Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 16 trang nhatle22 5210
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_6_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_truo.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 6 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN VẬT LÍ 6 Năm học: 2020 – 2021 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được: - Dụng cụ đo độ dài, khối lượng, thể tích chất lỏng. - Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất cửa các dụng cụ đo. - Phương, chiều của trọng lực. - Khái niệm khối lượng. - Kết quả tác dụng của lực 2. Kĩ năng: - Xác định được thể tích của vật rắn không thấm nước. - Xác định được trọng lượng của một vật khi biết khối lượng. - Lấy được ví dụ về hai lực cân bằng. 3. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra. II. Ma trận đề: Cấp độ nhận thứcc Nhận biết Vận dụng Vận dụng Hiểu (30%) Tổng Nội dung (40%) (20%) cao (10%) TN TL TN TL TN TL TN TL Đo chiều dài. Đo 2 2 2 6 thể tích chất lỏng (0,5đ) (0,5đ) (0,5đ) (1,5đ) Đo thể tích vật rắn 2 1 1 4 không thấm nước (0,5đ) (0,25đ) (1đ) (1,75 đ) Khối lượng. Đo 2 1 3 khối lượng (0,5đ) (0,25đ) (0,75đ) Lực. Hai lực cân 2 1 3 6 bằng. Kết quả tác (0,5đ) (2đ) (0,75đ) (3,25đ) dụng của lực Trọng lực. Trọng 1 1 2 4 lượng (2đ) (0,25đ) (0,5đ) (2,75đ) 14 câu 5 câu 3 câu 1 câu 23 câu Tổng (4 điểm) (3 điểm) (2 điểm) (1 điểm) (10 điểm)
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÝ 6 ĐỀ 1 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Đơn vị đo độ dài là: A. mét (m) B. đềximét vuông (dm2) C. kilôgam (kg) D. mét khối (cm3) Câu 2. Khi ta đẩy xe cho lò xo nén lại, thì thông qua xe, tay ta đã tác dụng lên lò xo một: A. Lực nén B. Lực kéo C. Lực ép D. Lực hút Câu 3. Chọn câu trả lời đúng. Khi đá bóng, cầu thủ đá vào trái bóng. Khi lực mà bàn chân tác dụng vào quả bóng làm cho quả bóng: A. Vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động B. Biến dạng C. Biến đổi chuyển động D. Không thay đổi Câu 4. Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là: A. Thước dây B. Bình chứa C. Cân D. Thước kẻ Câu 5. Chọn câu trả lời đúng. 1 tấn bằng: A. 1000000kg B. 1000 yến C. 100000g D. 10 tạ Câu 6. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật và có: A. Độ lớn như nhau khác phương và cùng chiều B. Độ lớn như nhau cùng phương và cùng chiều C. Độ lớn như nhau, cùng phương và ngược chiều D. Độ lớn như nhau khác phương và khác chiều Câu 7. Lực tác dụng vào một vật làm cho vật A. có thể bị biến đổi chuyển động hoặc biến dạng, cả hai kết quả có thể cùng xảy ra. B. có thể bị biến đổi chuyển động hoặc biến dạng. C. chỉ bị biến đổi chuyển động. D. chỉ bị biến dạng. Câu 8. Chọn phát biểu sai dưới đây. Để đo thể tích của một vật rắn không thấm nước và chìm trong nước, ta có thể A. đo kích thước vật rắn rồi tính thể tích. B. đo bằng bình chia độ. C. đo bằng bình tràn và bình chia độ. D. đo bằng cân. Câu 9. Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước B. 1milimét (1mm) C. Độ dài giữa hai vạch chia bất kì của thước D. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 10. Các thước nào sau đây thích hợp để đo chiều dài của cuốn sách giáo khoa vật lý lớp 6? A. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm B. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm C. Thước thẳng có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm D. Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm Câu 11. Cho các bước đo độ dài gồm: (1) Đặt thước đo và mắt nhìn đũng cách. (2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp. (3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
  3. Câu 12. Nguyên nhân gây ra kết quả sai trong khi đo là: A. Đặt thước không song song và cách xa vật đo. B. Đặt mắt nhìn lệch. C. Một đầu của vật không đặt đúng vach chia của thước. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 13. Dụng cụ dùng để đo thể tích rắn không thấm nước là: A. Thước kẻ B. Bình tràn C. Cân D. Bình chứa Câu 14. Thả một quả cân vào trong bình chia độ thì thấy mực chất lỏng trước và sau khi thả quả cân như ở hình bên. Thể tích của quả cân này là A. 50 ml. B. 25 ml. C. 200 ml. D.150ml. Câu 15. Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật? A. 5 mét B. 2 lít C. 10 bao D. 5 kilôgam Câu 16. Đầu tàu đã tác dụng lên toa tàu một lực: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 17. Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt đang được treo trên một sợi chỉ tơ. Lực hút của nam châm đã gây ra sự biến đổi là A. quả nặng bị biến dạng. B. quả nặng dao dộng. C. quả nặng chuyển động lại gần nam châm. D. quả nặng chuyển động ra xa nam châm. Câu 18. Đơn vị đo của lực là A. km B. lạng C. m2 D. N Câu 19. Trọng lực của một vật là A. lực đẩy của vật tác dụng lên Trái đất. B. lực hút của Trái đất tác dụng lên vật. C. lực hút giữa vật này tác dụng lên vật kia. D. lực đẩy của Trái đất tác dụng lên vật. Câu 20. Trong các lực sau đây, lực nào không phải là trọng lực? A. Lực tác dụng lên quả bóng bay đang bay lên. B. Lực tác dụng lên quyển sách nằm trên mặt bàn. C. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. D. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Dùng tay bóp quả bóng cao su làm quả bóng bị méo. Quả bóng cao su có chịu tác dụng lực không? Tại sao? Câu 2. (2 điểm) Có mấy kết quả tác dụng của lực lên một vật? Lấy ví dụ. Câu 3. (1 điểm) Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa Chú ý: - Không yêu cầu vẽ hình HẾT
  4. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A C D C A D A B A D B A D C C D B D II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Quả bóng cao su có chịu tác dụng của lực vì quả bóng bị biến dạng. Câu 2. (2 điểm) Có 2 kết quả tác dụng của lực lên một vật: - Biến đổi chuyển động (HS tự lấy ví dụ) - Biến dạng (HS tự lấy ví dụ) Câu 3. (1 điểm) - Bước 1: Đổ nước vào bình tràn sao cho mực nước trong bình cao ngang với miệng ống của bình - Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Đồng thơi, lấy bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn - Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật rắn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Phương Anh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  5. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÝ 6 ĐỀ 2 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Lúc quả bóng bàn rơi xuống chạm mặt bàn rồi nảy lên thì có thể xảy ra những hiện tượng gì đối với quả bóng? A. Quả bóng bị biến dạng chút ít, đồng thời chuyển động của nó bị biến đổi. B. Chỉ có sự biến dạng chút ít của quả bóng. C. Chỉ có sự biến đổi chuyển động của quả bóng. D. Không có hiện tượng nào xảy ra cả. Câu 2. Trọng lượng là: A. Lực hút của Trái Đất B. Độ lớn lực hút của Trái Đất C. Lực hút của nam châm D. Độ lớn lực hút của nam châm Câu 3. Trong các đơn vị đo dưới đây, đơn vị nào không dùng để đo độ dài? A. dm2 B. m C. cm D. mm Câu 4. Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước C. 1milimét (1mm) D. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước Câu 5. Chọn câu trả lời sai. 1 tấn bằng: A. 1000kg B. 100 yến C. 1000000g D. 100 tạ Câu 6. Hai lực cân bằng cùng đặt vào 1 vật có đặc điểm nào dưới đây? A. Cùng phương, cùng chiều, mạnh như nhau. B. Cùng phương, cùng chiều, mạnh khác nhau. C. Cùng phương, ngược chiều, mạnh như nhau. D. Khác phương, khác chiều, mạnh như nhau. Câu 7. Khi ta mở cửa sổ, thì tay ta đã tác dụng lên cửa sổ một: A. Lực nâng B. Lực đẩy C. Lực kéo D. Lực hút Câu 8. Chiều dài của bút chì được đo ở hình dưới là A. 6,6 cm. B. 6,5 cm. C. 6,7 cm. D. 6,8 cm. Câu 9. Dụng cụ dùng để đo khối lượng của một vật là: A. Thước kẻ B. Bình tràn C. Cân D. Thước cuộn Câu 10. Đơn vị không dùng để đo thể tích chất lỏng là: A. cc B. ml C. m3 D. g Câu 11. Khi đo độ dài của một vật ta không nên: A. Chọn dụng cụ đo có GHĐ lớn hơn vật cần đo để chỉ cần thực hiện một lần đo. B. Chọn dụng cụ đo có GHĐ nhỏ hơn vật cần đo thực hiện nhiều lần đo. C. Đặt mắt nhìn vuông góc. D. Đặt một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước. Câu 12. Con số nào dưới đây chỉ khối lượng của một vật? A. 5 mét B. 2 lạng C. 10 bao D. 5 lít
  6. Câu 13. Dụng cụ không dùng để đo thể tích rắn không thấm nước là: A. Bình chứa B. Ca đong có ghi sẵn dung tích. C. Bình chia độ. D. Xi lanh có ghi sẵn dung tích. Câu 14. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích của vật bằng A. thể tích bình tràn. B. thể tích bình chứa. C. thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa. D. thể tích còn lại trong bình tràn. Câu 15. Giới hạn đo của thước sau là bao nhiêu? A. 1 cm B. 2 cm 0 1 2 3 4 5 cm C. 4 cm D. 5 cm Câu 16. Trong khi cày, con trâu đã tác dụng lên cái cày một: A. Lực căng. B. Lực kéo. C. Lực hút. D. Lực đẩy. Câu 17. Nói về kết quả tác dụng của lực, cách nói nào dưới đây là sai? Lực tác dụng vào một vật A. có thể làm thay đổi khối lượng của vật. B. có thể làm thay đổi hình dạng của vật. C. có thể làm cho vật chuyển động nhanh lên hoặc chậm lại. D. có thể làm thay đổi hướng chuyển động của vật. Câu 18. Niu tơn không phải là đơn vị của: A. Lực đẩy B. Trọng lượng C. Khối lượng D. Lực hút Câu 19. Trọng lực có phương và chiều như thế nào? A. Phương nằm ngang, chiều hướng sang trái. B. Phương nằm ngang, chiều hướng sang phải. C. Phương thẳng đứng, chiều hướng lên trên. D. Phương thẳng đứng, chiều hướng về phía Trái Đất. Câu 20. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có trọng lực? A. Vật nặng treo vào đầu lò xo làm lò xo giãn ra. B. Một quả táo rơi từ cây xuống đất. C. Quyển sách nằm trên mặt bàn. D. Nam châm hút được chiếc đinh sắt. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Một hòn đá bị ném vào chiếc gương làm gương bị vỡ. Gương có chịu tác dụng của lực không? Tại sao? Câu 2. (2 điểm) Khối lượng của một vật chỉ điều gì? Kể tên một số dụng cụ đo khối lượng. Câu 3. (1 điểm) Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa. Chú ý: - Không yêu cầu vẽ hình HẾT
  7. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A B A D D C B A C D B B A C D B A C D D II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Chiếc gương có chịu tác dụng của lực vì chiếc gương bị biến dạng. Câu 2. (2 điểm) - Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật. - Cân đòn, cân y tế, cân đồng hồ, Câu 3. (1 điểm) - Bước 1: Đổ nước vào bình tràn sao cho mực nước trong bình cao ngang với miệng ống của bình - Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Đồng thơi, lấy bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn - Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật rắn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Phương Anh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  8. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÝ 6 ĐỀ 3 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt trên một vật và có: A. Độ lớn như nhau, khác phương và cùng chiều B. Độ lớn như nhau, cùng phương và ngược chiều C. Độ lớn như nhau, cùng phương và cùng chiều D. Độ lớn như nhau, khác phương và khác chiều Câu 2. Đơn vị của khối lượng là: A. N B. km C. g D. m3 Câu 3. Nếu trên can nhựa chỉ thấy ghi 3 lít, thì có nghĩa là A. giới hạn đo của can là 3 lít. B. khối lượng của can là 3kg. C. độ chia nhỏ nhất của can là 1,5 lít. D. can dùng đựng tối đa là 3,2 lít. Câu 4. Cuốn SGK vật lý 6 có chiều rộng khoảng 16cm. Khi đo, nên chọn thước thẳng nào sau đây? A. Có GHĐ 0,2 m, ĐCNN 1mm B. Có GHĐ 0,5m, ĐCNN 1cm. C. Có GHĐ 1m, ĐCNN 1dm. D. Cả ba thước trên đều như nhau Câu 5. Hình bên cho thấy một biển báo giao thông đặt trước một chiếc cầu. Biển bảo này có nghĩa là tổng khối lượng của xe và hàng hóa mỗi khi qua cầu là A. không được quá 13 tấn. B. phải lớn hơn 13 tạ. C. phải lớn hơn 13 tấn. D. không được quá 13 tạ. Câu 6. Đơn vị không dùng để đo độ dài là: A. mét (m) B. đềximét (dm) C. kilômét (km) D. centimét khối (cm3) Câu 7. Lực nào trong các lực dưới đây là lực đẩy? A. Lực mà cần cẩu đã phải tác dụng vào thùng hàng để nâng thùng hàng lên. B. Lực mà đầu tàu tác dụng làm cho các toa tàu chuyển động C. Lực mà nam châm tác dụng lên vật bằng sắt D. Lực mà gió tác dụng vào thuyền buồm Câu 8. Chọn câu trả lời đúng. Khi chơi bóng rổ, vận động viên đập trái bóng xuống sàn. Khi đó quả bóng rổ: A. Biến dạng B. Vừa biến dạng, vừa biến đổi chuyển động C. Biến đổi chuyển động D. Không thay đổi Câu 9. Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. 0,01 cm B. 0,02 cm C. 0,1 cm D. 0,2 cm 0 1 2 3 4 5 cm
  9. Câu 10. Dụng cụ không dùng để đo khối lượng của một vật là: A. Cân y tế B. Bình tràn C. Cân tạ D. Cân đòn Câu 11. Đọc và ghi kết quả đo độ dài theo A. vạch chia lớn nhất. B. vạch chia xa nhất. C. vạch chia gần nhất. D. vạch chia bất kì. Câu 12. Nguyên nhân gây ra việc chọn dụng cụ có GHĐ sai: A. Ước lượng đơn vị đo độ dài trước khi đo. B. Không ước lượng đơn vị đo độ dài. C. Không ước lượng độ dài cần đo trước khi đo. D. Ước lượng độ dài cần đo trước khi đo. Câu 13. Dụng cụ không dùng trong đo thể tích rắn không thấm nước là: A. Thước kẻ B. Bình tràn C. Bình chia độ D. Bình chứa Câu 14. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 65cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 92cm3. Thể tích của hòn đá là A. 27cm3 B.92cm3 C. 65cm3 D. 187cm3 Câu 15. Con số 250g được ghi trên hộp mứt tết chỉ A. khối lượng cả hộp cả mứt trong hộp B. khối lượng mứt có trong hộp C. thể tích cả hộp cả mứt trong hộp D. thể tích mứt có trong hộp Câu 16. Người thợ xây đứng trên cao dùng dây kéo bao xi măng lên. Khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào? A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực. B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực. C. Lực kéo cùng phương nhưng ngược chiều với trọng lực. D. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực. Câu 17. Trời giông, gió thổi một chiếc lá bay lên cao. Dước tác dụng lực của gió A. chiếc lá bị biến đổi chuyển động B. chiếc lá bị biến dạng C. chiếc lá bị biến đổi màu sắc D. chiếc lá bị biến đổi khối lượng Câu 18. Đơn vị trọng lượng là gì? A. N. m3 B. N. m2 C. N. m D. N Câu 19. Chọn câu trả lời sai. A. Trọng lực là lực hút của Trái Đất. B. Trọng lượng là lực hút của Trái Đất. C. Trọng lượng là độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật. D. Trọng lượng là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật. Câu 20. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào không có trọng lực. A. Lực tác dụng lên con trâu đang đứng trên mặt đất. B. Lực tác dụng của con trâu lên cái cày. C. Lực tác dụng lên cái cày nằm im trên ruộng. D. Lực tác dụng lên cái cây ven đường. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò xo và của lò xo lên các ngón tay. Câu 2. (2 điểm) Lực là gì? Nêu đơn vị của lực. Câu 3. (1 điểm) Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa. Chú ý: Không yêu cầu vẽ hình HẾT
  10. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C A A A D D B D B C C A A B D A D B B II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) - Các ngón tay đã tác dụng lên lò xo một lực ép. - Lò xo đã tác dụng lên các ngón tay một lực đẩy. Câu 2. (2 điểm) - Lực là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác. - Đơn vị của lực là Niutơn (N) Câu 3. (1 điểm) - Bước 1: Đổ nước vào bình tràn sao cho mực nước trong bình cao ngang với miệng ống của bình - Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Đồng thơi, lấy bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn - Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật rắn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Phương Anh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  11. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÝ 6 ĐỀ 4 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Chọn câu trả lời đúng. 1 lạng bằng: A. 100000kg B. 1000 yến C. 10000 tạ D. 100g Câu 2. Dưới tác dụng của hai lực cân bằng, một vật đang đứng yên sẽ A. tiếp tục đứng yên. B. bắt đầu chuyển động. C. chuyển động nhanh lên. D. chuyển động chậm đi. Câu 3. Đơn vị đo lực hút của nam châm là: A. m B. N C. g D. ml Câu 4. Để đo độ dài của một vật, ta nên dùng A. thước đo. B. gang bàn tay. C. sợi dây. D. bàn chân. Câu 5. Chọn câu trả lời đúng. Độ chia nhỏ nhất của thước là: A. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước B. Độ dài giữa hai vạch chia đầu tiên và cuối cùng của thước C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp của thước D. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 6. Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 30 cm), nên chọn thước nào trong các thước sau: A. Thước có giới hạn đo 30 cm và độ chia nhỏ nhất 2 mm. B. Thước có giới hạn đo 30 cm và độ chia nhỏ nhất 1 mm. C. Thước có giới hạn đo 30 cm và độ chia nhỏ nhất 1 cm. D. Thước có giới hạn đo 30cm và độ chia nhỏ nhất 2 cm. Câu 7. Chọn câu đúng. Lực là tác dụng của vật này lên vật khác. A. đẩy (hút) B. đẩy (kéo) C. đẩy (nâng) D. đẩy (ép) Câu 8. Chọn câu trả lời sai. 1 m3 = A. 100 lít B. 1000 dm3 C. 1000000cm3 D. 1000000ml Câu 9. Đổi 1 km = . A. 1000m B. 1000dm C. 10000m D. 100dm Câu 10. Để xác định khối lượng của một học sinh. Người ta dùng: A. Thước kẻ B. Thước cuộn C. Bình tràn D. Cân Câu 11. Trước khi đo độ dài của một vật ta nên chọn thước có: A. Có thể chọn ĐCNN tùy ý. B. ĐCNN càng lớn thì kết quả càng chính xác. C. ĐCNN càng nhỏ thì kết quả càng chính xác. D. Chỉ cần quan tâm đến GHĐ là được. Câu 12. Chọn câu trả lời đúng. Để đọc được kết quả đo độ dài đúng, cần: A. Đặt thước vuông góc với vật đo. B. Đặt thước dọc theo vật đo. C. Đặt mắt nhìn lệch. D. Đặt mắt nhìn song song
  12. Câu 13. Trong hình dưới đây, cách đặt mắt nào là đúng và kết quả đo được là bao nhiêu? A. Cách b, kết quả là 21,6 ml. B. Cách a, kết quả là 21,5 ml. C. Cách b, kết quả là 21,4 ml. D. Cách c, kết quả là 21,6 ml. Câu 14. Em hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình sau đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng còn gần đầy chai 500 ml A. Bình 500 ml có vạch chia tới 2 ml B. Bình 100 ml có vạch chia tới 10 ml C. Bình 500 ml có vạch chia tới 5 ml D. Bình 100 ml có vạch chia tới 1 ml Câu 15. Khối lượng của một chiếc cặp có chứa sách vào cỡ bao nhiêu? A. Vài gam. B. Vài trăm gam. C. Vài kilogam. D. Vài trăm kilogam. Câu 16. Công việc nào sau đây không cần dùng đến lực: A. Xách một xô nước. B. Nâng một tấm gỗ. C. Đẩy một chiếc xe. D. Đọc một trang sách. Câu 17. Chiếc diều bay lượn trên bầu trời. Lực mà gió tác dụng đã A. làm biến đổi chuyển động và biến dạng chiếc diều. B. làm biến dạng chiếc diều. C. làm biến đổi chuyển động của chiếc diều. D. không gây ra kết quả gì. Câu 18. Từ “lực” trong câu nào dưới đây chỉ sự kéo hoặc đẩy? A. Lực bất tòng tâm. B. Lực lượng vũ trang cách mạng là vô địch. C. Học lực của bạn Xuân rất tốt. D. Bạn học sinh quá yếu, không đủ lực nâng nổi một đầu bàn học. Câu 19. Trái Đất tác dụng lực hút lên vật nào? A. Mọi vật. B. Chỉ các vật bằng sắt. C. Chỉ các vật bằng kim loại. D. Chỉ các vật bằng gỗ. Câu 20. Lực nào sau đây không thể là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng đang rơi. B. Lực tác dụng lên một quả bóng bay làm quả bóng hạ thấp dần. C. Lực mặt bàn tác dụng lên vật đặt trên bàn. D. Lực vật nặng tác dụng vào dây treo. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Chiếc phao của một cần câu đang nổi,bỗng bị cá cắn kéo xuống dưới nước.Chiếc phao có chịu tác dụng của lực không? Tại sao? Câu 2. (2 điểm) Thế nào là hai lực cân bằng? Lấy ví dụ. Câu 3. (1 điểm) Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa. Chú ý: - Không yêu cầu vẽ hình HẾT
  13. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A B A C B B A A D C B A A C D A D A C II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Chiếc phao có chịu tác dụng của lực vì chiếc phao bị biến đổi chuyển động. Câu 2. (2 điểm) - Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật. - HS tự lấy ví dụ. Câu 3. (1 điểm) - Bước 1: Đổ nước vào bình tràn sao cho mực nước trong bình cao ngang với miệng ống của bình - Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Đồng thơi, lấy bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn - Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật rắn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Phương Anh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng
  14. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I VẬT LÝ 6 ĐỀ 5 Năm học: 2020 – 2021 Thời gian làm bài: 45 phút (Đề thi gồm 2 trang) I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng Câu 1. Khi đặt thước đo độ dài của một vật ta nên để thước: A. Song song với độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0. B. Vuông góc với độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0. C. Dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0. D. Dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật gần bằng với vạch số 0. Câu 2. Giới hạn đo của thước là: A. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước B. 1milimét (1mm) C. Độ dài lớn nhất giữa hai vạch chia liên tiếp của thước D. Độ dài lớn nhất ghi trên thước. Câu 3. Đơn vị đo khối lượng thường dùng là: A. km B. kilogam C. m2 D. lít Câu 4. Một chiếc xe đạp đang đi, bỗng bị hãm phanh, xe dừng lại. Khi đó A. xe đạp bị biến dạng. B. xe đạp bị biến đổi dao động. C. xe đạp bị biến đổi chuyển động. D. xe đạp bị biến đổi chuyển động và hình dạng. Câu 5. Các thước nào sau đây thích hợp để đo chiều rộng của cuốn sách giáo khoa vật lý lớp 6? A. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1mm B. Thước thẳng có GHĐ 30cm và ĐCNN 1mm C. Thước thẳng có GHĐ 10cm và ĐCNN 1mm D. Thước thẳng có GHĐ 20cm và ĐCNN 1mm Câu 6. Phương pháp dùng bình tràn kết hợp với bình chia độ để đo thể tích của một vật là thích hợp để đo thể tích của A. viên đường. B. hòn đá cuội. C. viên phấn. D. quả bóng bàn. Câu 7. Trong các lực sau đây, lực nào là trọng lực? A. Lực tác dụng lên vật nặng được treo vào lò xo. B. Lực lò xo tác dụng lên vật nặng treo vào nó. C. Lực tác dụng lên lò xo khi bị nén. D. Lực hút của nam châm tác dụng lên vật nặng bằng kim loại. Câu 8. Hai lực cân bằng là hai lực có cùng độ lớn và có: A. Cùng phương, ngược chiều và tác dụng lên cùng 1 vật. B. Cùng phương, ngược chiều và tác dụng lên cùng nhiều vật. C. Cùng phương, cùng chiều và tác dụng lên cùng 1 vật. D. Cùng phương, cùng chiều và tác dụng lên cùng nhiều vật. Câu 9. Chọn câu trả lời sai. 1 tấn bằng: A. 1000kg B. 10 yến C. 100000g D. 100 tạ Câu 10. Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,3cm 3 sau đây, cách ghi nào là đúng: A. 5,3cm3 B. 11,2cm3. C. 11cm3 D. 5,30cm3. Câu 11. Đơn vị của lực là: A. N B. kg C. g D. mg
  15. Câu 12. Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình A. GHĐ 10cm; ĐCNN 0,5cm. B. GHĐ 10cm; ĐCNN 1cm. C. GHĐ 10cm; ĐCNN 0 cm. D. GHĐ 10cm; ĐCNN 1mm. Câu 13. Khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra, thì thông qua xe tay ta đã tác dụng lên lò xo một: A. Lực đẩy B. Lực ép C. Lực kéo D. Lực hút Câu 14. Dụng cụ dùng để đo độ dài một vật là: A. Thước kẻ B. Bình tràn C. Cân D. Bình chia độ Câu 15. Gió đã thổi căng phồng một cánh buồm. Gió đã tác dụng lên cánh buồm một lực nào trong số các lực sau: A. Lực căng. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực đẩy. Câu 16. Trọng lực là lực hút của: A. Nam châm B. Trái Đất C. Dòng điện D. Mặt Trăng Câu 17. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Trọng lực có phương xiên và có chiều hướng về phía Trái Đất. B. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng ra xa Trái Đất. C. Trọng lực có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. D. Trọng lực có phương nằm ngang và có chiều hướng về phía Trái Đất. Câu 18. Đơn vị đo độ dài hợp pháp nước ta là: A. mét (m) B. đềximét (dm) C. kilômét (km) D. centimét (cm) Câu 19. Con số 300g trên hộp sữa chỉ: A. Thể tích của cả hộp sữa B. Thể tích của sữa chứa trong hộp. C. Khối lượng của cả hộp sữa. D. Khối lượng của sữa chứa trong hộp. Câu 20. Trong trường hợp nào dưới đây, chuyển động của vật không bị biến đổi? A. Máy bay đang bay ở chế độ ổn định. B. Quả bóng đập vào tường rồi quay trở lại. C. Xe đang chạy trên đường thì tài xế hãm phanh, xe chạy chậm dần. D. Xe đi qua một khúc quanh với tốc độ không đổi. II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Gió làm chiếc lá trên cây rụng xuống đất. Chiếc lá có chịu tác dụng của lực không? Tại sao? Câu 2. (2 điểm) Trọng lực là gì? Trọng lượng là gì? Câu 3. (1 điểm) Hãy mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn và binh chứa Chú ý: - Không yêu cầu vẽ hình HẾT
  16. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Môn: Vật Lí 6 I. Trắc nghiệm (5 điểm) Ghi vào bài làm chữ cái đứng trước những đáp án đúng (Mỗi câu đúng được 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C D B C D B A A C A A A C A D B C A D A II. Phần tự luận (5 điểm) Câu 1. (2 điểm) Chiếc lá có chịu tác dụng của lực vì chiếc lá bị biến đổi chuyển động. Câu 2. (2 điểm) - Trọng lực là lực hút của Trái Đất - Trọng lượng của một vật là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật đó Câu 3. (1 điểm) - Bước 1: Đổ nước vào bình tràn sao cho mực nước trong bình cao ngang với miệng ống của bình - Bước 2: Thả chìm vật rắn vào bình tràn. Đồng thơi, lấy bình chứa hứng nước tràn ra từ bình tràn - Bước 3: Đổ nước từ bình chứa vào bình chia độ. Xác định thể tích của vật rắn. GV LẬP NHÓM TRƯỞNG DUYỆT KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Lê Phương Anh Ngô Mỹ Linh Nguyễn Thị Song Đăng