Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Huyền Tụng

doc 7 trang nhatle22 2760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Huyền Tụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_2019_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2019-2020 - Trường Tiểu học Huyền Tụng

  1. PHÒNG GD & ĐT TP BẮC KẠN TRƯỜNG TH HUYỀN TỤNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I- MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 Mạch kiến Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tổng thức, kĩ và số HT HT HT HT HT TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL năng điểm khác khác khác khác khác Số 2 1 3 1 1 1 4 5 Đọc câu hiểu Số 1 0,5 3 0,5 1 1 2,5 4,5 điểm Số 1 1 Chính câu tả Số 2 2 điểm Viết Số 1 1 câu TLV Số 8 8 điểm Số câu 2 1 1 3 1 1 2 4 6 1 Tổng Số 1 2 0,5 3 0,5 1 9 2,5 12,5 2 điểm
  2. PHÒNG GD & ĐT TP BẮC KẠN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG TH HUYỀN TỤNG NĂM HỌC 2019 – 2020 MÔN TIẾNG VIỆT- LỚP 5 Thời gian: 40 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên: lớp . Điểm Nhận xét I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC * Đọc - hiểu (thời gian làm bài 25 phút): (5 điểm) * Đọc nội dung bài “Ngu Công xã Trịnh Tường ” trong phần đóng khung và khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho từng câu hỏi. Ngu Công xã Trịnh Tường Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi những dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin là có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa. Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa. Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường. Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Theo TRƯỜNG GIANG- NGỌC MINH Câu 1. Ý nào nêu không đúng việc ông Lìn đã làm để đưa được nước về thôn? A. Ông Lìn lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước B. Suốt một năm, ông cùng vợ con đào gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn C. Vận động mọi người vào rừng đào mương đưa nước về thôn. D. Tất cả các ý trên đều sai.
  3. Câu 2. Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào ? A. Cả thôn đều đào ao nuôi cá. B. Làm ruộng bậc thang cấy lúa nước, không còn phá rừng làm nương. C. Cả thôn trồng các giống lúa lai cao sản nên không có hộ đói. D. Chỉ có câu A là sai Câu 3. Lợi ích của việc ông Lìn hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả ? A. Giúp mỗi gia đình thu nhập mỗi năm hai trăm triệu . B. Vừa bảo vệ rừng, giữ được nguồn nước, vừa tăng thêm thu nhập. C. Phìn Ngan trở thành thôn giàu có nhất nước. D. Giúp cho ông Lìn được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi. Câu 4.Tìm và ghi lại các quan hệ từ có trong câu : Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Câu 5. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu sau : Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Câu 6. Tìm danh từ riêng, tính từ có trong câu sau: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Câu 7.Viết một câu có sử dụng quan hệ từ(cặp quan hệ từ) và gạch chân dưới từ (cặp) quan hệ trong câu vừa đặt. Câu 8. Câu chuyện giúp em hiểu điều gì? A. Muốn thành công phải dám nghĩ, dám làm B. Muốn có ấm no, hạnh phúc con người phải biết kiên trì vượt qua mọi khó khăn C. Cả A và B Câu 9. Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm để điền vào chỗ trống trong các câu sau: - Xấu gỗ, nước sơn. - Có mới nới II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (40 phút): (10 điểm)
  4. Câu 1. Chính tả: (2 điểm)Nghe - viết đoạn văn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo ( từ Y Hoa lấy trong gùi ra đến hết )(HDH tập 1B- 82)
  5. Câu 2. Tập làm văn: (8 điểm) Em hãy tả một người thân mà em yêu quý nhất.
  6. TRƯỜNG TH HUYỀN TỤNG HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019 - 2020 MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 5 I. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) Câu 1. Đọc thành tiếng: (3 điểm) GV chuẩn bị trước thăm (yêu cầu HS đọc 1 đoạn trong một bài tập đọc đã học trong HKI). - Học sinh bắt thăm, đọc một đoạn văn khoảng 80 - 120 chữ trong các bài tập đọc đã nêu ở đề kiểm tra (tốc độ khoảng 90 tiếng/phút). Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn đó. Câu 2. (7điểm) Câu 1(0,5 đ) - A Câu 2(0,5 đ) - D Câu 3(0,5 đ) - B Câu 8(1đ). C Câu 4(0,5 đ) - Các quan hệ từ là: Những; về; nhờ; mà; còn. Câu 5(1đ) - Chủ ngữ : Những nương lúa quanh năm khát nước Vị ngữ: được thay dần bằng ruộng bậc thang. Câu 6(1đ) - Danh từ riêng: Trịnh Tường, Bát Xát, Lào Cai - Tính từ: ngoằn ngoèo, ngỡ ngàng, cao. Câu 7(1đ) VD: Vì chăm chỉ học tập nên bạn đạt giải cao Cái bút này của tớ Câu 9(1đ). Tốt, cũ II. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) Câu 1. Chính tả: (2 điểm) Nghe - viết: Kì diệu rừng xanh - Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp: 2điểm - Sai mỗi 5 lỗi chính tả: trừ 1điểm. Câu 2. Tập làm văn: (8 điểm) - Bài văn đủ ba phần: 1 điểm - Giới thiệu được người định tả: 1 điểm - Đặc điểm nổi bật về hình dáng, tính cách: 1 điểm - Tả được hoạt động của người đó: 1 điểm. - Tình cảm cảm của em với người đó: 1 điểm. - Sử dụng câu văn có hình ảnh, cảm xúc: 1 điểm. => Lưu ý: Trình bày sạch, đẹp được 1 điểm. Hết.