đảng Cộng sản Việt Nam.B. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. C. Việt Nam Quốc dân Đảng.D. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Câu 3. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định chọn địa bàn nào là hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975? A. Tây Nguyên.B. Đông Nam Bộ.C. Tây Nam Bộ.D. Đà Nẵng. Câu 4. “Pháo đài bất khả xâm phạm” là niềm tự hào của Pháp - Mĩ khi nói về A. trung tâm lòng chảo Mường Thanh. B. cụm cứ điểm Luông Phabăng và Xênô. C. cụm cứ điểm đồi A1, Him Lam và Độc Lập. D. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Câu 5. Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền tảng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản là A. đa phương hóa quan hệ đối ngoại.B. liên minh chặt chẽ với Liên Xô. C. tìm cách trở lại các thuộc địa cũ. D. liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 6. Theo hiệp định Sơ bộ (6-3-1946), quân đội nước nào được ra miền Bắc Việt Nam thay quân Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật? A. Mĩ.B. Pháp.C. Anh.D. Liên Xô. Câu 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần II (2-1951) đã quyết định đổi tên Đảng thành A. Đảng Cộng sản Đông Dương.B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam.D. Đảng Lao động Đông Dương. Câu 8. Nội dung nào sau đây là biểu hiện sự phát triển khoa học - kĩ thuật của nước Mĩ (1991 - 2000)? A. Chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng. B. Phóng 4 con tàu “Thần Châu” bay vào không gian vũ trụ. C. Chiếm 1/3 số lượng bản quyền phát minh sáng chế của thế giới. D. Trở thành cường quốc sản xuất phần mềm duy nhất thế giới. Câu 9. Sau chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào A. chạy đua vũ trang. B. phát triển kinh tế. C. công nghiệp quốc phòng.D. chế tạo bom nguyên tử. Câu 10. Trong những năm (1965 – 1968), đế quốc Mĩ thực hiện chiến lược chiến tranh nào dưới đây ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ . B. Chiến tranh đặc biệt. C. Việt Nam hóa chiến tranh.D. Đông Dương hóa chiến tranh. Câu 11. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Cuba đấu tranh chống A. chế độ độc tài thân Mĩ. B. tư sản mại bản. C. chế độ thực dân cũ.D. liên minh tư sản, địa chủ. Câu 12. Người sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên là A. Trần Phú. B. Nguyễn Ái Quốc. C. Võ Nguyên Giáp. D. Nguyễn Văn Cừ. Câu 13. Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp được tiến hành khi Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) A. ở giai đoạn đầu. B. bước vào giai đoạn quyết liệt. C. bước vào giai đoạn sắp kết thúc. D. đã kết thúc. Câu 14. Có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ là chiến lược chiến tranh nào sau đây? A. “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh”. B. “ Chiến tranh đặc biệt”. C. “ Chiến tranh cục bộ”. D. “ Chiến tranh đơn phương”.
  2. Câu 15. Quốc gia đầu tiên ở Đông Bắc Á chinh phục vũ trụ thành công, đó là A. Hàn Quốc.B. Nhật Bản.C. Trung Quốc.D. Ấn Độ. Câu 16. Duy trì hòa bình và an ninh thế giới là mục tiêu trọng yếu của tổ chức nào sau đây? A. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). B. Liên hợp quốc (UN). C. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). D. Liên minh châu Âu (EU). Câu 17. Năm 1906, Phan Châu Trinh và nhóm sĩ phu tiến bộ ở Quảng Nam đã A. thành lập Hội Duy tân. B. mở cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì. C. thành lập Việt Nam Quang phục hội.D. tổ chức phong trào Đông du. Câu 18. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế là A. công nhân. B. dân tộc thiểu số. C. sĩ phu, văn thân.D. nông dân. Câu 19. Sự kiện nào đánh dấu bước ngoặt trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam? A. Cuộc biểu tình của nông dân huyện Hưng Nguyên. B. Các cuộc đấu tranh nhân ngày quốc tế lao động 1 - 5. C. Phong trào đấu tranh ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. D. Sự ra đời một số Xô viết ở các xã của huyện Hưng Nguyên. Câu 20. Nhân dân miền Nam Việt Nam sử dụng bạo lực cách mạng trong phong trào Đồng khởi (1959 - 1960) vì A. cách mạng miền Nam đã chuyển hẳn sang thế tiến công. B. mọi xung đột chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực. C. không thể tiếp tục đấu tranh bằng con đường hòa bình. D. lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đã phát triển. Câu 21. Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước nhằm A. phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. B. giải quyết tình trạng khủng hoảng kéo dài về chính trị. C. xóa bỏ hoàn toàn thành phần kinh tế quốc dân. D. phát triển kinh tế theo định hướng tư bản chủ nghĩa. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của xu thế toàn cầu hóa những năm 80 của thế kỉ XX? A. Trầm trọng thêm sự bất công xã hội. B. Chuyển biến cơ cấu kinh tế. C. Nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc. D. Sự ra đời của hai hệ thống xã hội đối lập nhau. Câu 23. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam thắng lợi đã A. làm thất bại kế hoạch Rơve. B. bảo toàn căn cứ địa Việt Bắc. C. mở rộng căn cứ địa Việt Bắc.D. làm thất bại kế hoạch Nava. Câu 24. Trong các nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau năm 1991, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? A. Cuộc chạy đua sức mạnh tổng hợp, trong đó có sức mạnh kinh tế là trụ cột. B. Sự vươn lên của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh sau khi giành độc lập. C. Sự phát triển hoặc diệt vong của các tổ chức khủng bố cực đoan. D. Sự phát triển của Liên hợp quốc và các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị trên hành tinh. Câu 25. Chiến thắng Bình Giã (1964) của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? A. Làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. B. Bước đầu làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản. D. Mở đầu cho phong trào đánh Mĩ ở miền Nam. Câu 26. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần A. thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. B. lôi kéo tay sai và binh lính trong quân đội Pháp đi theo cách mạng. C. thúc đẩy sự phân hóa của các tổ chức Tâm tâm xã. D. thúc đẩy sự phân hóa của tổ chức Việt Nam quốc dân Đảng.
  3. Câu 27. Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam? A. Mở đầu thời kì vận động giải phóng dân tộc. B. Bước đầu xây dựng được lực lượng cách mạng. C. Củng cố chính quyền cách mạng trong cả nước. D. Làm cho trận địa cách mạng được mở rộng. Câu 28. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có tác động đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930? A. Quốc tế Cộng sản được thành lập. B. Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp. C. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương. Câu 29. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây? A. Hình thức đấu tranh phong phú. B. Lực lượng tham gia đông đảo. C. Mục tiêu đấu tranh triệt để. D. Đấu tranh công khai, hợp pháp. Câu 30. Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ tiến hành đã đem lại cho các nước Tây Âu cơ hội A. trở thành đồng minh của Mĩ. B. phục hồi nền kinh tế. C. quay lại thuộc địa cũ.D. gia nhập khối NATO. Câu 31. Sự kiện nào sau đây đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản đã kết thúc vai trò với lịch sử dân tộc? A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại. C. Chính quyền Xô viết được thành lập. D. Trùm mộ phu Badanh bị ám sát. Câu 32. So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt nam có điểm mới nào sau đây? A. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh: công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp. B. Là cuộc diễn tập của Đảng và quần chúng cho tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945. C. Chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để giành chính quyền. D. Đoàn kết được công nhân và nông dân trong đấu tranh cách mạng. Câu 33. Vì sao từ ngày 12-3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”? A. Thực hiện các quyết định của Hội nghị Ianta. B. Mâu thuẫn Pháp - Nhật ngày càng sâu sắc. C. Đối tượng cách mạng thay đổi. D. Thời cơ tổng khởi nghĩa đã đến. Câu 34. “Bắc đàm, Nam đánh” là chủ trương của Đảng và Chính phủ giai đoạn nào? A. Chống ngoại xâm từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946. B. Chống thực dân Pháp những năm 1953 - 1954. C. Chống đế quốc Mĩ từ năm 1968 đến năm 1973. D. Chống thực dân Pháp từ ngày 19-12-1946 đến 7-5-1954. Câu 35. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về A. địa hình.B. đối tượng.C. mục tiêu.D. lãnh đạo. Câu 36. Kết quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) có điểm giống nhau cơ bản là A. thành lập được mặt trận dân tộc thống nhất. B. giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới. C. thành lập toà án nhân dân, xây dựng văn hóa mới. D. thành lập được chính quyền nhân dân ở một số nơi. Câu 37. Điểm khác biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX của quân dân ta là A. Đảng, Chính phủ đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân. B. ta phải đối diện với kẻ thù mới là thực dân Pháp. C. nhân dân ta phát huy cao độ tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. D. nhân dân ta phát huy cao độ tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Câu 38. Trong giai đoạn 1939 - 1945, chủ trương khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10 - 1930) được thể hiện qua việc A. thành lập chính phủ công nông binh. B. tập hợp lực lượng toàn dân tộc. C. xác định động lực cách mạng.D. sử dụng bạo lực cách mạng.
  4. Câu 39. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản những năm 1945 – 1946 để lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam bài học nào dưới đây? A. Giành thắng lợi từng phần. B. Xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân. C. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao. D. Giành và giữ chính quyền. Câu 40. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975) ở Việt Nam? A. Tách rời với mặt trận chính trị và mặt trận ngoại giao B. Chỉ tác động một chiều nên các mặt trận chính trị và kinh tế . C. Là mặt trận thứ yếu, sau các mặt trận chính trị và ngoại giao. D. Là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi về ngoại giao. ĐÁP ÁN 1. B 2. D 3. A 4. D 5. D 6. B 7. C 8. C 9. B 10. A 11. A 12. B 13. D 14. A 15. C 16. B 17. B 18. D 19. B 20. C 21. C 22. B 23. B 24. D 25. A 26. C 27. A 28. B 29. A 30. C 31. A 32. A 33. A 34. B 35. B 36. C 37. B 38. D 39. A 40. D Câu 1. Theo quyết định của hội nghị Ianta ( tháng 2 - 1945), nước nào sau đây cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ? Chọn đáp án B. Trung Quốc - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 5. Câu 14. Có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ là chiến lược chiến tranh nào sau đây? - Chọn đáp án A. “Việt Nam hoá chiến tranh”. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 180. - Khái niệm chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh ” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hoả lực, không quân, hậu cần Mĩ và vẫn do Mĩ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn. Câu 16. Chọn đáp án B. Liên hợp quốc Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 7. - Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là. Câu 20. “Qua phong trào Đồng Khởi, ý Đảng, lòng dân gặp nhau”. Sự kiện nào sau đây thể hiện “ý Đảng” theo nhận định của đại tướng Nguyễn Chí Thanh? - Chọn đáp án D. Nghị quyết 15 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng (tháng 01- 1959) - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 163 - 164. - Hiến chương nêu rõ mục đích của tổ chức Liên hợp quốc là. Câu 21. Trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước nhằm - Chọn đáp án A. phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 208-209. - Mục đích của Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước thể hiện trong đường lối đổi mới đề ra từ năm 1986 là phát huy quyền làm chủ kinh tế của nhân dân. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của xu thế toàn cầu hóa những năm 80 của thế kỉ XX? - Chọn đáp án D. Sự ra đời của hai hệ thống xã hội đối lập nhau. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 70. - Sự ra đời của hai hệ thống xã hội đối lập nhau là tác động từ Chiến tranh lạnh không phải là tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật nửa sau thế kỉ XX. Câu 23. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam thắng lợi đã - Chọn đáp án B. bảo toàn căn cứ địa Việt Bắc. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 133-134.
  5. - Việc thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc với kế hoạch Bôlae nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh nên thắng lợi của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 đã giúp ta bảo toàn căn cứ địa Việt Bắc. Câu 24. Trong các nhân tố tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau năm 1991, nhân tố nào đóng vai trò quan trọng nhất? - Chọn đáp án A. Cuộc chạy đua sức mạnh tổng hợp, trong đó có sức mạnh kinh tế là trụ cột. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 73-74. - Nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất tác động đến sự hình thành trật tự thế giới mới sau năm 1991 – trất tự thế giới đa cực đó là sức mạnh tổng hợp, trong đó có sức mạnh kinh tế là trụ cột. Câu 25. Chiến thắng Bình Giã (1964) của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam có ý nghĩa như thế nào? - Chọn đáp án C. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 172. - Chiến thắng Bình Giã (1964) của quân dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở miền Nam Việt Nam đã làm cho chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cơ bản bị phá sản. Câu 26. Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã góp phần - Chọn đáp án A. thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 86-87. - Chủ trương “vô sản hóa” của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã thúc đẩy sự phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên: thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng (tháng 6-1929) và An Nam Cộng sản đảng (tháng 8-1929). Câu 27. Nhận xét nào sau đây là đúng về ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam? - Chọn đáp án D. Làm cho trận địa cách mạng được mở rộng. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 112-113. - Cao trào diễn ra khắp cả nước, một số địa phương đã lập được chính quyền cách mạng nên một trong những ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến giữa tháng 8 năm 1945) ở Việt Nam là làm cho trận địa cách mạng được mở rộng. Câu 28. Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có tác động đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919 - 1930? - Chọn đáp án A. Quốc tế Cộng sản được thành lập. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 76. - Thời kì 1919 – 1930, Quốc tế Cộng sản được thành lập đã tác động đến cách mạng Việt Nam. Câu 29. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam không có đặc điểm nào sau đây? - Chọn đáp án C. Mục tiêu đấu tranh triệt để. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 99-102. - Mục tiêu đấu tranh của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là chống phát xít, chống chiến tranh, chống phản động thuộc địa đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình. Như vậy mục tiêu đấu tranh không triệt để vì chưa nhằm vào kẻ thù của cách mạng là cả đế quốc và phong kiến. Câu 30. Cuộc chiến tranh lạnh do Mĩ tiến hành đã đem lại cho các nước Tây Âu cơ hội - Chọn đáp án B. phục hồi nền kinh tế. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 47. - Để thực hiện Chiến tranh lạnh Mĩ đã thực hiện Kế hoạch Mácsan, với sự viện trợ có điều kiện của Mĩ cho các nước tư bản Tây Âu giúp nền kinh tế các nước này cơ bản ổn định và phục hồi. Câu 31. Sự kiện nào sau đây đánh dấu khuynh hướng dân chủ tư sản đã kết thúc vai trò với lịch sử dân tộc? - Chọn đáp án B. Khởi nghĩa Yên Bái thất bại. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 86. - Khởi nghĩa Yên Bái thất bại đã chấm dứt vai trò của Việt Nam Quốc dân đảng với tư cách là một chính đảng cách mạng trong phong trào dân tộc. Câu 32. So với phong trào cách mạng 1930 - 1931, phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt nam có điểm mới đó là: - Chọn đáp án B. Kết hợp nhiều hình thức đấu tranh: công khai, bí mật, hợp pháp, bất hợp pháp. Câu 33. Vì sao từ ngày 12-3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”? - Chọn đáp án C. Đối tượng cách mạng thay đổi. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 112.
  6. - Sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương (9-3-1945) kẻ thù của cách mạng Việt Nam không còn là Pháp – Nhật mà chỉ còn Nhật do vậy đối tượng cách mạng thay đổi nên từ ngày 12-3-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”. Câu 34. “Bắc đàm, Nam đánh” là chủ trương của Đảng và Chính phủ giai đoạn nào? - Chọn đáp án A. Chống ngoại xâm từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 125-127. - “Bắc đàm, Nam đánh”: Bắc hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc; Nam kháng chiến chống Pháp là chủ trương của Đảng và Chính phủ giai đoạn từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946. Câu 35. Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về - Chọn đáp án C. mục tiêu. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 133-134, 136-138. - Điểm khác nhau giữa chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 với chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 của quân dân Việt Nam là về mục tiêu của chiến dịch, chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950 với mục tiêu khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới, chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 không có mục tiêu đó. Câu 36. Kết quả của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) có điểm giống nhau cơ bản là - Chọn đáp án D. thành lập được chính quyền nhân dân ở một số nơi. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 93 - 94, 164. - Kết quả của phong trào cách mạng 1930 – 1931 thành lập được”Xô viết” ở một số địa phương của Nghệ An và Hà Tĩnh; Kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) thành lập được Ủy ban nhân dân tự quản ở một số nơi. Câu 37. Điểm khác biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX của quân dân ta là - Chọn đáp án A. Đảng, Chính phủ đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 130-131; SGK Lịch sử lớp 11, Nxb Giáo dục, HN năm 2006, trang 108-109. - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 – 1954) Đảng, Chính phủ đã phát động cuộc chiến tranh nhân dân thể hiện qua Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng; Hội nghị bất thường Ban Thường vụ TƯ Đảng họp mở rộng quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn không phát động cuộc chiến tranh nhân dân. Câu 38. Trong giai đoạn 1939 - 1945, chủ trương khắc phục hạn chế của Luận cương chính trị (10 - 1930) được thể hiện qua việc - Chọn đáp án B. tập hợp lực lượng toàn dân tộc. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 94-95, 104-105, 108-109. - Một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10 - 1930) là đánh giá không đúng khả năng CM của TTS, TSDT, trung – tiểu địa chủ -> không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân tộc. Qua Hội nghị TƯ Đảng VI (11-1939) thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương và Hội nghị TƯ Đảng VIII (5-1941) thành lập Mặt trận Việt Minh đều thực hiện việc tập hợp lực lượng toàn dân tộc. Câu 39. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản những năm 1945 – 1946 để lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam bài học nào dưới đây? - Chọn đáp án D. Giành và giữ chính quyền. - SGK Lịch sử lớp 12, Nxb Giáo dục, HN năm 2009, trang 94-95, 104-105, 108-109. - Cách mạng tháng Tám năm 1945 để lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam bài học về việc giành chính quyền; công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản những năm 1945 – 1946 để lại cho lịch sử dân tộc Việt Nam bài học về giữ chính quyền. Câu 40. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của mặt trận quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước ( 1954-1975) ở Việt Nam? - Chọn đáp án D. Là điều kiện tiên quyết để giành thắng lợi về ngoại giao.