Đề kiểm tra môn Vật lý Khối 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019

docx 4 trang nhatle22 1760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Vật lý Khối 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_vat_ly_khoi_7_hoc_ki_i_de_so_1_nam_hoc_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Vật lý Khối 7 - Học kì I - Đề số 1 - Năm học 2018-2019

  1. KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2018 – 2019 Môn: Vật lý 7 Thời gian làm bài 45 phút (Trắc nghiệm: 18 phút; Tự luận: 27 phút)    ĐINH BẰNG GIANG – Trường TH&THCS Mỹ Thanh, Bạch Thông, Bắc Kạn SĐT: 0982.036.793 I. MỤC TIÊU - Kiến thức: Kiểm tra việc nắm các kiến thức cơ bản trong học kỳ I về quang học và âm học của học sinh. - Kĩ năng: Vận dụng thành thạo các kiến thức để giải thích một số hiện tượng trong thực tế và vào bài tập - Thái độ: Có tính cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong thi cử. - Phẩm chất, năng lực: Tự lập, tự chủ, tự học, GQVĐ, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. II. HỆ THỐNG CÂU HỎI 1. Hệ thống câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra. III. PHƯƠNG ÁN ĐÁNH GIÁ - Hình thức: Trả lời các câu hỏi, tính toán làm bài tập. - Công cụ: Nhận xét, cho điểm. - Thời điểm: Sau giờ kiểm tra IV. CHUẨN BỊ - GV: Kế hoạch bài học. Đề kiểm tra cho từng học sinh - HS: Đồ dùng học tập, giấy kiểm tra. V. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC MA TRẬN MỤC TIÊU Hình thức kiểm tra: Kết hợp TN + TL (Tỉ lệ 40% - 60%) TS Số tiết Số câu Điểm số Số câu Đểm số TS Cộng Nội dung tiết quy đổi TN TN TL TL tiết LT B.H VD B.H VD B.H VD B.H VD B.H VD B.H VD Quang học 8 7 5.6 2.4 5 1 2 0.4 2 1 2.5 1 4.5 1.4 Âm học 6 6 4.8 1.2 3 1 1.2 0.4 1 1 1.5 1 2.7 1.4 Tổng 20 13 10.4 3.6 8 2 3.2 0.8 3 2 4 2 7.2 2.8 MA TRẬN ĐỀ Tên Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng chủ đề TN TL TN TL TN TL TN TL * Kiến thức - Nhận biết được rằng, ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta. Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng. - Phát biểu được định luật: truyền thẳng của ánh sáng; phản xạ ánh sáng. - Nhận biết được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến đối với sự Quang phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. học - Nêu được những đặc điểm chung và ứng dụng về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng; gương cầu lồi, lõm * Kĩ năng - Giải thích được một số ứng dụng của định luật truyền thẳng ánh sáng trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực, - Biểu diễn được tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ, pháp tuyến trong sự
  2. phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. - Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng, và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh tạo bởi gương phẳng. - Dựng được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng. Số câu 3 1 2 1 1 1 9 Số điểm 1.2 1 0.8 1,5 0.4 1 5.9 Tỉ lệ % 12% 10% 8% 15% 4% 10% 59% * Kiến thức - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp. Nêu được nguồn âm là một vật dao động. - Nhận biết được âm cao (bổng) có tần số lớn, âm thấp (trầm) có tần số nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nhận biết được âm to có biên độ dao động lớn, âm nhỏ có biên độ dao động nhỏ. Nêu được ví dụ. - Nêu được âm truyền trong các chất rắn, lỏng, khí và không truyền trong chân không. Trong các môi trường khác nhau thì tốc độ truyền âm khác nhau. - Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật Âm học mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém. - Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm. - Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn. Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn. * Kĩ năng - Chỉ ra được vật dao động trong một số nguồn âm như trống, kẻng, ống sáo, . - Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn. - Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể. Số câu 2 1 1 1 1 6 Số điểm 0.8 0.4 1.5 0.4 1 4.1 Tỉ lệ % 8% 4% 15% 4% 10% 41% TS câu 5 1 3 2 2 1 1 15 TS điểm 2 1 1.2 3 0.8 1 1 10 Tỉ lệ % 20% 10% 12% 30% 8% 10% 10% 100% ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm khách quan. (4 điểm) Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng. Câu 1: Khi nào ta nhìn thấy một vật? A. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta. B. Khi vật được chiếu sáng. C. Khi vật phát ra ánh sáng D. Khi có ánh sáng từ mắt ta chiếu sáng vật. Câu 2: Mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ là? A. Góc tới lớn gấp hai lần góc phản xạ. B. Góc tới lớn hơn góc phản xạ C. Góc tới nhỏ hơn góc phản xạ D. Góc tới bằng góc phản xạ Câu 3: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có hiện tượng nguyệt thực? A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng Mặt Trời. B. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất. C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tời Trái Đất. D. Khi Mặt Trăng bị mây che khuất không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất. Câu 4: Vì sao nhờ có gương phản xạ, đèn pin lại có thể chiếu ánh sáng được đi xa? A. Vì gương hắt ánh sáng trở lại. B. Vì đó là gương cầu lõm cho chùm phản xạ song song.
  3. C. Vì gương cho ảnh ảo rõ hơn. D. Vì nhờ có gương ta nhìn thấy vật ở xa. Câu 5: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo: A. Đường cong B. Đường gấp khúc C. Đường tròn D. Đường thẳng Câu 6: Tia phản xạ hợp với gương một góc 300. Hỏi góc tới bằng bao nhiêu. A. 300 B. 60 0 C. 450 D. 900 Câu 7: Đơn vị đo tần số là : A. m/s B. dB (đêxiben) C. Hz (Hec) D. s (giây) Câu 8: Hãy chọn câu đúng: A. Âm không thể truyền trong nước. B. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng. C. Âm không thể phản xạ. D. Âm không thể truyền trong chân không. Câu 9: Vật liệu nào dưới đây không được dùng làm vật ngăn cách âm giữa các phòng? A. Treo rèm B. Tường xây C. Cửa kính 2 lớp D. Cửa gỗ Câu 10: Những biện pháp nào sau đây là chống ô nhiễm tiếng ồn? A. Xây nhà cao tầng cạnh chợ B. Trồng cây xung quanh trường học C. Mở lớp học cạnh nhà máy xay xát D. Bóp còi liên tục tại những nơi đông người Phần II: Tự luận. (6 điểm) Câu 11: (1điểm) Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng Câu 12: (1,5điểm) So sánh sự giống và khác nhau trong đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lõm và gương cầu lồi? Câu 13: (2,5điểm) a) So sánh vận tốc truyền âm trong không khí với chất rắn và chất lỏng b) Tại sao khi côn trùng bay thường tạo ra tiếng vo ve? Câu 14: (1điểm) Cho điểm S và điểm A ở A trước gương như hình vẽ. Hãy vẽ đường S truyền của tia sáng từ S đến gương rồi phản xạ qua A. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm: Mỗi câu đúng được 0,4 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A D B B D B C D A B Phần II: Tự luận Câu Lời giải Điểm Định luật phản xạ ánh sáng: Câu 11 - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và pháp tuyến của 0,5 (1điểm) gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới 0,5 Ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm có những đặc điểm: 0,5 Câu 12 + Giống nhau: Đều là ảnh ảo, giống vật (1,5điểm) + Khác nhau: Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng bằng vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật; Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật. 1 Câu 13 a) Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất 1,5 (1,5điểm) lỏng lớn hơn trong chất khí.
  4. b) Côn trùng khi bay phát ra những âm thanh vo ve là do khi bay côn trùng vẫy những chiếc cánh nhỏ, mỏng rất nhanh (khoảng mấy trăm lần trong 1 một giây. Những chiếc cánh nhỏ này là những vật dao động nên sẽ sinh ra những âm thanh có độ cao nhất định. - Dựngđiểm S’ đối xứng với S qua 0,25 gương. A - Dựng tia S’A cắt gương ở điểm S 0,25 Câu 14 tới I (1điểm) - Vẽ tia tới SI ta được đường I 0,25 truyền của tia sáng từ S đến gương Vẽ rồi phản xạ qua A. hình S' 0,25 (Lưu ý: Mọi cách giải khác đúng đều cho điểm tối đa) * Rút kinh nghiệm PHÊ DUYỆT CỦA CHUYÊN MÔN VÀ NHÀ TRƯỜNG