Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2010-2011

doc 15 trang nhatle22 5030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2010_2011.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2010-2011

  1. PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học: 2010-2011 Họ tên hs: Môn: Vật lý lớp 7 Lớp: Thời gian làm bài: 45 phút Câu 1: (2 điểm) Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử? Câu 2: (2 điểm) Đơn vị đo cường độ dòng điện? Đơn vị đo hiệu điện thế. Để đo các hiệu điện thế nhỏ hoặc lớn hơn, người ta còn dùng đơn vị nào? Câu 3: (2 điểm) Hãy nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện ? Câu 4: (2 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện kín với hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc song song, công tắc đóng. Câu 5: (2 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I 1, đặt hiệu điện thế U 2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a. Hãy so sánh I1 và I2 ? Giải thích? b. Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế là bao nhiêu để đèn sáng bình thường ? Vì sao ? Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2010-2011 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa Câu 1: ( 2 điểm) - Mọi vật đều được cấu tạo từ các hạt rất nhỏ gọi là nguyên tử (1đ) - Tâm mỗi nguyên tử có hạt nhân mang điện tích dương (0.5đ) - Xung quanh nhân có các electrôn mang điện tích âm chuyển động thành lớp vỏ nguyên tử. (0.5đ) Câu 2: (2 điểm) - Đơn vị đo cường độ dòng điện là Ampe (A) (0.75đ) - Đơn vị đo hiệu điện thế là Vôn (V) (0.75đ) - Đo hiệu điện thế nhỏ, người ta dùng đơn vị milivôn (mV), đo hiệu điện thế lớn, người ta dùng đơn vị kilôvôn (kV) (0,5đ) Câu 3: (2 điểm) - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V (0.5đ) - Phải sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện (0.5đ) - Không tự mình chạm vào mạng điện đang dùng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. (0.5đ) - Khi có người bị điện giật thì không được trực tiếp chạm vào người đó mà phải tìm cách ngắt điện ngay và gọi cấp cứu. (0.5đ) Câu 4: (2 điểm) Học sinh vẽ được, đúng sơ đồ, chấm 2 điểm, nếu sai ký hiệu thì tùy theo mức độ để trừ điểm, nếu sai cơ bản (không mắc // hoặc mạch điện hở )thì không chấm điểm + - Câu 5: (2 điểm) a. I2 > I1 (0.5đ) Vì hiệu điện thế đặt giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì cường độ dòng điện càng lớn. (0.5đ) b. Phải đặt giữa hai đầu bóng đèn hiệu điện thế 6V để đèn sáng bình thường (0,5đ) Vì hiệu điện thế này là HĐT định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên bóng đèn (0.5đ)
  3. PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2011-2012 Họ tên hs: Môn: Vật lý lớp 7 Lớp: Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) Chất dẫn điện là gì? Cho vi dụ minh họa. Chất cách điện là gì? Cho ví dụ minh họa. Câu 2: (2.5 điểm) Nêu tên các tác dụng của dòng điện. Câu 3: (1.5 điểm) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Hãy giải thích. Câu 4: (1.5 điểm) Có một mạch điện gồm pin, bóng đèn, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu ba trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục. Câu 5: (2,5 điểm) Một mạch điện gồm một nguồn điện, hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song, một ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ 1 và một ampe kế A đo cường độ dòng điện qua mạch chính. a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện. b) Biết ampe kế A chỉ 0,5 A, ampe kế A 1 chỉ 0,3A. Tính cường độ dòng điện qua đèn Đ2 Hết
  4. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa Câu 1: ( 2 điểm) - Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. (0,5 đ) - Ví dụ: Đồng, nhôm, bạc, (0,5 đ) - Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. (0,5 đ) - Ví dụ: Sứ, cao su, nhựa, (0,5 đ) Câu 2: ( 2,5 điểm) - Tác dụng nhiệt. (0,5 đ) - Tác dụng hóa học. (0,5 đ) - Tác dụng phát sáng. (0,5 đ) - Tác dụng từ. (0,5 đ) - Tác dụng sinh lý. (0,5 đ) Câu 3: ( 1,5 điểm) - Làm như vậy có tác dụng làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn do đó đảm bảo sức khỏe cho công nhân. (0,5 đ) - Giải thích: Trong các phân xưởng dệt thường có các bụi bông bay lơ lửng trong không khí, những bụi bông này có hại cho sức khỏe của công nhân. Những tấm kim loại đã nhiễm điện trên cao có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn. (1 đ) Câu 4: ( 1,5 điểm) Học sinh nêu được ba trong số những chổ hở sau và cách khắc phục: - Bóng đèn đứt dây tóc. Thay bóng đèn khác. - Bóng đèn tiếp xúc không tốt với đế đèn. Vặn chặt đèn vào đế. - Các chốt nối dây lỏng. Vặn chặt các chốt nối dây. - Dây dẫn đứt ngầm bên trong. Thay dây khác. - Pin cũ hết điện. Thay pin mới. - Công tắc tiếp xúc không tốt. Thay công tắc. Câu 5: ( 2,5 điểm) a) Vẽ sơ đồ (1 đ) A Đ1 A1 Đ2 b)Vì hai đèn mắc song song nên cường độ dòng điện qua đèn 2 là: I2 = I – I1 (0,5 đ) = 0,5 – 0,3 = 0,2 (A) (1 đ)
  5. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học : 2012-2013 Họ tên hs : Môn : Vật lí lớp 7 Lớp : Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) a. Dòng điện trong kim loại là gì ? b. Phát biểu chiều dòng điện theo quy ước. c. So sánh dòng điện trong kim loại và dòng điện theo quy ước. Câu 2: (2 điểm) + - - + + - + - Hình a Hình b Hình c Hình d Trong các sơ đồ mạch điện trên, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện? Hãy vẽ lại chiều dòng điện cho những sơ đồ sai. Câu 3: (2 điểm) Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặc biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí ? Câu 4: (1.5 điểm) Có một mạch điện gồm pin, bóng đèn, dây nối và công tắc. Đóng công tắc nhưng đèn không sáng. Nêu ba trong số những chỗ có thể hở mạch và cho biết cách khắc phục. Câu 5: (2,5 điểm) a. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: a) 3,2V = mV b) 6,35kV = V c) 0,185A = mA d) 275mA = A b. Có 4 ampe kế với giới hạn đo như sau: 1) 2mA 2) 20mA 3) 2A 4) 250mA Hãy cho biết ampe kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi cường độ dòng điện sau đây: a) 15mA; b) 0,15A; c)1,7A Hết (Giám thị không giải thích gì thêm)
  6. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa. Câu 1: ( 2 điểm) a. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. (0,5đ) b. Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. (0,5đ) c. Giống nhau: Đều là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. (0,5đ) Khác nhau: Chiều dòng điện trong kim loại là chiều từ cực âm đến cực dương còn chiều dòng điện theo quy ước là chiều từ cực đương đến cực âm. (0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm) Sơ đồ mạch điện hình c đúng. (0,5đ) Vẽ lại chiều dòng điện cho những sơ đồ sai. Mỗi sơ đồ được 0,5đ + - - + Hình a và d Hình b Câu 3: ( 2 điểm) - Khi thổi bụi trên mặt bàn, luồng gió thổi làm bụi bay đi. (0,5 đ) - Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó. Mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất. (1,5 đ) Câu 4: ( 1,5 điểm) Học sinh nêu được ba trong số những chổ hở sau và cách khắc phục: - Bóng đèn đứt dây tóc. Thay bóng đèn khác. - Bóng đèn tiếp xúc không tốt với đế đèn. Vặn chặt đèn vào đế. - Các chốt nối dây lỏng. Vặn chặt các chốt nối dây. - Dây dẫn đứt ngầm bên trong. Thay dây khác. - Pin cũ hết điện. Thay pin mới. - Công tắc tiếp xúc không tốt. Thay công tắc. Câu 5: ( 2,5 điểm) a. Đổi đơn vị ( 1 đ ) ( đổi đúng mỗi ý chấm 0,25đ) a) 3,2V = 3200mV b) 6,35kV = 6350V c) 0,185A = 185mA d) 275mA = 0,275A b. ( 1,5 đ ) - Chọn ampe kế 2) 20mA là phù hợp nhất để đo dòng điện a) 15mA. (0,5 đ) - Chọn ampe kế 4) 250mA là phù hợp nhất để đo dòng điện b) 0,15A. (0,5 đ) - Chọn ampe kế 3) 2A là phù hợp nhất để đo dòng điện c) 1,7A. (0,5 đ)
  7. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học : 2013-2014 Họ tên hs : Môn : Vật lí 7 Lớp : Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (1điểm): Thế nào là chất dẫn điện? Thế nào là chất cách điện? Cho ví dụ. Câu 2 (2 điểm): Có mấy loại điện tích? Các điện tích tương tác với nhau như thế nòa? Câu 3 (3 điểm): a. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: hai bóng đèn cùng loại như nhau được mắc nối tiếp, một nguồn điện, một khóa K đóng và dây dẫn. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch điện đó. b. Trong mạch điện, nếu tháo bớt một bóng đèn thì bóng đèn còn lại có sáng không? Vì sao? Câu 4 (2 điểm): Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện mà em đã học? Mỗi tác dụng cho một ví dụ về ứng dụng của nó. Câu 5 (2 điểm): Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ : a. Hãy so sánh hiệu điện thế giữa hai dầu các bóng đèn. b. Biết cường độ dòng điện : I1 = 0.35 A, I = 0.7A. Hãy tính cường độ dòng điện I2 Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: VẬT LÍ 7 Câu 1 (1 điểm): - Chất cho dòng điện đi qua. (0,5đ) - Chất không cho dòng điện đi qua. (0,5đ) Câu 2 (2 điểm): Có hai loại điện tích: điện tích âm và điện tích dương. (1đ) Các điện tích cùng loại đặt gần nhau thì hút nhau, khác loại thì đẩy nhau.(1đ) Câu 3 (3 điểm): a. Vẽ đúng sơ đồ và xác định được chiều dòng điện chạy trong mạch điện (2đ) b. Không sáng. Vì hai bóng đèn này mắc nối tiếp.(1đ) Câu 4 (2 điểm): Có 5 tác dụng : nhiệt, từ, phát sáng, hóa học, sinh lí. (1đ) Lấy được các ví dụ (1đ) Câu 5 (2 điểm): a. V ì hai bóng đèn mắc song song nên U1 = U2. (1đ) b. Ta c ó : I = I1 + I 2 ( 2 đèn mắc song song ) (0,5đ) nên : I 2 = I – I1 = 0.7 – 0.35 = 0.35 A (0,5đ)
  9. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG KÌ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014-2015 Họ tên: . MÔN THI: VẬT LÍ LỚP 7 SBD: THỜI GIAN: 45 Phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) a. Chất dẫn điện là gì ? Cho ví dụ minh họa. b. Chất cách điện là gì ? Cho ví dụ minh họa. Câu 2. (2 điểm) Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện gồm các phần tử sau: 2 nguồn điện mắc nối tiếp, bóng đèn, khóa K ở trạng thái đóng, dây dẫn và ampe kế. Dùng mũi tên chỉ đúng chiều của dòng điện theo quy ước trong mạch điện đó. Câu 3. (2 điểm) Người ta thường nối đất các vỏ thùng chứa xăng dầu của các ôtô chở xăng dầu bằng cách nối dây xích sắt với vỏ thùng xe và kéo lê trên mặt đường. Làm như vậy có tác dụng gì ? Câu 4. (2.5 điểm) Cho các vật nhiễm điện A, B, C, D, E. Biết rằng khi đưa lần lượt 2 vật đến gần nhau thì có hiện tượng như sau: 2 vật đưa đến gần nhau Hiện tượng A và B Hút nhau B và C Đẩy nhau C và D Hút nhau D và E Đẩy nhau a. Biết vật A nhiễm điện dương, các vật B, C, D, E nhiễm điện gì ? Tại sao ? b. Khi đưa vật A và E đến gần nhau thì hiện tượng gì sảy ra. Câu 4: (1.5 điểm) Dòng điện có những tác dụng nào ? Cho ví dụ minh họa. Khi cho dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt thì dòng điện đã gây ra tác dụng nào?
  10. HẾT (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  11. HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa. Câu 1: ( 2 điểm) d. Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. (0,5đ) Ví du: Nhôm, sắt, đồng . (0,5đ) e. Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. (0,5đ) Ví du: Nhựa, sứ, gỗ khô . (0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm) Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. (1,5đ) Vẽ đúng chiều dòng điện. (0,5đ) + - K X + A Hình Câu 3: ( 2 điểm) Khi xe chở xăng dầu chuyển động, do cọ sát giữa xăng dầu và thùng chứa, chúng có thể bị nhiễm điện trái dấu, dễ gây ra hỏa hoạn do sự phóng tia lửa điện. Xích sắt nối thùng chứa xuống đất có tác dụng truyền điện tích xuống đất để đảm bảo an toàn. Câu 4: ( 2,5 điểm) a. Vật B nhiễm điện âm vì vật A và vật B hút nhau. (0.5đ) Vật C nhiễm điện âm vì vật B và vật C đẩy nhau. (0.5đ) Vật D nhiễm điện dương vì vật C và vật D hút nhau. (0.5đ) Vật E nhiễm điện dương vì vật D và vật E đẩy nhau. (0.5đ) b. Khi đưa vật A và E đến gần nhau thì chúng đẩy nhau. (0.5đ) Câu 5: ( 1,5 điểm) Tác dụng của dòng điện Ví dụ minh họa Điểm Tác dụng nhiệt Dòng điện đi qua bàn là làm bàn là nóng lên 0.2đ Tác dụng phát sáng Dòng điện làm bóng đèn điốt phát sáng 0.2đ Tác dụng từ Chế tạo nam châm điện 0.2đ Tác dụng hóa học Mạ kim loại 0.2đ Tác dụng sinh lí Chữa bệnh trong y học 0.2đ Khi cho dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt thì dòng điện đã gây ra tác dụng nhiệt làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng. (0.5đ)
  12. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2015-2016 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 7 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (2 điểm) 1. Có bao nhiêu loại điện tích ? Đó là những loại điện tích nào ? 2. Khi đưa hai vật nhiễm điện đến gần nhau thì có hiện tượng gì xảy ra ? Câu 2: (2 điểm) Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện gồm các phần tử sau : 2 nguồn điện mắc nối tiếp, bóng đèn, khóa K ở trạng thái mở, dây dẫn và ampe kế. Có dòng điện chạy trong mạch điện đó không ? Tại sao ? Câu 3: (2 điểm) Máy bay khi bay trong không trung có thể bị nhiễm điện do cọ xát với không khí, nên khi hạ cánh người ta thường phải ‘‘nối đất’’ cho máy bay để khi tiếp nhiên liệu có thể tránh được hỏa hoạn. Điều đó có đúng đối với tàu thủy khi chạy trên biển không ? Tại sao khi vào cảng, người ta không ‘‘nối đất’’ cho tàu thủy ? Câu 4: (1.5 điểm) Hãy nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử. Câu 5: (2,5 điểm) 1. Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây: 1) 3,25V = mV 2) 63,5kV = V 3) 1,85A = mA 4) 575mA = A 2. Có 4 vôn kế với giới hạn đo như sau: 1) 2V 2) 20V 3) 200V 4) 250V Hãy cho biết vôn kế nào đã cho là phù hợp nhất để đo mỗi hiệu điện thế sau đây: a) 15V; b) 150V; c) 220V Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  13. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 – 2016 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 Câu 1: ( 2 điểm) f. Có hai loại điện tích (0,5đ) là điện tích dương và điện tích âm.(0,5đ) g. Khi đưa hai vật nhiễm điện đến gần nhau, chúng sẽ: Hút nhau nếu nhiễm điện khác loại.(0,5đ) Đẩy nhau nếu nhiễm điện cùng loại(0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm) Vẽ hình đúng chấm 1đ - + K X A Không có dòng điện chạy trong mạch vì mạch điện hở. (1đ) Câu 3: ( 2 điểm) - Không đúng đối với tàu thủy. (1 đ) - Nước biển là chất dẫn điện sẽ lấy đi các điện tích của tàu thủy. (1 đ) Câu 4: ( 1,5 điểm) Hs nêu đúng 3 trong 4 ý đúng chấm 1,5đ -Ở tâm mỗi nguyên tử có một hạt nhân mang điện tích dương. - Xung quanh hạt nhân có các êlectrôn mang điện tích âm chuyển động tạo thành lớp vỏ nguyên tử. - Tổng điện tích âm của các eelectrôn có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện. - Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. Câu 5: ( 2,5 điểm) a. Đổi đơn vị ( 1 đ ) ( đổi đúng mỗi ý chấm 0,25đ) a) 3,25V = 3250mV b) 63,5kV = 63500V c) 1,85A = 1850mA d) 575mA = 0,575A b. ( 1,5 đ ) - Chọn vôn kế 2) 20V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế a) 15V. (0,5 đ) - Chọn vôn kế 3) 200V là phù hợp nhất để đo hiệu điện thế b) 150V. (0,5 đ) - Chọn vôn kế 4) 250V là phù hợp nhất để đo hiệu điên thế c) 220V. (0,5 đ) Ghi chú: - Học sinh có thể giải bằng cách khác, nêu đúng kết quả và hợp lý vẫn chấm điểm tối đa.
  14. PHÒNG GD&ĐT TRIỆU PHONG Đề kiểm tra học kỳ II năm học 2016-2017 Họ và tên: Môn: Vật lí lớp 7 SBD: Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (2 điểm) a. Khi nào một vật nhiễm điện tích âm, nhiễm điện tích dương ? b. Khi đưa hai vật nhiễm điện đến gần nhau thì chúng đẩy nhau, hai vật đó nhiễm điện gì ? Câu 2. (2 điểm) Hãy vẽ một sơ đồ mạch điện gồm các phần tử sau : 2 nguồn điện mắc nối tiếp, bóng đèn, khóa K ở trạng thái đóng, dây dẫn và ampe kế. Có dòng điện chạy trong mạch điện đó không ? Tại sao ? Câu 3. (2 điểm) Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã bị nhiễm điện trên cao. Việc làm này có tác dụng gì ? Câu 4. (1 điểm) Tại sao bất cứ một dụng cụ điện nào cũng bao gồm các bộ phận dẫn điện và các bộ phận cách điện? Câu 5. (3 điểm) a.Hãy nêu các tác dụng của dòng điện. Ứng với mỗi tác dụng hãy nêu một ứng dụng trong đời sống. b.Cách đánh cá bằng điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Hoạt động này gây ra những hiểm họa gì? Hết (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
  15. PHÒNG GIÁO DỤC&ĐÀO TẠO TRIỆU PHONG HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017 MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 - Điểm bài thi làm tròn đến một chữ số thập phân sao cho có lợi cho học sinh. - Nếu có phần bài tập, học sinh làm cách khác, nếu đúng vẫn chấm điểm tối đa. Câu 1: ( 2 điểm) h. Vật nhiễm điện tích âm khi vật đó nhận thêm electron, nhiễm điện tích dương khi vật đó mất bớt electron.(1đ) i. Khi đưa hai vật nhiễm điện đến gần nhau, chúng đẩy nhau nên chúng nhiễm điện cùng loại: - Chúng đều nhiễm điện dương (0,5đ) - Chúng đều nhiễm điện âm (0,5đ) Câu 2: ( 2 điểm) Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. (1đ) Mạch điện kín nên có dòng điện chạy qua. (1đ) Câu 3: ( 2 điểm) Việc làm này có tác dụng hút các sợi bông nhỏ trong phân xưởng dệt lên bề mặt các tấm kim loại, làm cho không khí trong phân xưởng dệt trong sạch hơn. Câu 4: ( 1 điểm) Các bộ phận dẫn điện cho dòng điện đi qua, các bộ phận cách điện không cho dòng điện đi qua, không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Câu 5: ( 3 điểm) a. Hs nêu đúng mỗi tác dụng chấm 0,25đ Hs nêu được mỗi ứng dụng chấm 0,25đ b. Cách đánh cá bằng điện dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện . (0,25đ) Hoạt động này gây ra những hiểm họa: Nguy hiểm đến tính mạng người sử dụng và hủy diệt sinh vật hàng loạt. Hoạt động này phải được nghiêm cấm sử dụng. (0,25đ)