Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

pdf 4 trang nhatle22 4270
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2020_2021_phong_gia.pdf

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2020-2021 - Phòng giáo dục và đào tạo Vĩnh Tường

  1. PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II VĨNH TƯỜNG Môn: TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Năm học: 2020-2021 (Thời gian làm bài: 70 phút) PHẦN I. KIỂM TRA ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT 1. Đọc thầm bài đọc sau: Nắng trưa Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng mảnh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời Hình như chị ru em. Em ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị cũng bừng tỉnh và tiếp tục câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi lại cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. Con gà nào cất lên một tiếng gáy. Và ở một góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Không một tiếng chim, không một sợi gió. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Đường làng vắng ngắt. Bóng tre, bóng chuối cũng lặng im. Ấy thế mà mẹ phải vơ vội cái nón cũ, đội lên đầu, bước vào trong nắng, ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong. Thương mẹ biết bao nhiêu mẹ ơi! (Theo Băng Sơn) 2. Em hãy ghi lại chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1. Theo em nắng trưa được miêu tả trong bài đọc là mùa nào trong năm? a. Mùa xuân b. Mùa hạ c. Mùa thu d. Mùa đông Câu 2. Chi tiết nào trong bài cho thấy nắng trưa rất gay gắt? a. Nắng khiến cho câu hát cất lên rồi lại đứt từng đoạn. b. Nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. c. Tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Câu 3. Chi tiết nào cho thấy buổi trưa được miêu tả trong bài rất vắng lặng? a. Tiếng võng kẽo kẹt, tiếng ru ạ ời thỉnh thoảng mới cất lên. b. Thỉnh thoảng mới có tiếng gà cục tác ở góc vườn. c. Bóng tre, bóng chuối lặng im, không một tiếng chim, không một sợi gió, đường làng vắng ngắt. Câu 4. Trong cái nắng trưa gay gắt ấy, mẹ làm gì? a. Đưa võng, hát ru cho hai chị em ngủ b. Ngồi quạt cho hai chị em ngủ c. Ra đồng cấy nốt thửa ruộng chưa xong
  2. Câu 5. Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ mỏng mảnh? a. Vời vợi b. dằng dặc c. yên ắng d. mảnh mai Câu 6. Từ nào dưới đây tính từ? a. tàu lá b. vắng ngắt c. cấy d. câu hát Câu 7. Dòng nào sau đây chỉ gồm các từ láy? a. Buồn buồn, vòng vèo, thiu thiu, nặng nề, ngột ngạt b. Lặng im, vắng tanh, khép lại, nhỏ bé. c. Không khí, bừng tỉnh, thỉnh thoảng, lặng đi Câu 8. Câu văn dưới đây tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại, rồi lại cất lên, rồi lại lịm đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại. a. nhân hóa c. so sánh b. nhân hóa và so sánh d. điệp từ điệp ngữ Câu 9. Từ ngọt trong trường hợp nào dưới đây được sử dụng theo nghĩa chuyển? a. Mía ngọt b. cam ngọt c. giọng hát ngọt Câu 10. Điền dấu chấm hỏi (?) vào cuối câu nào dưới đây? a. Trời nắng quá b. Con gà nào cất tiếng gáy giữa nắng trưa oi ả vậy c. Hãy lặng yên để cho chị và bé ngủ Câu 11. Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? a. Buổi trưa, nắng cứ như từng dòng lửa xối xuống mặt đất. b. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời. c. Ở một góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. Câu 12. Từ chỉ quan hệ nào dưới đây có thể điền vào chỗ các dấu chấm trong câu: Trời không một sợi gió .tàu lá chuối cũng lặng đi như thiếp vào trong nắng. a. vì b. nhưng c. nên d. nếu Câu 13. Câu nào sau đây là câu ghép? a. Thỉnh thoảng, câu ru em cất lên từng đoạn ạ ời. b. Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại. c. Cây chuối cũng ngủ, tàu lá lặng đi như thiếp vào trong nắng. Câu 14. Trường hợp nào xác định đúng thành phần của câu? a. Ở một góc vườn, tiếng cục tác làm nắng trưa / thêm oi ả, ngột ngạt. TN CN VN b. Ở một góc vườn, tiếng cục tác / làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. TN CN VN c. Ở một góc vườn, tiếng / cục tác làm nắng trưa thêm oi ả, ngột ngạt. TN CN VN
  3. PHẦN II. KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả : (Giáo viên đọc cho học sinh viết) 2. Tập làm văn Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn tả lại một cây bóng mát trong sân trường em hoặc một cây ăn quả mà em thích.
  4. BÀI VIẾT CHÍNH TẢ GV đọc cho học sinh viết (Không trình chiếu): Qua những mùa hoa Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời. Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cả một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư. Theo Vân Long