Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

docx 1 trang nhatle22 3060
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_7_hoc_ki_i_nam_hoc_2018_2019_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật Lý Khối 7 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Phan Chu Trinh

  1. PHÒNG GD&ĐT TP BUÔN MA THUỘT KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 - 2019 TRƯỜNG THCS PHAN CHU TRINH MÔN: VẬT LÍ – LỚP 7 THỜI GIAN: 45 PHÚT (KHÔNG KỂ THỜI GIAN GIAO ĐỀ) I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Học sinh chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm Câu 1) Âm thanh được tạo ra nhờ: A. Nhiệt B. Điện C. Ánh sáng D. Dao động Câu 2) Trong 2 phút một lá thép thực hiện được 3000 dao động. Tần số dao động của lá thép là: A. 1500 Hz B. 0,4 Hz C. 300 Hz D. 25 Hz Câu 3) Trong các phòng thu thanh, người ta treo các tấm nhung hoặc các tấm vải nỉ xung quanh phòng nhằm mục đích: A. Chống ô nhiễm tiếng ồn, bảo vệ môi trường người hát. B. Làm cho âm thu vào to hơn để băng đĩa phát tiếng to hơn. C. Chống phản xạ âm, tăng chất lượng âm thanh thu được. D. Cách nhiệt để phóng thu mát mẻ hơn khi thu thanh. Câu 4) Tai ta nghe được những âm có: A. Tần số dưới 20 Hz. B. Tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz. C. Tần số trên 20000 Hz. D. Tần số nhỏ hơn 20 Hz và lớn hơn 20000 Hz. Câu 5) Khi nghe nhạc từ máy radio, khi đó: A. Máy dao động phát ra âm thanh. B. Loa dao động phát ra âm thanh. C. Máy và loa cùng dao động phát ra âm thanh. D. Màng loa dao động phát ra âm thanh Câu 6) Đúng sát một con lắc dây đang dao động, nhưng ta không nghe âm phát ra vì: A. Con lắc không phải là nguồn âm. B. Con lắc phát ra âm quá nhỏ C. Tần số dao động của con lắc nhỏ hơn 20 Hz. D. Biên độ dao động của con lắc nhỏ hơn 40 dB. II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1) a) Dao động là gì ? Khi nào một vật dao động phát ra âm cao, âm thấp ? b) Bằng kiến thức vật lí, em hãy giải thích câu tục ngữ: “Thùng rỗng kêu to”. Câu 2) Khi nói to trong phòng rất lớn thì nghe được tiếng vang. Nhưng nói to như vậy trong phòng nhỏ thì không nghe thấy tiếng vang. a) Phòng nào có âm phản xạ ? b) Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe thấy tiếng vang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 350 m/s. Câu 3) Cho vật sáng AB và điểm N đặt trước gương phẳng như hình vẽ. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương. b) Nếu đưa vật lại gần gương thì ảnh sẽ lớn hơn hay bằng hay nhỏ hơn vật AB ? c) Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ điểm A tới gương rồi phản xạ qua điểm N. B N A HẾT CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT