Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 10 nâng cao

docx 6 trang nhatle22 3620
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 10 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_lop_10_nang_cao.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Lớp 10 nâng cao

  1. MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA VỀ PHẦN VA CHẠM VÀ ÁP SUẤT THỦY TĨNH ĐỀ 1 Câu 1: Chọn câu sai đối với hệ va chạm mềm. A. Nội lực rất lớn nên ta có thể bỏ qua ngoại lựcB. Biến dạng không được phục hồi. C. Tổng động lượng của hệ trước và sau va chạm thì bằng nhau.D. Động năng toàn phần không thay đổi. Câu 2: Khi nói về va chạm của 2 vật, phát biểu nào sau đây là sai: A. Hệ 2 vật được coi là hệ kín trong thời gian va chạm. B. Nếu va chạm là đàn hồi, chỉ có động lượng của hệ bảo toàn, cơ năng không bảo toàn. C. Trong va chạm mềm, định luật bảo toàn động lượng được thỏa mãn. D. Trong va chạm mềm, một phần động năng của hệ chuyển hóa thành nội năng. Câu 3: Gọi pa, pb lần lượt là áp suất chất lỏng tại A, B có độ sâu tương ứng là ha, hb; ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Định luật cơ bản của áp suất thủy tĩnh học được diễn tả bởi hệ thức: A. pb - pa = ρg(ha - hb)B. p a - pb = ρg(hb - ha)C. p b + pa = ρg(ha + hb) D. pb - pa = ρg(hb - ha) Câu 4: Câu nào sau đây là không đúng ? A. Áp suất của chất lỏng không phụ thuộc vào khối lượng riêng của chất lỏng. B. Độ chênh lệch áp suất tại hai vị trí khác nhau trong chất lỏng không phụ thuộc áp suất khí quyển ở mặt thoáng. C. Độ tăng áp suất lên một bình kín truyền đi nguyên vẹn trong bình. D. Khi lặn xuống càng sâu xuống nước ta chịu một áp suất càng lớn. Câu 5: Với pa là áp suất khí quyển tại điểm đang xét, ρ là khối lượng riêng của chất lỏng, g là gia tốc trọng trường. Áp suất thủy tĩnh p của chất lỏng ở độ sâu h so với mặt thoáng được xác định theo công thức: A. p = ρghB. p = p a – ρgh C. p = pa D. p = pa + ρgh Câu 6: Chọn câu sai: A. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào có tốc độ lớn thì áp suất tĩnh nhỏ, nơi nào có tốc độ nhỏ thì áp suất tĩnh lớn. B. Định luật Béc-nu-li áp dụng cho chất lỏng và chất khí chảy ổn định. C. Áp suất toàn phần tại một điểm trong ống dòng nằm ngang thì tỉ lệ bậc nhất với vận tốc dòng. D. Trong một ống dòng nằm ngang, nơi nào các đường dòng càng nằm xít nhau thì áp suất tĩnh càng nhỏ. Câu 7: Chọn hệ thức đúng đổi đơn vị áp suất: A. 1 torr = 1,013.105 Pa B. 1 Pa = 133,3 mmHg C. 1 atm = 133,3 Pa D. 1 atm = 76 cmHg Câu 8: Chọn phát biểu đúng về áp suất trong lòng chất lỏng. A. Ở cùng một độ sâu h, áp suất trong lòng các chất lỏng tỉ lệ thuận với khối lượng riêng của chất lỏng. B. Khối lượng chất lỏng trong bình chứa càng lớn thì áp suất chất lỏng ở đáy bình càng lớn. C. Áp suất trong lòng chất lỏng phụ thuộc vào áp suất khí quyển. D. Trong lòng một chất lỏng, áp suất ở độ sâu 2h lớn gấp hai lần áp suất ở độ sâu h. Câu 9: Chọn phát biểu đúng về áp suất trong lòng chất lỏng. A. Áp suất trong lòng chất lỏng lớn hơn áp suất khi quyển trên mặt thoáng. B. Ở cùng một độ sâu áp suất tỉ lệ với diện tích mặt thoáng. C. Trong một ống chữ U mặt thoáng hai bên ống luôn bằng nhau cho dù mỗi nhánh ống chứa một chất lỏng khác nhau không hoà tan. D. Một ống chữ U chứa cùng một chất lỏng, mặt thoáng bên ống tiết diện lớn thấp hơn bên ống tiết diện nhỏ. Câu 10: Áp suất ở đáy một bình chất lỏng thì không phụ thuộc vào: A. Gia tốc trọng trường.B. Khối lượng riêng của chất lỏng. C. Chiều cao chất lỏng.D. Diện tích mặt thoáng. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng với nguyên lí Paxcan ? A. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. B. Áp suất của chất lỏng chứa trong bình được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. C. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng. D. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền đến thành bình.
  2. Câu 12: Một máy ép dùng chất lỏng có diện tích hai pittông là S 1 và S2; lực tác dụng tương ứng là F 1 và F2; quãng đường di chuyển của hai pittong tương ứng là h1 và h2. Hệ thức nào sau đây là không đúng? A. F1.S1 = F2.S2 B. F 1.S2= F2.S1 C. h 1.S1 = h2.S2 D. h2.F2 = h1.F1 Câu 13: Một quả cầu khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s tới va chạm đàn hồi, xuyên tâm vào quả cầu thứ hai khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1 m/s ngược chiều với quả cầu thứ nhất. Hãy xác định tốc độ của hai quả cầu sau khi va chạm. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu 1 trước va chạm. ' ' ' ' A. v1 = 2,2 m/s; v2 = 1,8 m/sB. = 0,8 m/s; = 1,6 m/s v1 v2 ' ' ' ' C. v1 = 1,8 m/s; v2 = 2,2 m/sD. = 1,6 m/s; = 0,8 m/s v1 v2 Câu 14: Bắn một hòn bi thủy tinh có khối lượng m với vận tốc v 1 vào một hòn bi thép đứng yên có khối lượng 3m. Tính các vận tốc của hai hòn bi sau va chạm, biết va chạm là trực diện và đàn hồi. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của quả cầu 1 trước va chạm. ' ' ' ' A. v1 2v1 ; B.v2 2v1 ; v1 2v1 v2 2v1 v v v v C. v' 1 ; D.v' 1 ; v' 1 v' 1 1 2 2 2 1 2 2 2 m1 Câu 15: Một vật có khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v tới va chạm trực diện với vật khối lượng m đang nằm 2 2 yên. Va chạm là hoàn toàn không đàn hồi và sau va chạm cả hai vật chuyển động với cùng vận tốc v’. Tỉ số giữa tổng động năng của hai vật trước và sau va chạm là: 2 2 2 2 3 v 2 v 1 v v A. B. C. D. 2 2 v' 3 v' 2 v' v' Câu 16: Một quả cầu có khối lượng m1 = 2 kg chuyển động với vận tốc v1 = 3 m/s va chạm đàn hồi xuyên tâm với quả cầu thứ hai khối lượng m2 = 3 kg đang chuyển động cùng chiều với quả cầu thứ nhất với vận tốc v 2 = 1 m/s. Tìm vận tốc của các quả cầu sau va chạm. ' ' ' ' A. v1 = 1,6 m/s; v2 = 3,6 m/sB. = 0,6 m/s; = 2,6 m/s v1 v2 ' ' ' ' C. v1 = 3,6 m/s; v2 = 1,6 m/sD. = 2,6 m/s; = 0,6 m/s v1 v2 Câu 17: Vật nào sau đây gây ra áp suất lớn nhất xuống sàn nằm ngang khi đặt nằm yên trên sàn ? A. Hình trụ nặng 35 N, có bán kính đáy bằng 15 cm.B. Hình hộp vuông nặng 35 N, có cạnh dài 10 cm. C. Hình hộp vuông nặng 35 N, có cạnh 15 cm.D. Hình trụ nặng 35 N, có bán kính đáy bằng 10 cm. Câu 18: Một quả cầu sắt có đường kính 3 cm. Biết khối lượng riêng của sắt là 7,8.103 kg/m3. Khối lượng của quả cầu là: A. 0,25 kgB. 0,11 kgC. 0,15 kgD. 0,32 kg Câu 19: Tiết diện của pít-tông nhỏ trong một cái máy thủy lực bằng 3 cm 2. Để vừa đủ nâng một ô tô nặng 15000 N lên người ta dùng một lực có độ lớn 225 N. Pít-tông lớn phải có diện tích là: A. 150 cm2 B. 200 cm2 C. 300 cm2 D. 100 cm2 Câu 20: Tính áp suất thủy tĩnh ở đáy một hồ sâu 30 m. Cho khối lượng riêng của nước là ρ = 103 kg/m3 và áp suất khí quyển 5 2 2 pa = 1,01.10 N/m . Lấy g = 9,8 m/s . A. 3,95.105 PaB. 4,24.10 5 N/m2 C. 2,67.105 Pa D. 3,24.105 N/m2 - Hết -
  3. ĐỀ 2 Câu 1: Trong va chạm đàn hồi: A. Động năng bảo toàn, động lượng không bảo toàn.B. Động lượng bảo toàn, động năng không bảo toàn. C. Động lượng và động năng đều không bảo toàn.D. Động lượng và động năng đều bảo toàn. Câu 2: Chọn câu sai trong các cách phát biểu sau: A. Va chạm xuyên tâm giữa hai vật là va chạm đàn hồi trực diện. B. Trong va chạm giữa hai vật, động lượng và động năng của hệ luôn được bảo toàn. C. Trong va chạm đàn hồi trực diện, vận tốc tương đối của hai vật giữa nguyên giá trị tuyệt đối nhưng đổi chiều. D. Cả B và C đều đúng. Dùng dữ kiện sau trả lời câu 3 và câu 4: Ba bình dạng khác nhau nhưng có diện tích đáy bằng nhau. Đổ nước vào các bình sao cho mực nước cao bằng nhau. Câu 3: Áp suất và lực ép lên các đáy bình là: A. bằng nhau vì chiều cao và diện tích đáy bằng nhau B. áp suất và lực ép bình 1 lớn nhất. C. bình 3 có áp suất và lực ép lớn nhất. D. áp suất và lực ép bình 2 nhỏ nhất. Câu 4: Trọng lượng của nước trong các bình: A. bằng nhau.B. bình 3 lớn nhất.C. bình 2 lớn nhất.D. bình 1 lớn nhất. Câu 5: Một đơn vị thường dùng của áp suất là: A. N/mB. N/m 2 C. N.m2 D. N.m  Câu 6: Tác dụng lực F lên pittông nhỏ. Để có lực tác dụng lên pittông lớn có F ' = 2F thì pittông lớn phải có tiết diện A. bằng một nửa tiết diện pittông nhỏ.B. lớn hơn nhiều lần pittông nhỏ. C. lớn gấp 2 lần pittông nhỏ.D. lớn gấp 4 lần pittông nhỏ. Câu 7: Khi chảy ổn định, lưu lượng chất lỏng trong một ống dòng là: A. tăng hoặc giảm B. không đổi C. luôn tăng D. luôn giảm Câu 8: Áp suất trong lòng chất lỏng có tính chất sau: A. Chỉ phụ thuộc độ sâu h với mọi chất lỏng. B. Có giá trị như nhau tại một điểm dù theo các hướng khác nhau. C. Có giá trị không đổi ở một điểm trong lòng một chất lỏng dù ở mọi điểm trên mặt trái đất. D. Có giá trị như nhau ở mọi điểm trên cùng một mặt phẳng. Câu 9: Trong dòng chảy của chất lỏng: A. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau. B. Nơi có vận tốc càng bé thì ta biểu diễn các đường dòng càng sít nhau. C. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng xa nhau. D. Nơi có vận tốc càng lớn thì ta biểu diễn các đường dòng càng khó. Câu 10: Chất lỏng lí tưởng là chất lỏng thoả mãn điều kiện nào sau đây A. Chất lỏng không nhớt.B. Sự chảy là ổn định. C. Chất lỏng không chịu nén. D. Tất cả đều đúng. Câu 11: Chọn phát biểu sai. A. Áp suất có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích. B. Áp suất là như nhau tại tất cả các điểm trên cùng một mặt nằm ngang. C. Áp suất ở những điểm có độ sâu khác nhau thì như nhau. D. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau. Câu 12: Chọn câu trả lời đúng. A. Trong một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. B. Trong một ống dòng không nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì là một hằng số. C. Trong một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động là một hằng số. D. Trong một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động tại một điểm bất kì luôn thay đổi.
  4. Câu 13: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m 1 = 100 g và m2 = 200 g chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v 1 = v2 = 3 m/s. Biết hai xe va chạm không đàn hồi. Bỏ qua mọi lực cản. Vận tốc sau va chạm của hai xe có chiều: A. cùng chiều chuyển động trước va chạm của xe 2 và có độ lớn 3 m/s. B. cùng chiều chuyển động trước va chạm của xe 1 và có độ lớn 1 m/s. C. cùng chiều chuyển động trước va chạm của xe 2 và có độ lớn 1 m/s. D. cùng chiều chuyển động trước va chạm của xe 1 và có độ lớn 3 m/s. Câu 14: Một máy thủy lực của trạm sửa chữa ô tô dùng không khí nén lên một pít-tông có bán kính 5 cm. Áp suất được truyền sang một pít-tông khác có bán kính 15 cm. Để nâng một ô tô có trọng lượng 13000 N thì áp suất khí nén là: A. 1,65.105 PaB. 1,84.10 5 PaC. 1,24.10 5 Pa D. 1,54.105 Pa Câu 15: Cửa ngoài của một nhà rộng 3,4 m; cao 2,1 m. Một trận bão đi qua áp suất bên ngoài giảm còn 0,96 atm. Trong nhà áp suất vẫn giữ ở 1,0 atm. Tính lực toàn phần tác dụng lên cửa A. 4,86.104 NB. 3,86.10 4 NC. 2,52.10 4 N D. 2,89.104 N Câu 16: Một người nặng 50 kg đứng thăng bằng trên một góc đế giày. Cho tiết diện đế giày hình tròn, bằng phẳng, có bán kính 2 cm và g = 9,8 m/s2. Áp suất của người đặt lên sàn là: A. 3,6.106 N/m2 B. 2,9.105 N/m2 C. 3,9.105 N/m2 D. 9,2.105 N/m2 Câu 17: Tính áp lực lên một phiến đá có diện tích 2 m2 ở đáy một hồ sâu 30 m. Cho khối lượng riêng của nước là 3 3 5 2 2 10 kg/m và áp suất khí quyển là pa = 1,013.10 N/m . Lấy g = 9,8 m/s . A. 750000 N/m2 B. 790600 N/m2 C. 890600 N/m2 D. 690000 N/m2 Câu 18: Tiết diện của pít tông nhỏ trong một cái kích thủy lực bằng 3 cm2. Để vừa đủ để nâng một ôtô có trọng lượng 15000 N lên người ta dùng một lực có độ lớn 225 N. Pít-tông lớn phải có tiết diện là bao nhiêu cm2 ? A. 250B. 200C. 150D. 300 Câu 19: Dưới đáy một thùng gỗ có lỗ hình tròn tiết diện S = 12 cm2. Đậy kín lỗ bằng một nắp phẳng được ép từ ngoài vào bởi một lò xo có độ cứng k = 100 N/m. Đổ vào thùng một lớp nước dày h = 20 cm. Khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. Để nước không bị chảy ra ngoài ở lổ đó thì lò xo bị nén một đoạn ít nhất là bao nhiêu cm? A. 2,8B. 3C. 2,4D. 2 3 3 5 2 2 Câu 20: Khối lượng riêng của nước biển là 1,0.10 kg/m , áp suất pa = 1,01.10 N/m , g = 9,8 m/s thì ở độ sâu 1000 m dưới mực nước biển có áp suất là: A. 108 Pa B. 99,01.10 5 Pa C. 10 7 Pa D. 109 Pa - Hết -
  5. ĐỀ 3 Câu 1: Trong va chạm không đàn hồi: A. Động năng bảo toàn, động lượng không bảo toàn.B. Động lượng bảo toàn, động năng không bảo toàn. C. Động lượng và động năng đều không bảo toàn.D. Động lượng và động năng đều bảo toàn. Câu 2: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của áp suất ? A. TorrB. PaC. N.m 2 D. mmHg Câu 3: Kết quả nào sau đây không đúng ? A. 1 kWh = 1000 WB. 1 kWh = 3,6.10 6 N.mC. 0,5 kWh = 1,8.10 6 JD. 1 Torr = 1 mmHg Câu 4: Chọn phát biểu đúng về chuyển động của chất lỏng. A. Định luật bảo toàn dòng S1.v1 = S2.v2 thể hiện bảo toàn khối lượng. B. Hai đường dòng chỉ cắt nhau không quá một lần. C. Dọc theo một đường dòng phương chiều véctơ vận tốc thay đổi nhưng độ lớn không đổi. D. Tiết diện ngang ống dòng càng lớn thì số đường dòng càng nhiều. Câu 5: Chọn phát biểu sai về chuyển động của chất lỏng. A. Các đường dòng không cắt nhau. B. Tiết diện ngang ống dòng càng lớn thì mật độ đường dòng càng nhỏ. C. Định luật bảo toàn dòng S1.v1 = S2.v2 thể hiện bảo toàn động lượng. D. Vận tốc chảy càng lớn thì các đường dòng càng mau dầy đặc Câu 6: Chọn phát biểu đúng về định luật Béc-nu-li. A. Trên một ống dòng nằm ngang nơi nào chất lỏng chảy nhanh thì áp suất lớn. B. Ở cùng một độ cao ,chất lỏng chảy càng chậm áp suất càng lớn. C. Nếu ống dòng nằm ngang thì áp suất như nhau ở mọi điểm. D. Dọc theo một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động không đổi. Câu 7: Chọn phát biểu sai về định luật Béc-nu-li. A. Dọc theo một ống dòng nằm ngang tổng áp suất tĩnh và áp suất động không đổi. B. Với ống dòng có tiết diện ngang không đổi, áp suất chất lỏng ở đầu thấp lớn hơn đầu cao. C. Định luật Béc-nu-li phản ảnh định luật biến thiên động năng. D. Định luật Béc-nu-li là hệ quả của định luật bảo toàn cơ năng. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng với nguyên lí Pa-xcan ? A. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. B. Áp suất của chất lỏng chứa trong bình được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. C. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng được truyền nguyên vẹn cho mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. D. Độ tăng áp suất lên một chất lỏng chứa trong một bình kín được truyền đến mọi điểm của chất lỏng và của thành bình. Câu 9: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất tác dụng từ trên xuống lớn hơn từ dưới lên. B. Tại mỗi điểm của chất lỏng, áp suất theo mọi phương là như nhau. C. Áp suất tĩnh ở những điểm của chất lỏng có độ sâu khác nhau là khác nhau. D. Áp suất có giá trị bằng lực trên một đơn vị diện tích. Câu 10: Lực mà chất lỏng nén lên vật có A. phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.B. phương thẳng đứng ,chiều từ dưới lên. C. phương vuông góc với mặt vật.D. có phương và chiều bất kì. Câu 11: Chọn câu sai trong các câu sau: A. Áp suất tuyệt đối ở độ sâu h lớn hơn áp suất khí quyển. B. Hiệu của áp suất tuyệt đối p ở độ sâu h và áp suất khí quyển là ρVh. C. Hình dạng của bình chứa không ảnh hưởng tới áp suất ρ. D. Áp suất ρA và ρB tại hai điểm A và B trên cùng một độ cao là như nhau.
  6. Câu 12: Một bình thông nhau gồm 3 nhánh có tiết diện như nhau đang đựng nước. Đổ vào một nhánh của bình một cột dầu có độ cao h, khối lượng riêng ρ thì độ tăng áp suất tác dụng lên đáy bình là: A. 0 B. ρgh C. ρgh/2 D. ρgh/3 Câu 13: Hai xe lăn nhỏ có khối lượng m1 = 300 g và m2 = 2 kg chuyển động trên mặt phẳng ngang ngược hướng nhau với các vận tốc tương ứng v 1 = 2 m/s; v2 = 0,8 m/s. Biết hai xe va chạm không đàn hồi. Bỏ qua mọi lực cản. Độ lớn và chiều của vận tốc sau va chạm là: A. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ 2.B. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ 1. C. 0,86 m/s và theo chiều xe thứ 1.D. 0,43 m/s và theo chiều xe thứ 2. Câu 14: Một máy nâng thuỷ lực của trạm sửa chữa ôtô dùng không khí nén lên một pít tông có bán kính 5cm. Áp suất được truyền sang một pit-tông khác có bán kính 15 cm. Hỏi khí nén phải tạo ra một lực ít nhất bằng bao nhiêu để nâng một ô tô có trọng lượng 13 000 N ? Áp suất nén khi đó bằng bao nhiêu ? A. 1 444,4 N và 1,84.105 PaB. 722,4 N và 1,84.10 5 Pa C. 722,4 N và 3,68.105 Pa D. 1 444,4 N và 3,68.105 Pa Câu 15: Hãy tính áp suất tuyệt đối p ở độ sâu 1000 m dưới mực nước biển. Cho khối lượng riêng của nước biển là 1,0.10 3 3 5 2 2 kg/m và pa= 1,01.10 N/m . Cho g = 9,8 (m/s ). A. 9,9.105 kPaB. 9,9.10 6 kPaC. 9,9.10 5 Pa D. 9,9.106 Pa Câu 16: Áp suất khí quyển ở mặt thoáng 10 5 Pa thì áp suất tĩnh trong lòng nước ở độ sâu 10 m là bao nhiêu ? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, lấy g = 10 m/s2. A. 50.105 Pa B. 15.10 5 Pa C. 10 6 Pa D. 2.105 Pa Câu 17: Một ống nghiệm có chiều cao h, khi đựng đầy chất lỏng thì áp suất tại đáy ống là p. Thay bằng chất lỏng thứ hai để áp suất tại đáy ống vẫn là p thì chiều cao cột chất lỏng chỉ là 2h . Tỉ số hai khối lượng riêng 1 của hai chất lỏng này là: 3 2 A. 3/2 B. 2/3 C. 5/3 D. 3/5 2 Câu 18: Tại độ sâu 2,5 m so với mặt nước của một chiếc tàu có một lổ thủng diện tích 20 cm . Áp suất khí quyển p a = 1,01.105 Pa, = 103 kg/m3, g = 9,8 m/s2. Lực tối thiểu cần giữ lổ thủng là: A. 25 N B. 51 N C. 251 N D. 502 N Câu 19: Một máy ép dùng chất lỏng có đường kính hai pittông d 1 = 5d2. Để cân bằng với lực 10000 N cần tác dụng vào pittong nhỏ một lực bằng bao nhiêu ? A. 2000 N B. 1000 N C. 800 N D. 400 N Câu 20: Cho khối lượng riêng của nước biển là 1,0.10 3 kg/m3 và áp suất khí quyển là 1,01.105. Lấy g = 10 m/s2. Áp suất tuyệt đối ở độ sâu 800 m dưới mực nước biển là A. 81,01.105 N/m2 B. 81,01.10 4 N/m2 C. 78,99.105 N/m2 D. 78,99.104 N/m2 - Hết -