Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Đề số 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

docx 2 trang nhatle22 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Đề số 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_ngu_van_6_de_so_6_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra Ngữ Văn 6 - Đề số 6 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA MÔN NGỮ VĂN 8 TỔ: XÃ HỘI NĂM HỌC: 2019 – 2020 TIẾT: 43 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ SỐ 6 Ngày kiểm tra: /10/2019 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách ghi lại ra giấy kiểm tra chữ cái in hoa đầu đáp án đúng: Câu 1. Tác giả của đoạn trích “Cô bé bán diêm” là ai? A. O Hen-ri C. Xéc-van-tét B. An-đéc-xen D. Ai-ma-tốp Câu 2. Tác giả Xéc-van-tét là người nước nào? A. Đan Mạch C. Mỹ B. Tây ban Nha D. Cư-rơ-gư-xtan Câu 3. Trong những văn bản em đã học dưới đây, văn bản nào sau đây thuộc thể loại truyện ngắn? A. “Chiếc lá cuối cùng” C. “Đánh nhau với cối xay gió” B. “Trong lòng mẹ” D. “Hai cây phong” Câu 4. Đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” được kể bằng lời của ai? A. Cụ Bơ-men C. Giôn-xi B. Xiu D. O.Hen-ri Câu 5. Ngôi kể của văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” không giống ngôi kể của văn bản nào dưới đây? A. “Hai cây phong” C. “Chiếc lá cuối cùng” B. “Cô bé bán diêm” D. “Ông lão đánh cá và con cá vàng” Câu 6: Văn bản “Hai cây phong” có xuất xứ từ đâu? A. Tác phẩm “Đôn Ki-hô-tê” C. Tác phẩm “Tắt đèn” B. Tác phẩm “Người thầy đầu tiên” D. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” Câu 7. Nhận định nào sau đây nói không đúng về nội dung của truyện “Cô bé bán diêm”? A. Kể về số phận bất hạnh của em bé nghèo phải C. Gián tiếp tố cáo một xã hội lạnh lùng, đi bán diêm trong đêm giao thừa. thiếu tình thương. B. Thể hiện lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn D. Kể lại quá trình em đi bán diêm trong với những con người nghèo khổ. đêm giao thừa. Câu 8. Ý kiến nào nói đúng nhất về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích “Đánh nhau với cối xay gió”? A. Nhân hoá. C. Tương phản B. So sánh. D. Ẩn dụ. II. PHẦN TỰ LUẬN (8 điểm) Cho kĩ đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: “Ngày hôm đó trôi qua và ngay cả trong ánh hoàng hôn, họ vẫn có thể trông thấy chiếc lá thường xuân đơn độc níu vào cái cuống của nó trên tường.” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8, Tập một, trang 88) Câu 1: (2 điểm) “Họ” được nhắc đến trong đoạn văn là ai? Họ làm công việc gì? Câu 2: (2 điểm) Bằng hiểu biết về văn bản em vừa nêu, giải thích vì sao hình ảnh “chiếc lá ” trong đoạn văn trên được coi là “kiệt tác”? Câu 3: (4 điểm) Viết đoạn văn từ 10 - 12 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật cụ Bơ – men trong đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng” (O.Hen - ri). Trong đoạn có sử dụng và gạch chân một trợ từ, một thán từ.
  2. HƯỚNG DẪN CHẤM (ĐỀ 6) I. Phần trắc nghiệm (2 điểm). Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm 1. B 3. A 5. A 7. D 2. B 4. D 6. B 8. C II. Phần tự luận. Câu 1: “Họ” là Giôn-xi và “Xiu” (1đ), họ là những hoạ sĩ nghèo (1đ) Câu 2: Chiếc lá được coi là một kiệt tác + Nó được vẽ giống như thật (0,5 đ) + Nó được vẽ trong một hoàn cảnh đặc biệt (0,5 đ) + Nó được vẽ bằng tình yêu thương và sự hi sinh cao cả (0,5 đ) + Nó cứu sống được Giôn – xi (0,5 đ) Câu 3 (4 điểm): * Về hình thức: (1,5 đ): - Đúng hình thức đoạn văn, đảm bảo số lượng câu. Đúng kiểu bài phát biểu cảm nghĩ. (0,25 đ). - Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi, từ ngữ trong sáng. (0,25 đ). - Có sử dụng và gạch chân 1 trợ từ và 1 thán từ (1 đ). * Về nội dung: (2,5 điểm): + Giới thiệu về hoàn cảnh của cụ Bơ – men (0,5 đ) + Là con người hết lòng vì nghệ thuật (0,5 đ) + Là con người giàu lòng yêu thương và đức hi sinh (1 đ) + Nghệ thuật :Đảo ngược tình huống hai lần, cách khắc họa nhân vật . (0,5 đ) * Duyệt đề Ban giám hiệu Nhóm trưởng Người ra đề Hoàng Thị Tuyết Tô Thị Kim Thoa Dương Thị Hồng Nhung