Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

doc 10 trang nhatle22 3350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_tieng_viet_lop_2_hoc_ki_ii_nam_hoc_2018_2019.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Tiếng Việt Lớp 2 - Học kì II - Năm học 2018-2019 - Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Năm học: 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 Thời điểm kiểm tra: Cuối học kỳ II Mạch kiến Số câu và Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Mức độ 4 Tổng số thức số điểm TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL I. PHÂN ĐỌC 1. Đọc thành tiếng Số câu 1 1 Đọc một số bài tập đọc Số điểm 4,0 4,0 trong SGKTV2, tập 2. 2. Đọc hiểu và kiến thức TV: 2. 1 Đọc hiểu văn bản Số câu 3 1 1 1 4 2 1. Đọc hiểu văn bản: Câu số 1,2,3 4 5 6 Bài: Cây đa quê hương. - Kiểm tra kiến thức, Số điểm 1,5 0,5 1,0 1,0 2,0 2,0 kĩ năng đoc, hiểu văn bản. 2.2 Kiến thức TV Số câu 2 1 2 1 Xác định cặp từ trái Câu số 7,8 9 nghĩa, kiểu câu Ai làm gì? Như thế nào? Số điểm 1,0 1,0 1,0 1,0 - Dấu chấm, dấu phẩy. Số câu 3 1 3 2 1 6 4 Tổng Số điểm 1,5 4,0 1,5 2,0 1,0 3,0 7,0 II. PHẦN VIẾT 1. Chính tả: Số câu 1 1 Bài: Bác Hồ rèn luyện Số điểm 4,0 4,0 thân thể. Số câu 1 1 2. Tập làm văn: Kể về cây cối. Số điểm 6,0 6,0 Số câu 1 1 2 Tổng Số điểm 4,0 6,0 10
  2. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2018 - 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) I. Kiểm tra đọc thành tiếng: (4 điểm) - Giáo viên kiểm tra việc đọc thành tiếng đối với từng học sinh qua các bài tập đọc GV đã chuẩn bị sẵn trong phiếu. - Nội dung kiểm tra: Học sinh đọc một đoạn văn thuộc chủ đề đã học ở học kì II (từ tuần 28 đến tuần 34) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc theo yêu cầu của giáo viên. - Hình thức kiểm tra: Giáo viên ghi tên bài, đoạn đọc, số trang vào phiếu, cho từng học sinh lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi. 1. Bài: Kho báu (SGK - TV2 tập 2- trang 83). Đọc đoạn “ từ đầu đến cơ ngơi đàng hoàng.” 2. Bài: Những quả đào (SGK - TV2 tập 2- trang 91). Đọc đoạn “ từ đầu đến đào có ngon không.” 3. Bài: Ai ngoan sẽ được thưởng (SGK - TV2 tập 2- trang 100). Đọc đoạn “ từ Các em nhỏ đứng thành vòng rộng đến nhận lấy kẹo Bác cho.” 4. Bài: Chiếc rễ đa tròn (SGK - TV2 tập 2- trang 107). Đọc đoạn “ Nhiều năm sau đến hình tròn như thế.” 5. Bài: Cây và hoa bên lăng Bác (SGK - TV2 tập 2- trang 111). Đọc đoạn “ từ Sau lăng đến vào lăng viếng Bác.” 6. Bài: Chuyện quả bầu (SGK - TV2 tập 2- trang 116). Đọc đoạn “ từ đầu đến hết hạn bảy ngày hãy chui ra.” 7. Bài: Bóp nát quả cam (SGK - TV2 tập 2- trang 124). Đọc đoạn “ từ Quốc Toản tạ ơn vua đến hai bàn tay bóp chặt.” 8. Bài: Người làm đồ chơi (SGK - TV2 tập 2- trang 133). Đọc đoạn “ từ đầu đến sắc màu sặc sỡ.” 9. Bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo (SGK - TV2 tập 2- trang 136). Đọc đoạn “ từ đầu đến quanh quẩn ở bên anh.” II. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) Thời gian: 35 phút
  3. * Đọc thầm bài: Cây đa quê hương Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi. Đó là cả một tòa cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa bé chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng. Theo NGUYỄN KHẮC VIỆN * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái A, B, C đặt trước ý trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4) và hoàn thành (câu 5, 6, 7, 8, 9). Câu 1. (0,5điểm) Cành cây được miêu tả như thế nào? A. Chót vót giữa trời xanh B. Lớn hơn cộp đình C. Nhỏ hơn cột đình Câu 2. (0,5điểm) Ngọn cây được miêu tả bằng những hình ảnh nào? A. Chót vót giữa trời xanh B. Vươn thẳng lên trời cao C. Vút cao giữa trời xanh Câu 3.(0,5điểm) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? A. Lúa vàng gợn sóng. B. Đàn trâu ra về. C. Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu ra về. Câu 4. (0,5điểm) Bài văn tả cảnh : A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu C. Tả cây đa Câu 5. (1điểm) Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? Câu 6.(1điểm) Qua bài văn, em cảm nhận tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? Câu 7. (0,5điểm) Đúng ghi ( Đ), sai ghi (S). Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa A. Lững thững - nặng nề B. Yên lặng - ồn ào Câu 8. (0,5điểm) Nối bộ phận gạch chân trong mỗi câu ở cột (A) với mẫu câu ở cột (B) cho phù hợp: A B
  4. a) Rễ cây như những con rắn hổ Bmang giận dữ. Ai làm gì? b) Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì. Như thế nào? Câu 9. (1điểm) Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy điền vào mỗi trong câu văn sau Buổi sớm hôm ấy như thường lệ Bé dậy sớm ngồi học bài B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) I. Chính tả (Nghe- viết): - Thời gian: 20 phút (4điểm) Bác Hồ rèn luyện thân thể Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng nào Bác cũng dậy sớm luyện tập. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn tập leo núi. Bác chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để leo lên với đôi bàn chân không. Theo tập sách Đầu nguồn II. Tập làm văn: - Thời gian: 35 phút (6 điểm) Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn khoảng 4 đến 5 câu nói về một loài cây mà em thích: Gợi ý: + Cây đó là cây gì ? Trồng ở đâu ? + Hình dáng (thân, cành, tán lá, ) như thế nào ? + Ích lợi của cây.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Năm học: 2018 – 2019 Môn: Tiếng Việt - Lớp 2 Thời điểm kiểm tra: Cuối học kỳ II. I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Phần đọc thành tiếng: (4 điểm) - Đọc thông thạo bài đọc: (3 điểm) + Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng, tốc độ đọc đạt yêu cầu: (1 điểm) + Đọc đúng tiếng, từ (đọc sai không quá 5 tiếng): (1 điểm) + Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: (1 điểm) - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: (1 điểm) * Lưu ý: Tùy theo mức độ đọc và trả lời của học sinh giáo viên ghi điểm cho phù hợp. 2. Phần đọc hiểu, kiến thức Tiếng Việt: (6 điểm) Câu 1 2 3 4 7 B A C C S ; Đ Đáp án Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 5. (1 điểm) Ví dụ: Trong vòm lá, gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói. Vì câu văn này làm cho em hình dung trong đầu 1 hình ảnh đẹp của những chiếc lá đa, tiếng gió vi vu, rồi còn ánh nắng xuyên qua những chiếc lá nữa. Câu 6. (1điểm) : Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả đối với quê hương là: Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhớ về những kỉ niệm thời thơ ấu với quê hương. Câu 8. (0,5điểm) a - Như thế nào? b - Để làm gì? Câu 9. (1điểm) Điền đúng dấu trong mỗi ô trống ghi 0,25 điểm. Buổi sáng , như thường lệ, Bé dậy sớm, ngồi học bài. * Lưu ý: - Trường hợp học sinh khoanh tròn từ 2 ý trở lên thì không ghi điểm. - Nếu học sinh gạch chéo chữ cái đã khoanh tròn sai và khoanh vào chữ cái đúng thì vẫn ghi điểm câu đó. II. Phần kiểm tra viết: (10 điểm) 1. Chính tả (Nghe- viết): (4 điểm) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ đúng đoạn văn ghi (4 điểm). + Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm. + Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ: 1 điểm. + Viết đúng chính tả không mắc quá 5 lỗi: 1 điểm.
  6. + Trình bày đúng quy định, viết sạch đẹp 1 điểm. *Lưu ý: - Các lỗi giống nhau trừ điểm một lần. + Chữ viết không rõ ràng sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn trừ (0,25 điểm) toàn bài. Tùy theo mức độ sai của học sinh mà GV ghi điểm sao cho phù hợp. 2. Tập làm văn: (6 điểm) Đảm bảo các yêu cầu sau: - Học sinh viết được đoạn văn từ 4 đến 5 câu theo yêu cầu của đề bài; câu văn trọn ý, rõ nghĩa, trình bày đúng đoạn văn, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, không sai lỗi chính tả: (6 điểm) - Nội dung (ý) 3 điểm. Học sinh viết được đoạn văn gồm các ý theo đúng yêu cầu nêu trong đề bài. + HS nêu được cây định tả, trồng ở đâu. (1điểm) + HS nêu được hình dáng của cây(nêu được đặc điểm nổi bật: thân, cành, tán lá ) (4điểm) + HS nêu được ích lợi của cây đối với em hoặc cuộc sống. (1điểm) - Kỹ năng: 3 điểm. + Điểm tối đa cho kỹ năng viết chữ, viết đúng chính tả: (1 điểm) + Điểm tối đa cho kỹ năng dùng từ, đặt câu: (1 điểm) + Điểm tối đa cho phần sáng tạo: (1 điểm) * Lưu ý: - Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, GV có thể cho các mức điểm: 5,5 điểm; 5 điểm; 4,5 điểm; 4 điểm; 3,5 điểm; 3 điểm; 2,5 điểm; 2 điểm; 1,5 điểm; 1 điểm; 0,5 điểm.
  7. Thứ ngày tháng 5 năm 2019 Trường Tiểu học Trần Quốc Toản BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Họ và tên HS : Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 2 Môn: Tiếng Việt Thời gian: 35 phút (không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê của giáo viên * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái A, B, C đặt trước ý trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4) và hoàn thành (câu 5, 6, 7, 8, 9). Câu 1. (0,5điểm) Cành cây được miêu tả như thế nào? A. Chót vót giữa trời xanh B. Lớn hơn cộp đình C. Nhỏ hơn cột đình Câu 2. (0,5điểm) Ngọn cây được miêu tả bằng những hình ảnh nào? A. Chót vót giữa trời xanh B. Vươn thẳng lên trời cao C. Vút cao giữa trời xanh Câu 3.(0,5điểm) Ngồi dưới gốc đa, tác giả thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? A. Lúa vàng gợn sóng. B. Đàn trâu ra về. C. Lúa vàng gợn sóng, đàn trâu ra về. Câu 4. (0,5điểm) Bài văn tả cảnh : A. Tuổi thơ của tác giả. B. Tả cánh đồng lúa, đàn trâu C. Tả cây đa Câu 5. (1điểm) Em thích câu văn nào nhất trong bài đọc trên? Vì sao? Câu 6.(1điểm) Qua bài văn, em cảm nhận tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào? Câu 7. (0,5điểm) Đúng ghi ( Đ), sai ghi (S). Trong các cặp từ sau, đâu là cặp trừ trái nghĩa A. Lững thững - nặng nề B. Yên lặng - ồn ào
  8. Câu 8. (0,5điểm) Nối bộ phận gạch chân trong mỗi câu ở cột (A) với mẫu câu ở cột (B) cho phù hợp: A B a) Rễ cây như những con rắn hổ Bmang giận dữ. Ai làm gì? b) Gió chiều gẩy lên những điệu nhạc li kì. Như thế nào? Câu 9. (1điểm) Chọn dấu chấm hoặc dấu phẩy điền vào mỗi trong câu văn sau Buổi sớm hôm ấy như thường lệ Bé dậy sớm ngồi học bài
  9. Trường Tiểu học Trần Quốc Toản BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I Họ và tên : Năm học: 2018 - 2019 Lớp: 2 Môn: Tiếng Việt Thời gian : 40 phút Thứ ngày tháng năm 2019 Điểm Nhận xét của giáo viên Chính tả: Tập làm văn: Tổng điểm phần viết: I. Chính tả (Nghe viết) (4 điểm) - Thời gian 15 phút
  10. II. Tập làm văn: (6 điểm) - Thời gian: 25 phút. Dựa vào các câu hỏi gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn khoảng 3 đến 5 câu kể về ông, bà hoặc một người thân của em: a) Ông, bà ( hoặc người thân) của em bao nhiêu tuổi? b) Ông, bà ( hoặc người thân) của em làm nghề gì? c) Ông, bà ( hoặc người thân) của em yêu quý, chăm sóc, em như thế nào? d) Tình cảm của em đối với ông bà (hoặc người thân) như thế nào?