Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

doc 7 trang nhatle22 4800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức cơ bản của các chương: khái quát về cơ thể người, vận động, tuần hoàn, hô hấp và tiêu hóa. - Biết cách tiến hành hô hấp nhân tạo cho nạn nhân bị ngạt thở. - Vận dụng kiến thức vào giải thích vấn đề thực tế. - Kiểm tra kiến thức của học sinh từ đó đánh giá lại chất lượng dạy và học nhằm rút kinh nghiệm trong việc dạy và học. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng làm bài độc lập, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm. - Kỹ năng sống: Rèn kĩ năng trung thực, khách quan, vận dụng tri thức vào cuộc sống. 3. Thái độ: Nghiêm túc trong giờ kiểm tra 4. Phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, sáng tạo, trung thực, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Nội dung Các mức độ nhận thức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng (40%) (30%) (20%) cao (10%) Chủ đề 1: 1 1 Vận động 2đ 2đ Chủ đề 2: 1 1 Tuần hoàn 3đ 3đ Chủ đề 3: 1 1 Tiêu hóa 1đ 1đ Thực hành 1 1 4đ 4đ Tổng 1 1 1 1 4 4đ 3đ 2đ 1đ 10đ Ban giám hiệu Tổ chuyên môn Người ra đề Đỗ Thị Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút) Ngày thi: / 12/ 2017 ĐỀ SỐ 1 Phần I: Lý thuyết ( 6 đểm) Câu 1(3 điểm): Phân tích những đặc điểm phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của mỗi loại mạch máu. Câu 2( 2 điểm): Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết: - Hiện tượng trên được gọi là gì? - Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? - Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào? Câu 3 ( 1điểm): . Giải thích tại sao vừa ăn vừa nói lại bị sặc ? Phần II: Thực hành ( 4 điểm) Trình bày các bước sơ cứu cầm máu trong trường hợp chảy máu động mạch. Hết Ban giám hiệu Nhóm chuyên môn Người ra đề Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2017- 2018 KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút)
  3. Ngày thi: / 12/ 2017 ĐỀ SỐ 1 Phần I: Lý thuyết Nội dung Điểm Câu 1: Các loại 3điểm mạch Sự khác biệt về cấu tạo Chức năng máu -Thành có 3 lớp với lớp - Dẫn máu từ tim đến các mô liên kết và lớp cơ cơ quan với vận tốc cao, Động trơn dày hơn của tĩnh áp lực lớn 1 mạch mạch. - Lòng mạch hẹp hơn tĩnh mạch -Thành có 3 lớp nhưng - Dẫn máu từ khắp tế bào Tĩnh lớp mô liên kết và lớp cơ của cơ thể về tim với vận mạch trơn mỏng hơn của động tốc và áp lực nhỏ mạch 1 - Lòng rộng hơn của động mạch - Có van 1 chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực - Tỏa rộng tới từng tế bào - Thành mỏng, chỉ gồm 1 của các mô, tạo điều kiện Mao 1 mạch lớp biểu bì cho sự trao đổi chất với - Nhỏ và phân nhiều các tế bào nhánh - Lòng hẹp Câu 2 - Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện 0,5 tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”. 2 điểm - Nguyên nhân: + Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic; mất nước, muối và các chất điện 0,5 giải mỏi cơ. + Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột. - Cách xử lí: + Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị chuột rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. + Chườm lạnh lên vùng cơ đau. 1 + Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi. + Uống bù nước có chứa muối.
  4. Câu 3: Vì: dưới họng con người có 2 đường ống song song đó là: khí quản 0,25 1 điểm và thực quản. Khi nuốt thức ăn, nắp thanh quản sẽ đóng kín lỗ khí quản để thức ăn 0,25 không lọt vào đường hô hấp. Khi vừa ăn vừa nói chuyện làm nắp thanh quản phản ứng không kịp, 0,5 lúc này thức ăn có thể rơi vào đường khí quản khiến chúng ta bị sặc. Phần II: Thực hành * Các bước sơ cứu trong chảy máu động mạch. - Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, khi thấy dấu hiệu mạch 1 đập rõ thì bóp mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút. - Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần 1 sát nhưng cao hơn vết thương ( về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu. - Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng 0,5 lại. - Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. 0,5 + Lưu ý: - Chảy máu động mạch ở tay (chân) mới buộc garô, cứ sau 15 phút lại 0,5 nới dây garô ra và buộc lại. - Chảy máu động mạch ở vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương , nhưng về phía tim. 0,5 Ban giám hiệu Nhóm chuyên môn Người ra đề Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I Năm học 2017 – 2018 Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút) Ngày thi: / 12/ 2017
  5. ĐỀ SỐ 2 Phần I: Lý thuyết Câu 1(3 điểm): Phân biệt sự đông máu và ngưng máu về khái niệm, cơ chế và ý nghĩa. Câu 2( 2 điểm): Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3) vừa qua, nhà trường tổ chức giải bóng đá nam cho học sinh khối 8. Trong trận đấu đầu tiên giữa đội bóng lớp 8A và đội bóng lớp 8B, khi trận đấu đang diễn ra thì có một cầu thủ của đội bóng lớp 8A bỗng nhiên bị co cứng ở bắp cơ chân phải không hoạt động được, làm trận đấu bị gián đoạn. Bằng những hiểu biết của mình về hoạt động của cơ, em hãy cho biết: - Hiện tượng trên được gọi là gì? - Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng trên? - Cách xử lí hiện tượng trên như thế nào? Câu 3 ( 1điểm): . Hãy giải thích tại sao người bị bệnh gan không ăn mỡ động vật? Phần II: Thực hành Trình bày các bước sơ cứu cầm máu trong trường hợp chảy máu động mạch. Hết Ban giám hiệu Nhóm chuyên môn Người ra đề Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý
  6. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học 2017 - 2018 KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Sinh học 8 (Thời gian: 45 phút) Ngày thi: / 12/ 2017 ĐỀ SỐ 2 Phần I: Lý thuyết Nội dung Điểm Câu 1: Đặc Đông máu Ngưng máu 3 điểm điểm Khái Là hiện tượng máu bị Là hiện tượng hồng cầu của niệm đông lại khi ra khỏi cơ thể người cho bị kết dính trong 1 máu người nhận Cơ Tiểu cầu vỡ tiết enzim kết Các kháng thể có trong chế hợp với ion Ca++ có trong huyết tương người nhận gây huyết tương biến chất sinh kết dính với các kháng tơ máu trong huyết tương nguyên trên hồng cầu người 1 thành tơ máu, các tơ máu cho, làm cho hồng cầu của tạo thành mạng lưới ôm người cho bị kết dính thành giữ các TB máu tạo thành cục trong máu người nhận khối máu đông. Ý - Bảo vệ cơ thể chống mất - Đây là một phản ứng miễn máu khi các mạch máu bị nghĩa dịch của cơ thể, khi truyền 1 đứt máu cần thực hiện đúng nguyên tắc để tránh ngưng máu Câu 2: - Hiện tượng: Bắp cơ bị co cứng, không hoạt động được gọi là hiện 0,5 tượng cơ co quá mức hay còn gọi là “chuột rút”. 2 điểm - Nguyên nhân: + Khi thi đấu, do cơ hoạt động nhanh, nhiều và cơ thể ra nhiều mồ hôi dẫn tới ứ đọng nhiều axit lactic; mất nước, muối và các chất điện 0,5 giải mỏi cơ. + Trước khi thi đấu, do khởi động, làm nóng cơ thể không kĩ làm cơ dễ bị co rút liên tục với những động tác đột ngột. - Cách xử lí: + Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo dãn cơ ở chân bị 1 chuột rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. + Chườm lạnh lên vùng cơ đau. + Ngừng chơi ngay, đưa vào nghỉ ở khu vực thoáng mát nghỉ ngơi.
  7. + Uống bù nước có chứa muối. Câu 3: - Người bị bệnh gan không nên ăn mỡ động vật vì khi gan bị bệnh, 1 1 điểm dịch mật ít. Nếu ăn mỡ thì khó tiêu và làm bệnh gan nặng thêm Phần II: Thực hành * Các bước sơ cứu trong chảy máu động mạch. - Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch, khi thấy dấu hiệu mạch 1 đập rõ thì bóp mạnh để ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút. - Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần 1 sát nhưng cao hơn vết thương ( về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu. - Sát trùng vết thương, đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng 0,5 lại. - Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. 0,5 + Lưu ý: - Chảy máu động mạch ở tay (chân) mới buộc garô, cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại. 0,5 - Chảy máu động mạch ở vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào động mạch gần vết thương , nhưng về phía tim. 0,5 Ban giám hiệu Nhóm chuyên môn Người ra đề Đỗ Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Nguyệt Nguyễn Thị Quý