Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019

pdf 2 trang nhatle22 4450
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_9_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 9 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2018 - 2019 Môn: VẬT LÝ - Lớp 9 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong các câu sau và ghi vào giấy thi: Câu 1. Công thức tính công của dòng điện: A. A = U.I.t B. A = U2.I.t C. A = U.R.t D. A, C đúng Câu 2. Đơn vị của công suất là: A. W, kW B. W.s, W.h, kW.h C. J, kJ D. B, C đúng Câu 3. Dòng điện chạy qua một dây dẫn có cường độ 0,4A và hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 16V. Điện trở của dây dẫn này là: A. 6Ω B. 37,5Ω C. 40Ω D. 0,02Ω Câu 4. Hai điện trở R1 = 100Ω và R2 = 200Ω mắc song song với nhau thì điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. 300Ω B. 150Ω C. 67Ω D. 200Ω Câu 5. Chất có điện trở suất nhỏ nhất là: A. Sắt B. Nhôm C. Bạc D. Đồng Câu 6. Hai đoạn dây dẫn làm bằng nhôm có cùng tiết diện, có chiều dài và điện trở tương ứng là l1, R1 và l2, R2. Hệ thức nào sau đây đúng. ll1 2 A. l1.R1 = l2.R2 B. C. R1.R2 = l1.l2 D. A, B, C đúng RR12 Câu 7. 1J có giá trị bằng: A. 1W B. 1kW C. 1W.s D. 1cal Câu 8. Có 50 điện trở giống nhau được mắc nối tiếp vào mạch điện, biết giá trị mỗi điện trở là 15Ω. Điện trở tương đương của đoạn mạch là: A. 50Ω B. 500Ω C. 750Ω D. 0,3Ω Câu 9. Hình ảnh mạt sắt được sắp xếp thành những đường cong nối từ cực này sang cực kia của nam châm được gọi là: A. Đường sức từ B. Từ phổ C. Từ trường D. Lực từ Câu 10. Nam châm vĩnh cửu không thể hút được vật làm bằng: A. Sắt B. Côban C. Nhôm D. Thép Câu 11. Nam châm điện có cấu tạo gồm một ống dây dẫn trong có: A. Lõi sắt non B. Lõi thép C. Lõi đồng D. Nam châm Câu 12. Hiện tượng xảy ra khi cho dòng điện chạy qua một ống dây được đặt trong từ trường của một nam châm là: A. Nam châm hút ống dây. B. Ống dây hút nam châm. C. Nam châm bị lệch D. Ống dây chuyển động. II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1. (1 điểm) Bóng đèn trong gia đình em bị hư. Hãy nêu các công việc cần làm để thay bóng đèn mới sao cho đảm bảo an toàn điện. Câu 2. (2 điểm) a) Phát biểu qui tắc nắm tay phải. b) Vẽ đường sức từ, xác định 2 cực của kim nam châm và chiều dòng điện chạy qua các vòng dây của ống dây sau:
  2. K - + A B Câu 3. (3 điểm) Một bóng đèn loại 220V - 50W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. a) Tính điện trở và cường độ dòng điện chạy qua dây tóc của đèn. b) Mắc vào mạch điện một bóng đèn thứ hai cùng loại với đèn nói trên. Vẽ sơ đồ mạch điện để hai đèn hoạt động bình thường. Tính công suất của đoạn mạch khi này. Câu 4. (1 điểm) Trình bày cách xác định công suất điện của một bóng đèn bằng vôn kế và ampe kế. Vẽ sơ đồ mạch điện (nếu có) - Hết -