Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 3

doc 3 trang nhatle22 7520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_5_de_so_3.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 5 - Đề số 3

  1. ÔN TV – ĐỀ 3 BÀI ĐỌC: CHIẾC BI ĐÔNG CỦA ÔNG TÔI Ông tôi có một cái bi đông đựng nước được dùng từ khi ông đi bộ đội. Nó đã theo ông như hình với bóng: lúc xông ra trận, lúc ở trong hầm, lúc xem văn công biểu diễn Giờ cái bi đông ấy đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được hơn một lít nước. Vỏ bằng nhôm cứng sơn màu xanh lá cây, nhiều chỗ đã móp méo, lộ ra màu bạc xỉn. Nắp nhựa rất cứng có một sợi dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời ai uống nước, cái nắp trở thành cái cốc, rất tiện. Bao ngoài “ quả dừa dẹt ” ấy là cái giỏ đan bằng dây dù, tuy đã sờn nhưng còn rất chắc, có quai dài đủ vắt qua vai. Có lần, tôi hỏi ông: - Ông ơi, ông thích màu xanh lá cây lắm à? Ông mỉm cười: - Thích cháu ạ. Nhưng cái bi đông này phải sơn màu xanh lá cây là để nó lẫn với màu quân phục, lẫn với lá rừng, che mắt thằng giặc ! Trong một lần đi xa, lúc hai ông cháu trú nắng bên đường, tôi mân mê cái bi đông và chợt phát hiện bên sườn nó có một lỗ thủng bằng hạt ngô đã được hàn rất khéo. Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã giải thích: - Cái bi đông này đã cứu ông khỏi bị thương đấy. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông. May quá, nó lại găm đúng vào cái bi đông ông đeo bên người. Ông không việc gì nhưng nó “ bị thương ”. Ồ, thế mà mãi bây giờ ông mới kể! Tôi đã hiểu vì sao ông tôi lại nâng niu cái bi đông cũ đến thế. Ông nghỉ hưu đã lâu, nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước uống mỗi khi ra đồng hoặc lúc đi xa. Về nhà, ông lại treo ngay ngắn ở đầu giường Theo Hồ Thị Mai Quang Chú thích: Bi đông nước là một vật dụng dùng để đựng nước dành cho những người trong quân đội sử dụng ngoài mặt trận.
  2. /5đ ĐỌC THẦM: (Thời gian: 25 phút) Em đọc thầm bài “Chiếc bi đông của ông tôi”, khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất trong câu 1; 2; 3; 5; 6. /0,5đ 1. Bạn nhỏ trong bài đã so sánh chiếc bi đông của ông mình với: a. Lá cây. b. Quân phục. c. Cái cốc. d. Quả dừa. /0,5đ 2. Cái bi đông được sơn màu xanh lá cây nhằm mục đích: a. Để tìm nó dễ hơn, để nó lẫn với màu quân phục. b. Để nó lẫn với màu quân phục, với lá rừng. c. Giúp nó đẹp hơn, trông dịu mắt khi trời nắng. d. Trông dịu mắt khi trời nắng, để tìm nó dễ hơn. / 0,5đ 3. Ông của bạn nhỏ nâng niu cái bi đông cũ vì nó: a. Là vật kỉ niệm gắn bó với những ngày chiến đấu. b. Rất quý, ông không thể tìm mua ở bất kì nơi đâu. c. Là vật kỉ niệm của bà để lại, không thể mua được. d. Rất tiện lợi, giúp ông đi đâu xa khỏi khát nước. /0,5 đ 4. Qua bài đọc, em cảm nhận được điều gì? /0,5đ 5. Những từ chứa tiếng “công” có nghĩa là "của nhà nước, của chung". a. Công dân, công cộng, công chúng. b. Công bằng, công lí, công minh. c. Công nhân, công nghiệp, công tâm. d. Công bằng, công lí, công chúng. / 0,5đ 6. Trong các câu sau, câu ghép là câu: a. Trong một trận chiến đấu, một mảnh đạn văng vào người ông. b. Nó to như quả dừa nhưng tròn dẹt, đựng được hơn một lít nước. c. Khi mời ai uống nước, cái nắp trở thành cái cốc, rất tiện. d. Ông nghỉ hưu đã lâu nhưng ông vẫn dùng nó để đựng nước. / 0,5đ 7. Ghi đ vào ô trống trước ý đúng thể hiện ý nghĩa của câu thành ngữ “Lá rụng về cội”: - Dù đi đâu xa, người ta vẫn nhớ và tìm về quê cha đất tổ. C Hãy luôn tìm kiếm những người bạn mới để bớt kẻ thù. ầ Đồng bào một nước nên che chở, đùm bọc với nhau. n Mọi người cần đùm bọc, giúp đỡ nhau trong khó khăn. t r â n t r ọ n g n h ữ n g v ậ t g ắ n b ó v ớ i n h ữ n g k ỉ n i ệ m t h â n t h ư ơ n g c ủ a m ì n h . - C ầ n g i ữ g ì n k ỉ v ậ t
  3. / 0,5đ 8. Cặp quan hệ từ trong câu ghép “Vì học sinh không xả rác nên trường em luôn sạch, đẹp.” biểu thị quan hệ . / 1đ 9. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ. I. CHÍNH TẢ: Thời gian: 15 phút Nghe -viết: Bài “Phân xử tài tình” (SGK 5 tập 2 trang 47) Viết tựa bài và đoạn: Từ “Quan nói bắt chú tiểu.” II. TẬP LÀM VĂN: (Thời gian: 40 phút) Đề bài: Tả một người mà em thường gặp đang làm việc (quét nhà, trồng cây, học bài, giảng bài, trực nhật )