Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

doc 11 trang nhatle22 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2020_2021_truo.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toản

  1. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 28: KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 8 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Phương án kiểm tra: Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ; 70% TL) I. Trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình: Tỉ lệ thực dạy Trọng số Nội dung Tổng số Lí LT VD LT VD tiết thuyết (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) (Cấp độ 1, 2) (Cấp độ 3, 4) 1. Công suất 1 1 0,7 0,3 7,0 3,0 2. Cơ năng 2 1 1,4 0,6 14,0 6,0 3. Cấu tạo của các chất 7 6 4,2 2,8 42,0 28,0 Tổng 10 8 6,3 3,7 63,0 37,0 II. Bảng tính số câu hỏi và điểm: Trọng Số lượng câu Cấp độ Nội dung Điểm số Tổng số TNKQ TL 1. Công suất 1 câu 0,5 câu 7,0 1,5 1,0 (0,25 điểm) (0,75 điểm) 2. Cơ năng 2 câu 0.5 câu Cấp độ 1,2 14,0 2,5 1,5 (0,5 điểm) (1,0 điểm) 3. Cấu tạo 6 câu 0,5 câu 42,0 6,5 4,0 của các chất (1,5) (2,5 điểm) 1. Công suất 0,5 câu 3,0 0,5 0 (0,5 điểm) 0,5 Cấp độ 3,4 2. Cơ năng 0,5 câu 6,0 0,5 0 0,5 (0,5 điểm) 3. Cấu tạo 3câu 0,5 câu 28,0 3,5 2,5 của các chất (0,75 điểm) (1,75 điểm) Tổng 12 câu 3 câu 100 15 10,0 đ (3,0 điểm) (7,0 điểm)
  2. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA. Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL -Nêu được công Nêu được ý Tính được công và suất là gì? nghĩa số ghi công suất bài toán 1. Công -Biểu thức và công suất trên đơn giản. suất đơn vị của công các máy móc, suất. dụng cụ hay thiết bị. Số câu 1 0,5 0,5 2 Điểm 0,25 0,75 0,5 1,5đ Tỉ lệ 2,5% 7,5% 5% 15% 2. Cơ Thế năng, động Thế năng, động -Nêu được ví dụ năng năng,cơ năng là năng phụ thuộc vật chỉ có TN và gì? vào gì? ĐN. -Nêu được ví dụ vật khi nào vật vừa có cả TN và ĐN. -Giải thích sự tồn tại của cơ năng. Số câu 1 1 0,5 0,5 3,0 Điểm 0,25 0,25 0,5 1,0 2,0đ Tỉ lệ 2,5% 2,5% 5% 10% 15% 3. Cấu -Nêu thuyết cấu - Nêu được tên -Giải thích được Giải thích được tạo của tạo phân tử. hai cách làm biến một số hiện tượng một số hiện các chất -Biết đ/n nhiệt đổi nhiệt năng và xảy ra do giữa các tượng thực tế năng, nhiệt - Nhiệt năng phụ phân tử, nguyên tử xảy ra do giữa lượng và đơn vị thuộc vào gì? có khoảng cách. các phân tử, của nhiệt lượng. -Hiện tượng - Tìm được ví dụ nguyên tử có khuếch tán liên minh hoạ cho mỗi khoảng cách và quan đến nhiệt cách làm thay đổi do chuyển động độ. nhiệt năng. nhiệt. Số câu 3 3 0,5 3 0,5 10 Điểm 0,75 0,75 2,5 0,75 1,75 6,5đ Tỉ lệ 7,5% 7,5% 25% 7,5% 17,5% 65% Tổng số 5,0 5,5 4 0,5 15 câu 1,25 4,75 2,25 1,75 10 Điểm 12,5% 47,5% 22,5% 17,5% 100% Tỉ lệ
  3. PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 28: KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 8 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm: Lời phê: Lớp: ĐỀ I: Phần I. Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất:(3 điểm) Câu 1. Công suất có đơn vị đo là gì? A. V B. W C. J D. Pa Câu 2. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên treo trên giá đỡ C. Lò xo bị kéo dãn dài để trên mặt đất. D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất Câu 3. Một vật được gọi có cơ năng khi A. trọng lượng của vật lớn. B. khối lượng của vật lớn. C. thể tích của vật lớn. D. vật có khả năng thực hiện công cơ học. Câu 4. Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử? A. Các phân tử, nguyên tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên. B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định. C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại. D. Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ càng cao. Câu 5. Chọn phát biểu sai? A. Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. B. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất. C. Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại. D. Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách. Câu 6. Chọn câu đúng A. Các chất cấu tạo từ các phân tử, phân tử là hạt nhỏ nhất không thể phân chia được. B. Ở thể rắn, lực liên kết giữa các phân tử, nguyên tử nhỏ hơn ở thể lỏng. C. Số phân tử, nguyên tử cấu tạo nên các chất rất lớn vì kích thước của các hạt này rất nhỏ. D. Vì thể tích bảo toàn nên khi trộn hai chất lỏng với nhau, thể tích của hỗn hợp sẽ bằng tổng thể tích của hai chất lỏng. Câu 7. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 8. Khi chuyển động nhiệt của các phân từ cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Nhiệt năng. Câu 9. Nhiệt năng của một vật là A. tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. B. thế năng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng động năng và thế năng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật.
  4. Câu 10. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công? A. Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa. B. Cho tấm nhôm cọ xát trên mặt nền. C. Đặt tấm nhôm lên xe rồi cho xe chạy. D. Đặt tấm nhôm vào thang máy rồi cho thang máy đi lên. Câu 11. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi A. giảm nhiệt độ của khối khí. B. tăng nhiệt độ của khối khí. C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. D. cho khối khí dãn nở Câu 12. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. Phần II. Trả lời câu hỏi và giải bài tập (7 điểm) Câu 13. a/ Bạn Hùng thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Tính công suất của bạn Hùng? (0,75 điểm) b/ Với kết quả của câu a, nếu bạn Hùng thực hiện trong thời gian 5 phút thì công sinh ra của bạn Hùng là bao nhiêu Jun? (0,5 điểm) Câu 14. a/ Thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? Cho ví dụ minh họa? (0,75 điểm) b/ Nêu 1 ví dụ vật chỉ có thế năng đàn hồi, 1 ví dụ vật có cả thế năng và động năng? (0,75 điểm) Câu 15. a/ Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng? Khi bơm xe đạp ta thấy thân ống bơm nóng lên, ống bơm đã tăng nhiệt năng. Phần ống bơm nhận thêm có gọi là nhiệt lượng không? Tại sao? (2,5 điểm) b/ Giải thích tại sao khi bỏ cục đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng? Đây là hiện tượng gì?(1,75 điểm) Đáp án và hướng dẫn chấm đề I (2020 - 2021) Phần I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án B D D D D A D C D B B A PhầnII: Câu Đáp án và hướng dẫn chấm Điểm 13 a/ A = 36KJ = 36000J t = 10 phút = 600s Tính P 0,25 Công suất làm việc của bạn Hùng là: P = A/t = 36000/600 = 60W Đáp số: P = 60W 0,5 b/ t = 5ph = 300s thì: A = P.t = 60.300 = 1800(J) 0,5
  5. 14 a/ Tỷ lệ thuận với độ cao và khối lượng. 0,25 - Hai vật có cùng độ cao, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thế năng lớn hơn. 0,25 - Hai vật có cùng khối lượng, vật ở cao hơn thì thế năng lớn hơn. 0,25 b/ - Mũi tên được bắn ra từ chiếc cung, mũi tên bay đi là nhờ thế năng của 0,25 cánh cung. - Máy bay đang bay. 0,5 15 a/Nhiệt lượng là phần nhiệt năng của vật nhận được hay mất đi trong quá 1,0 trình truyền nhiệt.( không phải thực hiện công) Đơn vị của nhiệt lượng là J 0,75 Không, đó là thực hiện công. 0,75 b/ Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp hơn cốc nước nóng nên hiện tượng 1,0 khuếch tán xảy ra chậm hơn Đây là hiện tượng khuếch tán. 0,75 PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 28: KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 8 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 Môn: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên HS: Điểm: Lời phê: Lớp: Đề II Phần I. Trắc nghiệm(3 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất. Câu 1. Đơn vị nào sau đây không phải của công suất? A. KW B. J/s C. m/s D. W Câu 2. Vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì . A. thế năng trọng trường của vật càng lớn. B. động năng vật càng lớn.
  6. C. thế năng vật càng nhỏ. D. động năng vật càng nhỏ. Câu 3. Trong các vật sau vật nào có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Quả cầu treo cân bằng trên dây. D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe. Câu 4. Các chất được cấu tạo từ A. tế bào B. các nguyên tử, phân tử C. hợp chất D. các mô Câu 5. Chọn phát biểu đúng? A. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, mắt thường không thể nhìn thấy được. B. Nguyên tử, phân tử là những hạt vô cùng nhỏ bé, tuy nhiên mắt thường vẫn có thể quan sát được. C. Vì các nguyên tử, phân tử rất bé nên giữa chúng không có khoảng cách. D. Nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau. Câu 6. Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp? A. 450 cm3 B. > 450 cm3 C. 425 cm3 D. < 450 cm3 Câu 7. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ? A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Câu 8. Tính chất nào sau đây là của nguyên tử, phân tử? A. Đứng yên không chuyển động. B. Chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng thấp. Câu 9. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về nhiệt năng? A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật giảm. C. Nhiệt năng của vật giảm khi nhiệt độ của vật tăng. D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra. Câu 10. Nhiệt năng của vật càng lớn khi? A. Vật có khối lượng càng lớn. B. Vật có khối lượng càng nhỏ. C. Vật có nhiệt độ càng cao. D. Vật có nhiệt độ càng thấp. Câu 11. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán? A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt. C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống. Câu 12. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. Phần II. Tự luận (7 điểm) Câu 13. a/ Một người đưa một thùng nước có khối lượng 10kg lên cao 5m mất 10 phút. Hãy tính công suất của người đó? (0,75 điểm) b/ Với kết quả của câu a tính công của người đó thực hiện trong 5 phút? (0,5 điểm) Câu 14. a/ Thế năng có những dạng nào? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Đơn vị đo cơ năng là gì ?(0,75 điểm ) b/ Búa đóng vào đinh làm đinh đi vào gỗ, đinh đi sâu vào gỗ nhờ dạng năng lượng nào? (0,75 điểm )
  7. Câu 15. a/ Nhiệt năng của vật là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Mỗi cách cho một ví dụ minh họa? (2,5 điểm ) b/ Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần. Hãy giải thích hiện tượng trên. (1,75 điểm ) Đáp án và hướng dẫn chấm đề II (2020 - 2021) Phần I: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A A B A D D B A C C A PhầnII: Câu Đáp án và hướng dẫn chấm Điểm 13 a/ Trọng lượng của vật là: P = 10 kg. 10 = 100 (N) 0,25 t = 10ph = 600s Công nâng vật: A = P.h = 100.5 = 500 (J) 0,25 Công suất của người đó: P = A/t = 500/600 = 0,83(w) 0,25 b/ t = 5ph = 300s thì: A = P.t = 0,83.300 = 249(J) 0,5 14 a/ Thế năng có 2 dạng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi 0,25 - Độ cao và khối lượng 0,25
  8. - Jun (J ) 0,25 b/ Động năng 0,75 15 a/ Nhiệt năng của vật là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo nên 0,75 vật. Có 2 cách thay đổi nhiệt năng: -Thực hiện công 0,75 -Truyền nhiệt - Cọ xát thước nhựa lên mặt bàn, cây thước nóng lên. 0,5 - Đổ nước nóng vào ly thủy tinh, nước nóng truyền nhiệt cho ly thủy tinh. 0,5 b/ Ta biết quả bóng cao su được làm từ các phân tử, nguyên tử cao su và giữa 0,75 chúng có khoảng cách. - Các phân tử, nguyên tử không khí luôn luôn chuyển động hỗn độn không 0,75 ngừng. Cho nên các phân tử ,nguyên tử khí chui từ từ ra ngoài. 0,25 Duyệt của BGH TTCM Người ra đề Trần Thị Loan Nguyễn Tấn Hiệp Phan Thị Thơm Đề cương ôn thi giữa kì 2 môn Vật lý 8 Phần I: Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời em cho là đúng nhất:(3 điểm) Câu 1. Công suất có đơn vị đo là gì? A. V B. W C. J D. Pa Câu 2. Đơn vị nào sau đây không phải của công suất? A. KW B. J/s C. m/s D. W Câu 3. Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng? A. Viên đạn đang bay. B. Lò xo để tự nhiên treo trên giá đỡ C. Lò xo bị kéo dãn dài để trên mặt đất. D. Hòn bi đang lăn trên mặt đất Câu 4. Vật có khối lượng càng lớn, ở độ cao càng lớn thì . A. thế năng trọng trường của vật càng lớn. B. động năng vật càng lớn. C. thế năng vật càng nhỏ. D. động năng vật càng nhỏ. Câu 5. Một vật được gọi có cơ năng khi A. trọng lượng của vật lớn. B. khối lượng của vật lớn. C. thể tích của vật lớn. D. vật có khả năng thực hiện công cơ học. Câu 6. Trong các vật sau đây vật nào có thế năng? A. Quả bóng bay trên cao. B. Hòn bi lăn trên mặt sàn. C. Con chim đậu trên nền nhà. D. Quả cầu nằm trên mặt đất. Câu 7. Vật nào dưới đây có thế năng đàn hồi? A. Gương đang treo trên tường B. Viên gạch. C. Quả táo ở trên cây. D. Lò xo.
  9. Câu 8. Trong các vật sau vật nào có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt phẳng nghiêng. B. Hòn bi nằm yên trên mặt sàn. C. Quả cầu treo cân bằng trên dây D. Chiếc xe đạp đậu trong bãi xe. Câu 9. Hai vật có cùng khối lượng đang chuyển động trên sàn nằm ngang, thì A. vật có thể tích càng lớn thì động năng càng lớn B. vật có thể tích càng lớn thì động năng càng nhỏ C. vật có vận tốc lớn hơn thì động năng lớn hơn D. hai vật có cùng khối lượng nên động năng như nhau Câu 10. Trong các vật sau đây vật nào vừa có thế năng, vừa có động năng? A. Hòn bi đang lăn trên mặt sàn. B. Quả bóng đang lăn trên sân. C. Quả cầu treo đứng yên trên cao. D. Quả bóng đang bay trên cao. Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Động năng là cơ năng của vật có được do dạng chuyển động. B. Vật có động năng có khả năng sinh công. C. Động năng của vật không thay đổi khi vật chuyển động đều. D. Động năng của vật chỉ phụ thuộc vận tốc, không phụ thuộc các đại lượng khác của vật. Câu 12. Trường hợp nào sau đây vật có thế năng đàn hồi? A. Viên bi đang lăn trên mặt phăng nghiêng. B. Cái tên nằm trong cái cung đã được giương. C. Quả nặng đang làm việc trong cái búa máy. D. Viên đạn đang nằm trong khẩu súng. Câu 13. Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ? A. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước. B. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa. C. Các phân từ nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động. D. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng. Câu 14. Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 15. Khi chuyển động nhiệt của các phân từ cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không thay đổi? A. Nhiệt độ. B. Thể tích. C. Khối lượng. D. Nhiệt năng. Câu 16. Tính chất nào sau đây là của nguyên tử, phân tử? A. Đứng yên không chuyển động. B. Chuyển động hỗn độn không ngừng. C. Giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật không có khoảng cách. D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng thấp. Câu 17. Nhiệt năng của một vật là A. tổng động năng của các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. B. thế năng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng động năng và thế năng tương tác giữa các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng động năng phân tử của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 18. Câu nào dưới đây là đúng khi nói về nhiệt năng? A. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. Nhiệt năng của vật tăng khi nhiệt độ của vật giảm. C. Nhiệt năng của vật giảm khi nhiệt độ của vật tăng. D. Nhiệt năng của một vật là nhiệt lượng vật thu vào hay tỏa ra. Câu 19. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào cho thấy nhiệt năng của tấm nhôm tăng lên nhờ thực hiện công? A. Đặt tấm nhôm lên ngọn lửa. B. Cho tấm nhôm cọ xát trên mặt nền.
  10. C. Đặt tấm nhôm lên xe rồi cho xe chạy. D. Đặt tấm nhôm vào thang máy rồi cho thang máy đi lên. Câu 20. Nhiệt năng của vật càng lớn khi? A. Vật có khối lượng càng lớn. B. Vật có khối lượng càng nhỏ. C. Vật có nhiệt độ càng cao D. Vật có nhiệt độ càng thấp. Câu 21. Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi A. giảm nhiệt độ của khối khí. B. tăng nhiệt độ của khối khí. C. tăng độ chênh lệch nhiệt độ trong khối khí. D. cho khối khí dãn nở Câu 22. Hiện tượng nào sau đây xảy ra do hiện tượng khuếch tán? A. Bỏ đường và nước khuấy đều lên đường tan B. Gió thổi làm quay cánh quạt. C. Muối tự ngấm vào dưa. D. Nước chảy từ trên cao xuống. Câu 23. Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào? A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm. B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng. C. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm. D. Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng. Câu 24. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là đúng? A. Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. B. Nhiệt lượng là một dạng năng lượng có đơn vị là jun. C. Bất cứ vật nào cũng có nhiệt lượng. D. Sự truyền nhiệt giữa hai vật dừng lại khi hai vật có nhiệt lượng bằng nhau. Phần II. Trả lời câu hỏi và giải bài tập (7 điểm) Câu 1. Bạn Hùng thực hiện được một công 30kJ trong 10 phút. Tính công suất của bạn Hùng Giải: A = 30KJ = 30000J t = 10 phút = 600s Tính P Công suất làm việc của bạn Hùng là: P = A/t = 30000/600 = 50W Đáp số: P = 50W Câu 2. Một người đưa một thùng nước có khối lượng 20kg lên cao 5m mất 5 phút. Hãy tính công suất của người đó? Giải:Trọng lượng của vật là: P = 20 kg. 10 = 200 (N) t = 5ph = 300s Công nâng vật: A = P.h = 200.5 = 1000 (J) Công suất của người đó: P = A/t = 1000/300 = 3,33(w) Câu 3. a/ Thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào và phụ thuộc như thế nào? Cho ví dụ minh họa? Trả lời: - Tỷ lệ thuận với độ cao và khối lượng. - Hai vật có cùng độ cao, vật nào có khối lượng lớn hơn thì thế năng lớn hơn. - Hai vật có cùng khối lượng, vật ở cao hơn thì thế năng lớn hơn. b/ Nêu 1 ví dụ vật chỉ có thế năng đàn hồi, 1 ví dụ vật có cả thế năng và động năng? - Mũi tên được bắn ra từ chiếc cung, mũi tên bay đi là nhờ thế năng của cánh cung. - Máy bay đang bay. Câu 4. a/ Thế năng có những dạng nào? Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Đơn vị đo cơ năng là gì ? Trả lời: - Thế năng có 2 dạng: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi - Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố: Độ cao và khối lượng - Đơn vị đo cơ năng là: Jun (J ) b/ Búa đóng vào đinh làm đinh đi vào gỗ, đinh đi sâu vào gỗ nhờ dạng năng lượng nào? Động năng Câu 5. a/ Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng? Khi bơm xe đạp ta thấy thân ống bơm nóng lên, ống bơm đã tăng nhiệt năng. Phần ống bơm nhận thêm có gọi là nhiệt lượng không? Tại sao? Trả lời: - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng của vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.( không phải thực hiện công) - Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J) - Khi bơm xe đạp ta thấy thân ống bơm nóng lên, ống bơm đã tăng nhiệt năng. Phần ống bơm nhận thêm có gọi là nhiệt lượng không: Không, vì đó là thực hiện công. b/ Giải thích tại sao khi bỏ cục đường vào một cốc nước lạnh và một cốc nước nóng ta thấy ở cốc nước lạnh đường lâu hòa tan hơn so với cốc nước nóng? Đây là hiện tượng gì? Trả lời: - Vì cốc nước lạnh có nhiệt độ thấp cốc nước nóng hơn nên hiện tượng khuếch tán xảy ra chậm hơn
  11. - Đây là hiện tượng khuếch tán. Câu 6. a/ Nhiệt năng của vật là gì? Nêu các cách làm thay đổi nhiệt năng của vật? Mỗi cách cho một ví dụ minh họa? Trả lời: - Nhiệt năng của vật là tổng động năng của tất cả các phân tử cấu tạo nên vật - Có 2 cách thay đổi nhiệt năng: +Thực hiện công +Truyền nhiệt - VD: - Cọ xát thước nhựa lên mặt bàn, cây thước nóng lên. - Đổ nước nóng vào ly thủy tinh, nước nóng truyền nhiệt cho ly thủy tinh. b/ Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần. Hãy giải thích hiện tượng trên. Trả lời: Ta biết quả bóng cao su được làm từ các phân tử, nguyên tử cao su và giữa chúng có khoảng cách. Các phân tử, nguyên tử không khí luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. Cho nên các phân tử ,nguyên tử khí chui từ từ ra ngoài.