Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thị Định
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thị Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mot_tiet_mon_lich_su_lop_8_nam_hoc_2018_2019_tru.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra một tiết môn Lịch sử Lớp 8 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Nguyễn Thị Định
- UBND QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ NĂM HỌC 2018-2019 NGUYỄN THỊ ĐỊNH MA TRẬN MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Ngày soạn: 4/11/2018 Ngày kiểm tra: 7/11/2018 Hình thức: 30% TNKQ, 70% TL Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cấp độ cao Chủ đề thấp Bài 8: Sự Nêu được một Vai trò của kĩ phát triển của số thành tựu về thuật và khoa kĩ thuật, khoa kĩ thuật. học đối với sự học, văn học phát triển của và nghệ thuật lịch sử xã hội thế kỉ XVIII- loài người. XIX Số câu: 3 Số câu: 1 (TL) Số câu: 2 Số điểm: 2,6 (TNKQ) Số điểm: 2 Số điểm: 0,5 Bài 9: Ấn Độ Biết được các thế kỉ XVIII – phong trào đấu đầu thế kỉ XX tranh tiêu biểu của nhân dân Ấn Độ. Số câu: Số câu: 2 Số điểm: 0,6 (TNKQ) Số điểm: 0,5 Bài 10: Trung Biết được tình Nhận xét về Quốc giữa thế hình Trung tính chất, ý kỉ XIX – đầu Quốc trước khi nghĩa của thế kỉ XX bị thực dân cuộc cách chia xẻ. mạng Tân Hợi 1911. 1
- Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1 Số điểm: (TNKQ) (TL) Số điểm: 0,5 Số điểm: 2 Bài 11: Các Biết được các nước Đông phong trào đấu Nam Á cuối tranh tiêu biểu ở thế kỉ XIX – Đông Nam Á. đầu thế kỉ XX Số câu: Số câu:1(TNKQ) Số điểm: Số điểm: 1 Bài 12: Nhật Biết được một Nước Nhật sau cuộc Bản giữa thế số nội dung cơ Duy Tân Minh Trị. kỉ XIX – đầu bản của cuộc Rút ra được bài học thế kỉ XX Duy Tân Minh gì cho bản thân. Trị. Số câu: Số câu: 2 Số câu: 1(TL) Số điểm: (TNKQ) Số điểm: 3 Số điểm: 0,5 Tổng số câu: Số câu: 7 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Tổng số điểm: Số điểm: 4 Số điểm: 1 Số điểm: 2 Số điểm: 3 Tỉ lệ % 40% 10% 20% 30% 2
- UBND QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ NĂM HỌC 2018-2019 NGUYỄN THỊ ĐỊNH MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) (Học sinh làm bài trên giấy thi, nếu có) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Câu 1: Chọn câu trả lời đúng nhất (2,0 điểm) 1. Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì? A. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển. B. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí. C. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển. D. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển. 2. Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên là gì? A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh. B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật. C. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lí của thần học. D. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này, thúc đẩy sản xuất và kĩ thuật phát triển. 3. Cuộc khởi nghĩa của binh lính Xi - pay (Ấn Độ) diễn ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1857 đến năm 1858 B. Từ năm 1858 đến năm 1859 C. Từ năm 1857 đến năm 1859 D. Từ năm 1856 đến năm 1858 4. Đảng Quốc Đại là đảng của giai cấp nào? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp vô sản C. Giai cấp phong kiến D. Giai cấp nông dân 5. Tại sao không phải một nước mà nhiều nước đế quốc cùng xâu xé, xâm lược Trung Quốc? A. Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp. B. Vì Trung Quốc đất rộng, người đông. C. Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh. D. Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh. 6. Mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc thực dân Anh đã làm gì ? A. Khuất phục triều đình Mãn Thanh 3
- B. Tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện C. Tiến hàng chiến tranh với các nước đế quốc Âu, Mĩ, Nhật Bản D. Cấu kết với các đế quốc khác để xâu xé Trung Quốc 7. Trong cải cách giáo dục, nội dung nào được tăng cường trong chương trình giảng dạy ở Nhật Bản? A. Nội dung về giáo lí của các tôn giáo B. Nội dung về pháp luật C. Nội dung về công nghiệp hóa và hiện đại hóa D. Nội dung về khoa học kĩ thuật 8. Để đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện nhiều cải cách tiến bộ trên những lĩnh vực nào? A. Kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, quân sự B. Kinh tế, chính trị, xã hội C. Kinh tế, chính trị, văn hóa D. Văn hóa, giáo dục, quân sự Câu 2: Nối thời gian ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B (1,0 điểm) Cột A Cột B 1. Năm 1863-1866 A. Pha-ca-đuốc lãnh đạo nhân dân Xa-van-na-khét tiến hành đấu tranh vũ trang. 2. Năm 1896-1898 B. Các tổ chức công đoàn ở In-đô-nê-xi-a được thành lập. 3. Năm 1884 -1913 C. Cách mạng bùng nổ, nước Cộng hòa Phi-líp-pin ra đời nhưng sau đó bị đế quốc Mĩ thôn tính. 4. Năm 1905 D. Khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo. E. Phong trào nông dân Yên Thế II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1: Nêu những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật trong các thế kỉ XVIII – XIX. (2 điểm) Câu 2: Nhận xét tính chất và ý nghĩa cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911? (2 điểm) Câu 3: Tình hình Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị. Qua cuộc Duy Tân Minh Trị em rút ra được bài học gì cho bản thân? (3 điểm) Hết 4
- UBND QUẬN CẨM LỆ KIỂM TRA 1 TIẾT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SƠ NĂM HỌC 2018-2019 NGUYỄN THỊ ĐỊNH BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 I. TRẮC Nội dung Điểm NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: 1 2 3 4 5 6 7 8 2 điểm B D C A B B D A (Trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm) Câu 2: 1 2 3 4 1 điểm D C E B (Trả lời đúng mỗi câu 0,25 điểm) II. TỰ Nội dung (7,0 điểm) LUẬN Câu 1 - Công nghiệp: Kĩ thuật luyện kim, sản xuất gang, sắt 0,5 điểm (2 điểm) thép, .đặc biệt là sự ra đời của động cơ hơi nước. - Giao thông vận tải tiến bộ nhanh chóng. Năm 1807, 0,5 điểm một kĩ sư người Mĩ là Phơn-tơn chế tạo tàu thủy chạy bằng hơi nước. Năm 1802, đầu máy xe lửa xuất hiện ở Anh. Máy điện tín được phát minh ở Nga và Mĩ. - Nông nghiệp: Sử dụng phân bón hóa học, máy kéo, 0,5 điểm máy đập, máy gặt đập. - Quân sự: Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, 0,5 điểm súng trường, chiến hạm, ngư lôi, khí cầu. Câu 2 - CM Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, đã lật 1 điểm (2 điểm) đổ chế độ phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho nề kinh tế tư bản phát triển. - CMTS còn nhiều hạn chế. Đây là cuộc CMTS không 1 điểm triệt để vì nó không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc và không tích cực chống phong kiến. 5
- Câu 3 - Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX Nhật Bản trở thành 1 điểm (3 điểm) một nước tư bản công nghiệp. Giữ được độc lập và trở thành một đế quốc hùng mạnh ở châu Á. - Nêu được bài học: Dám thay đổi, luôn tìm tòi cái mới, 1 điểm tiếp thu có chọn lọc, vai trò của giáo dục, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công cuộc xây dựng đất nước, - Đưa ra được lập luận hợp lí với luận điểm đưa ra, ví dụ cụ thể. 1 điểm 6