Đề ôn tập môn Tiếng Việt giữa kì I (Có đáp án)

doc 6 trang Kiều Nga 05/07/2023 1520
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập môn Tiếng Việt giữa kì I (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_tap_mon_tieng_viet_giua_ki_i_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề ôn tập môn Tiếng Việt giữa kì I (Có đáp án)

  1. TÊN: LỚP: . ĐỀ ÔN TIẾNG VIỆT GK1 ĐỀ 1 I – Đọc thầm bài: I. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt Đọc thầm và làm bài tập Người tù binh da đen Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới: - Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không? Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi: - Anh có con chưa? - Có rồi, hai con gái. - Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không? Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu: - Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn. - Tên chúng nó là gì? Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi: - Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp? Người tù binh ngồi ngây ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma- Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt đi lính. Người em bỏ trốn vào rừng Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình. Theo Nguyễn Đình Thi Dựa vào nội dung bài đọc, hãy viết chữ cái đặt trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi sau đây vào bài kiểm tra: Câu 1(0,5 đ). Người tù binh da đen là người nước nào? A. Mĩ B. Ma-Rốc C. Pháp D. Anh D. Anh Câu 2(0,5 đ). Người tù binh da đen có mấy người con? A. 1 người con B. 2 người con C. 3 người con D. không có con Câu 3(0,5đ). Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì? A. Gia đình B. Cuộc sống trong những ngày đi lính cho Pháp. C. Tâm trạng khi bị bắt, con cái, lí do đi lính cho Pháp. D. Lí do đi lính cho Pháp.
  2. Câu 4(0,5 đ). Vì sao người tù binh da đen lại đi lính cho Pháp? A. Bản thân muốn chinh phục, khám phá đất nước Việt Nam. B. Bị Pháp bắt đi lính. C. Kiếm tiền nuôi gia đình. D. Vì tự nguyện. Câu 5(1,0 đ). Vì sao sau khi nói chuyện với các chiến sĩ Việt Nam, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ? A. Cảm động trước sự tôn trọng, cảm thông, gần gũi của các chiến sĩ Việt Nam. B. Hoang mang khi nghĩ về những đứa con của mình. C. Sợ các chiến sĩ Việt Nam. D. Các chiến sĩ Việt Nam cảm thông cho a tù binh. Câu 6(1,0đ). Được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, em sẽ làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của biết bao anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống vì độc lập, tự do cho dân tộc? -Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để trở thành người tài giỏi góp phần xây dựng đất nước. Vâng lời ông bà, bố mẹ, thầy cô. - Luôn biết ơn, tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Câu 7(0,5 đ). Từ đồng nghĩa với từ “ rụt rè” là: A. rề rà B. rối ren C. nhút nhát D. năng động Câu 8(0,5 đ). Từ trái nghĩa với từ “ chiến tranh” là: A. xung đột B. hòa bình C. mâu thuẫn D. gây gổ Câu 9(1,0 đ). Từ “cầm” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? A. Lần này, vị tướng lại cầm binh ra trận. B. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ. C. Chứng kiến hoàn cảnh cậu bé, tôi không cầm được nước mắt. D. Đội bạn cầm chắc phần thắng trong tay. Câu 10(1,0đ). Đặt 2 câu với từ “xuân” ; 1 câu từ “xuân” có nghĩa gốc; 1 câu từ “xuân” mang nghĩa chuyển: a. Nghĩa gốc : Em rất thích mùa xuân. b. Nghĩa chuyển: Ông ngoại em đã hơn 70 xuân nhưng vẫn rất khỏe mạnh.
  3. ĐỀ 2 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: Chú lừa thông minh Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên, nhưng mấy tiếng đồng hồ trôi qua mà vẫn không được, lừa ta vẫn kêu be be thảm thương dưới giếng. Cuối cùng, bác nông dân quyết định bỏ mặc lừa dưới giếng, bởi bác cho rằng nó cũng đã già, không đáng phải tốn công, tốn sức nghĩ cách cứu, hơn nữa còn phải lấp cái giếng này đi. Thế là, bác ta gọi hàng xóm tới cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống lừa, tránh cho nó khỏi bị đau khổ dai dẳng. Khi thấy đất rơi xuống giếng, lừa bắt đầu hiểu ra kết cục của mình. Nó bắt đầu kêu gào thảm thiết. Nhưng chỉ mấy phút sau, không ai nghe thấy lừa kêu la nữa. Bác nông dân rất tò mò, thò cổ xuống xem và thực sự ngạc nhiên bởi cảnh tượng trước mắt. Bác ta thấy lừa dồn đất sang một bên, còn mình thì tránh ở một bên. Cứ như vậy, mô đất ngày càng cao, còn lừa ngày càng lên gần miệng giếng hơn. Cuối cùng, nó nhảy ra khỏi giếng và chạy đi trước ánh mắt kinh ngạc của mọi người. (Theo Bộ sách EQ- trí tuệ cảm xúc) Em hãy khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi dưới đây: Câu 1: Ban đầu, khi thấy chú lừa bị sa xuống giếng, bác nông dân đã làm gì? a. Bác để mặc nó kêu be be thảm thương dưới giếng. b. Bác đến bên giếng nhìn nó. c. Bác ta tìm mọi cách để cứu nó lên. Câu 2: Khi không cứu được chú lừa, bác nông dân gọi hàng xóm đến để làm gì? a. Nhờ hàng xóm cùng cứu giúp chú lừa. b. Nhờ hàng xóm cùng xúc đất lấp giếng, chôn sống chú lừa. c. Cùng với hàng xóm đứng nhìn chú lừa sắp chết. Câu 3: Khi thấy đất rơi xuống giếng, chú lừa đã làm gì? a. Lừa đứng yên và chờ chết. b. Lừa cố hết sức nhảy ra khỏi giếng. c. Lừa dồn đất sang một bên còn mình thì đứng sang một bên.
  4. Câu 4: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về tính cách của lừa ? a. Nhút nhát, sợ chết. b. Bình tĩnh, thông minh. c. Nóng vội, dũng cảm. Câu 5: Em hãy đóng vai chú lừa trong câu chuyện để nói một câu khuyên mọi người sau khi chú thoát chết: Mọi việc đều có cách để giải quyết vì thế nên tôi khuyên mọi người hãy giữ bình tĩnh và tìm cách giải quyết sao cho phù hợp. Câu 6: Tìm từ trái nghĩa với từ chiến tranh và đặt câu với từ vừa tìm được: Từ trái nghĩa: hòa bình Đặt câu: Em rất yêu hòa bình. Câu 7: Tìm 1 từ đồng nghĩa có thể thay thế từ “ sa “ trong câu: “Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” Đó là từ: ngã , rơi, té, Câu 8: Tiếng lừa trong các từ con lừa và lừa gạt là từ: a. Đồng âm b. Đồng nghĩa c. Nhiều nghĩa Câu 9: Em xác định từ được in đậm dưới đây mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển: - Con ngựa này chạy rất nhanh. ( nghĩa gốc) - Con bị bệnh bố phải lo chạy thầy , chạy thuốc. ( nghĩa chuyển ) Câu 10: Xác định thành phần cấu tạo trong câu:“Một hôm, con lừa của bác nông dân nọ chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn.” - Trạng ngữ: Một hôm - Chủ ngữ: Con lừa của bác nông dân nọ - Vị ngữ: chẳng may bị sa xuống một chiếc giếng cạn
  5. ĐỀ 3 Đọc bài sau và trả lời câu hỏi: ĐÔI CÁNH THIÊN THẦN Ngày xưa, một cậu bé luôn mặc cảm tự ti vì trên lưng cậu có hai vết sẹo rất rõ do cậu bị bệnh bẩm sinh và phải trải qua cuộc phẫu thuật rất vất vả. Cậu bé luôn cảm thấy xấu hổ và rất sợ bị bạn bè phát hiện. Vào giờ thể dục, cậu bé trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo. Thời gian dài trôi qua, rồi cái gì cũng phải đến. “Ôi, gớm quá!”, “A, quái vật”. Cậu bé vừa khóc vừa chạy vào trong lớp, trốn tránh tất cả. Đến giờ thể dục ngày hôm sau, các bạn nhỏ khác lại ngây thơ thốt lên những lời vô tâm. Ngay lúc ấy, cô giáo vô tình đi ngang, các bạn nhỏ vây quanh lấy cô và nói về viết sẹo. Cô giáo tiến gần đến cậu bé, đặt nhẹ tay lên bờ vai gầy nhỏ ấy, mỉm cười nói: - Cô sẽ kể cho các con nghe một câu chuyện. Ngày xưa, các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây. Tất nhiên có thiên thần nhanh nhẹn đã kịp tháo gỡ đôi cánh của mình nhưng có thiên thần hơi chậm, không kịp tháo hết đôi cánh của mình và để lại hai bé sẹo như thế này. - Vậy đó là cánh của thiên thần hả cô? - Đúng rồi đó các con ạ!- Cô giáo mỉm cười. Năm tháng dần trôi người bạn nhỏ của chúng ta đã lớn hơn nhiều,cậu vẫn thầm cảm ơn cô giáo đã đem lại cho cậu một điểm tin mới. Lên cấp ba, cậu mạnh dạn tham gia giải bơi lội cấp thành phố và đạt ngôi á quân. Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1: (0.5đ) Vì sao cậu bé luôn xấu hổ khi đi học? A. Vì cậu bị bệnh bẩm sinh. B. Vì cậu có hai vết sẹo do phẫu thuật. C. Vì cậu nhút nhát. Câu 2: (0.5đ) Các bạn của cậu bé đã làm gì khi thấy hai vết sẹo của cậu bé? A. Hỏi vì sao cậu có hai vết sẹo. B. Sờ tay vào hai vết sẹo. C. Trêu chọc, gọi cậu là quái vật. Câu 3: (0.5đ) Cô giáo đã giải thích như thế nào về vết sẹo của cậu bé? A. Đó là hai vết sẹo do bạn nhỏ bị mổ. B. Đó là hai vết còn lại của đôi cánh thiên thần. C. Đó là hai vết sẹo do cậu bé chơi vô ý bị ngã. Câu 4: (0.5đ) Cô giáo kể cho cả lớp nghe câu chuyện về đôi cánh thiên thần nhằm mục đích gì? A. Để đem lại niềm tin cho cậu bé. B. Để các bạn không trêu chọc cậu bé nữa. C. Cả 2 ý trên đều đúng. Câu 5: (1đ) Cô giáo trong câu chuyện là người như thế nào? Cô giáo là người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ nỗi đau của người khác. Cô rất yêu thương học sinh. Câu 6: (1đ) Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “tặng” trong bài Cho, biếu, dâng, dâng hiến, trao Câu 7: (1đ) Đặt một câu có từ nhiều nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Bởi cậu tin rằng vết sẹo trên lưng chính là món quà cô giáo năm xưa dành tặng với tất cả sự yêu thương.”
  6. Ở lưng đồi có thật nhiều bông hoa đẹp. Lưng quần em bị rộng. Em nhờ mẹ may lại giúp em cái lưng quần. Bạn Nam đã leo tới lưng núi. Có một con suối nhỏ ở sau lưng núi. Câu 8: (0.5đ) Trong các từ dưới đây từ nào chỉ từ trái nghĩa với từ “tự ti” A. Nhút nhát B. Tự tin C. Mặc cảm D. Sôi động Câu 9:(0.5đ)Từ “bay” trong câu nào chứa từ đồng âm với từ “bay” trong câu văn sau: “Ngày xưa các thiên thần trên trời đã bay xuống và biến thành các bạn nhỏ như chúng ta đây”. A. Chuyến bay của tôi bắt đầu khởi hành. B. Bác thợ xây đang dùng chiếc bay để xây nhà. C. Những chú chim đang bay lượn trên bầu trời. Câu 10: (1đ) Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau: “Vào giờ thể dục,/ cậu bé/ trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo” Trạng ngữ: Vào giờ thể dục Chủ ngữ: Cậu bé Vị ngữ: trốn vào một góc sân, nhanh chóng thay áo để mọi người không nhìn thấy vết sẹo