Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018

docx 8 trang nhatle22 6350
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2017-2018

  1. LỚP 7 Chương 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG BÀI KIỂM TRA SỐ 05 Môn: SINH HỌC Chương 7: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT Ngày phát đề: 04/04/2018 LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ) Thời gian: 30 phút (Đề có 04 trang) Câu 1 [7C6-3]: Nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù, cho các phát biểu sau đây: (I) Bộ lông mỏng gồm những sợi lông mảnh khô, bao phủ toàn bộ bề mặt giúp che chở và giữ nhiệt, an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm. (II) Chi trước dài, khoẻ, phủ hợp với tập tính đào hang và di chuyển. (III) Chi sau ngắn, giúp bật nhảy xa, chạy trốn kẻ thù. (IV) Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh nhạy giúp thăm dò thức ăn, môi trường, phát hiện kẻ thù. (V) Tai thính, vành tai to, dài; cử động được theo các phía định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 2 [7C6-3]: Thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, trong khi cáo xám 64 km/h, chó săn 68 km/h, chó sói 69,23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên. Giải thích nào sau đây chính xác nhất? A. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt. B. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết di chuyển theo hình zigzag, theo quán tính thì thú ăn thịt dễ vồ thỏ hơn. C. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết lẩn khuất vào bụi cây nên thú ăn thịt dễ dàng quan sát thỏ, đuổi theo và vổ được thỏ. D. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết chạy về bầy đàn tìm kiếm sự giúp đỡ nên bị làm mồi cho thú ăn thịt. Câu 3 [7C6-1]: Động vật nào sau đây không thuộc lớp Thú? A. Lợn B. Dơi C. Cá voi D. Đại bàng Câu 4 [7C6-1]: Cho các động vật sau đây: chim sẻ, đà điểu, cá chuồn, gà, dơi, chuồn chuồn, ruồi, muỗi, hải âu, quạ. Có bao nhiêu động vật thuộc lớp Thú? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5 [7C6-1]: Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là gì? A. Thụ tinh trong B. Thai sinh Trang 1
  2. C. Noãn thai sinh D. Nhau thai sinh Câu 6 [7C7-4]: Cho các phát biểu sau: (I) Theo chiều hướng tiến hoá của sinh vật, bán cầu đại não sẽ phát triển tăng lên theo thể tích. (II) Trong quá trình tiến hoá, não dần dần hoàn thiện các bộ phận của não, đặc biệt là bán cầu đại não và tiểu não. (III) Từ quá trình tiến hoá, ta thấy động vật càng có phản xạ phức tạp thì bán cầu não và tiểu não phát triển, che lấp các bộ phận khác của não. Từ bộ não của cá, ếch, thằn lằn bóng, chim bồ câu, thỏ lần lượt đại diện cho lớp Cá, lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim và lớp Thú, hãy vận dụng và cho biết số phát biểu đúng về quy luật của chiều hướng tiến hoá của não sinh vật. A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 7 [7C6-3]: Cho các động vật sau: cá mập, cá sấu, cá cóc Tam Đảo, cá voi sát thủ, cá heo, cá đuối. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Có 2 động vật thuộc lớp Cá sụn, 1 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 2 động vật thuộc lớp Bò sát, 1 động vật thuộc lớp Thú. B. Có 2 động vật thuộc lớp Cá sụn, 1 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú C. Có 3 động vật thuộc lớp Cá sụn, 0 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú D. Có 3 động vật thuộc lớp Cá sụn, 0 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú Câu 8 [7C6-3]: Thỏ và cá sấu có đặc điểm gì khác nhau? A. Thỏ: tim 4 ngăn hoàn chỉnh, cá sấu: tim 3 ngăn có vách hụt. B. Thỏ: máu nuôi cơ thể là máu tươi, cá sấu: máu nuôi cơ thể là máu pha. C. Thỏ: bán cầu đại não lớn, cá sấu: chưa phân hoá bán cầu đại não. D. Thỏ: thở bằng phổi, cá sấu: thở bẳng mang. Câu 9 [7C6-1]: Cho các động vật thuộc lớp Thú sau, động vật nào đẻ trứng? A. Kanguru B. Gorila C. Thú mỏ vịt D. Sóc Câu 10 [7C6-2]: Cho các bộ sau: bộ Ăn sâu bọ, bộ Linh trưởng, bộ Gặm nhấm, bộ Voi, bộ Guốc chẵn, bộ Voi, bộ Dơi, bộ Thú huyệt, bộ Thú túi. Có bao nhiêu bộ không thuộc lớp Thú? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 11 [7C6-2]: Cho các động vật sau: lợn Ỉ, tê giác một sừng, bò rừng, lợn rừng, hươu sau, ngựa vằn, hươu cao cổ, voi. Có bao nhiêu động vật không thuộc bộ Guốc chẵn? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Trang 2
  3. Câu 12 [7C6-4]: Phân loại theo danh pháp khoa học nào sau đây đúng với loài người hiện đại? A. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hylobatidae; Chi Hylobates; Loài Hylobates lar. B. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hominidae; Chi Homo; Loài Homo sapiens. C. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hominidae; Chi Gorrila; Loài Gorrila gorrila. D. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Atelidae; Chi Oreonax; Loài Oreonax flavicauda. Câu 13 [7C7-4]: Về khái niệm, cơ quan tương đồng để chỉ những bộ phận có cùng nguồn gốc nhưng do quá trình tiến hoá hình thành đặc điểm thích nghi, bộ phận đó đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp với môi trường sống. Cho các ví dụ sau đây: (I) Vây cá voi và tay người. (II) Ruột thừa ở người và manh tràng của thỏ. (III) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp. (IV) Đuôi cá sấu và đuôi chứa nọc của ong bắp cày. Có bao nhiêu ví dụ đúng về cơ quan tương đồng? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 14 [7C7-2]: Theo chiều hướng tiến hoá, thứ tự hoàn thiện hệ cơ quan nào đúng? A. Hệ sinh sản: Từ chưa phân hoá rồi đến tuyến sinh dục có ống dẫn rồi đến tuyến sinh dục không có ống dẫn. B. Hệ tuần hoàn: Từ chưa phân hoá rồi đến tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín rồi đến tim không có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín rồi đến tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín C. Hệ hô hấp: Từ chưa phân hoá rồi đến hô hấp qua mang rồi đến hô hấp qua ống khí rồi đến hô hấp qua da rồi đến hô hấp qua phổi. D. Hệ thần kinh: Từ chưa phân hoá rồi đến thần kinh dạng mạng lưới rồi đến thần kinh dạng chuỗi hạch rồi đến thần kinh dạng ống. Câu 15 [7C7-1]: Sự mọc chồi và phân đôi là đặc điểm của: A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh trưởng và phát triển D. Phát sinh hình thái Câu 16 [7C7-2]: Cho các loài: Chim bồ câu, thỏ, hải âu, người, cá chép. ếch đồng, trai sông, lợn, dê, cá sấu, hải quỳ, rùa, vịt trời, chim cánh cụt, tinh tinh. Có bao nhiêu loài có tập tính nuôi con bằng sữa mẹ? A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Trang 3
  4. Câu 17 [7C7-3]: Tập tính học khôn là sự phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới. Học khôn giúp sinh vật thích nghi cao độ với môi trường sống. Cho các ví dụ sau đây: (I) Học sinh đã học công thức quãng đường S bằng tốc độ v nhân với thời gian t, biết áp dụng vào bài tập tìm quãng đường đi của ô tô (II) Quạ biết thả quả hạch vào ngã tư đường để xe cộ cán phải làm vỡ quả hạch. Đợi đèn đỏ, xe cộ dừng lại, quạ lao xuống dùng mỏ gắp nhân quả hạch để ăn. (III) Chó mỗi khi ăn thì chủ bật đèn. Sau nhiều lần lặp lại, khi chủ bật lại thì chó liếm mồm, nhỏ dãi. (IV) Thấy nải chuối treo ở trên cao, tinh tinh xếp mấy cái hộp gần đó để trèo lên lấy chuối. (V) Thả hòn đá vào nước trong bể rùa, ban đầu rùa rụt cổ lại. Sau nhiều lần lặp lại thì rùa thôi rụt cổ. Có bao nhiêu ví dụ đúng về tập tính học khôn? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 18 [7C6-3]: Bằng tính toán, người ta thấy rằng, một đôi chuột ban đầu có thể tạo ra một đàn chuột ([F1]) x3 trong thời gian x theo công thức sau: [F ] 2,6x2 6,65x . Hỏi sau 1 năm số lượng chuột xấp xỉ 1 5 bao nhiêu, giả sử chuột sinh ra đều sống trong vòng một năm? A. 600 B. 700 C. 800 D. 900 Câu 19 [7C6-1]: Loài nào thuộc bộ Ăn sâu bọ? A. Chuột chù B. Sóc bụng xám C. Chuột đồng D. Sóc chuột Câu 20 [7C7-4]: Một con mèo có nhịp tim là 200 lần/phút, một con chuột có nhịp tim là 800 lần/phút (tức là gần 7 lần/giây). Trong khi đó tim của cá voi xanh cứ 10 giây mới đập một lần, chim ruồi lại có nhịp tim tới tận 1200 lần/phút. Con người chúng ta có nhịp tim trung bình là 75 lần/phút. Giả sử tim của các động vật, nếu đạt xấp xỉ cùng một số lượng nhịp tim nào đó, động vật sẽ chết. Cho các phát biểu sau: (I) Tốc độ tim đập tỉ lệ thuận với kích thước cơ thể. (II) Tuổi thọ sinh thái tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể. (III) Tuổi thọ giảm dần theo thứ tự: chim ruồi, chuột, mèo, người, cá voi xanh. (IV) Tốc độ tim tăng dần theo thứ tự: chuột, chim ruồi, mèo, người, cá voi xanh. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 0 . HẾT * Học sinh không được sử dụng tài liệu * Giám thị không giải thích gì thêm Trang 4
  5. LỚP 7 Chương 6: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SỐ 05 Chương 7: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT Môn: SINH HỌC LỚP THÚ (LỚP CÓ VÚ) Câu 1 [7C6-3]: Nói về đặc điểm cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù, cho các phát biểu sau đây: (I) Bộ lông mỏng gồm những sợi lông mảnh khô, bao phủ toàn bộ bề mặt giúp che chở và giữ nhiệt, an toàn khi lẩn trốn trong bụi rậm. (II) Chi trước dài, khoẻ, phủ hợp với tập tính đào hang và di chuyển. (III) Chi sau ngắn, giúp bật nhảy xa, chạy trốn kẻ thù. (IV) Mũi thính, lông xúc giác cảm giác xúc giác nhanh nhạy giúp thăm dò thức ăn, môi trường, phát hiện kẻ thù. (V) Tai thính, vành tai to, dài; cử động được theo các phía định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 2 [7C6-3]: Thỏ hoang di chuyển với vận tốc tối đa 74 km/h, trong khi cáo xám 64 km/h, chó săn 68 km/h, chó sói 69,23 km/h thế mà trong nhiều trường hợp thỏ rừng vẫn không thoát khỏi những loài thú ăn thịt kể trên. Giải thích nào sau đây chính xác nhất? A. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không dai sức bằng, nên càng về sau vận tốc càng giảm, lúc đó nó phải làm mồi cho thú ăn thịt. B. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết di chuyển theo hình zigzag, theo quán tính thì thú ăn thịt dễ vồ thỏ hơn. C. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết lẩn khuất vào bụi cây nên thú ăn thịt dễ dàng quan sát thỏ, đuổi theo và vổ được thỏ. D. Thỏ hoang di chuyển nhanh hơn thú ăn thịt nó, nhưng nó không biết chạy về bầy đàn tìm kiếm sự giúp đỡ nên bị làm mồi cho thú ăn thịt. Câu 3 [7C6-1]: Động vật nào sau đây không thuộc lớp Thú? A. Lợn B. Dơi C. Cá voi D. Đại bàng Câu 4 [7C6-1]: Cho các động vật sau đây: chim sẻ, đà điểu, cá chuồn, gà, dơi, chuồn chuồn, ruồi, muỗi, hải âu, quạ. Có bao nhiêu động vật thuộc lớp Thú? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 5 [7C6-1]: Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là gì? Trang 5
  6. A. Thụ tinh trong B. Thai sinh C. Noãn thai sinh D. Nhau thai sinh Câu 6 [7C7-4]: Cho các phát biểu sau: (I) Theo chiều hướng tiến hoá của sinh vật, bán cầu đại não sẽ phát triển tăng lên theo thể tích. (II) Trong quá trình tiến hoá, não dần dần hoàn thiện các bộ phận của não, đặc biệt là bán cầu đại não và tiểu não. (III) Từ quá trình tiến hoá, ta thấy động vật càng có phản xạ phức tạp thì bán cầu não và tiểu não phát triển, che lấp các bộ phận khác của não. Từ bộ não của cá, ếch, thằn lằn bóng, chim bồ câu, thỏ lần lượt đại diện cho lớp Cá, lớp Lưỡng cư, lớp Bò sát, lớp Chim và lớp Thú, hãy vận dụng và cho biết số phát biểu đúng về quy luật của chiều hướng tiến hoá của não sinh vật. A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 7 [7C6-3]: Cho các động vật sau: cá mập, cá sấu, cá cóc Tam Đảo, cá voi sát thủ, cá heo, cá đuối. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Có 2 động vật thuộc lớp Cá sụn, 1 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 2 động vật thuộc lớp Bò sát, 1 động vật thuộc lớp Thú. B. Có 2 động vật thuộc lớp Cá sụn, 1 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú C. Có 3 động vật thuộc lớp Cá sụn, 0 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú D. Có 3 động vật thuộc lớp Cá sụn, 0 động vật thuộc lớp Lưỡng cư, 1 động vật thuộc lớp Bò sát, 2 động vật thuộc lớp Thú Câu 8 [7C6-3]: Thỏ và cá sấu có đặc điểm gì khác nhau? A. Thỏ: tim 4 ngăn hoàn chỉnh, cá sấu: tim 3 ngăn có vách hụt. B. Thỏ: máu nuôi cơ thể là máu tươi, cá sấu: máu nuôi cơ thể là máu pha. C. Thỏ: bán cầu đại não lớn, cá sấu: chưa phân hoá bán cầu đại não. D. Thỏ: thở bằng phổi, cá sấu: thở bẳng mang. Câu 9 [7C6-1]: Cho các động vật thuộc lớp Thú sau, động vật nào đẻ trứng? A. Kanguru B. Gorila C. Thú mỏ vịt D. Sóc Câu 10 [7C6-2]: Cho các bộ sau: bộ Ăn sâu bọ, bộ Linh trưởng, bộ Gặm nhấm, bộ Voi, bộ Guốc chẵn, bộ Voi, bộ Dơi, bộ Thú huyệt, bộ Thú túi. Có bao nhiêu bộ không thuộc lớp Thú? A. 0 B. 1 C. 2 D. 3 Câu 11 [7C6-2]: Cho các động vật sau: lợn Ỉ, tê giác một sừng, bò rừng, lợn rừng, hươu sau, ngựa vằn, hươu cao cổ, voi. Có bao nhiêu động vật không thuộc bộ Guốc chẵn? Trang 6
  7. A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 12 [7C6-4]: Phân loại theo danh pháp khoa học nào sau đây đúng với loài người hiện đại? A. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hylobatidae; Chi Hylobates; Loài Hylobates lar. B. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hominidae; Chi Homo; Loài Homo sapiens. C. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Hominidae; Chi Gorrila; Loài Gorrila gorrila. D. Giới Animalia; Ngành Chordata; Lớp Mammalia; Bộ Primate; Họ Atelidae; Chi Oreonax; Loài Oreonax flavicauda. Câu 13 [7C7-4]: Về khái niệm, cơ quan tương đồng để chỉ những bộ phận có cùng nguồn gốc nhưng do quá trình tiến hoá hình thành đặc điểm thích nghi, bộ phận đó đã có những thay đổi đáng kể để phù hợp với môi trường sống. Cho các ví dụ sau đây: (I) Vây cá voi và tay người. (II) Ruột thừa ở người và manh tràng của thỏ. (III) Nọc độc của rắn và nọc độc của bọ cạp. (IV) Đuôi cá sấu và đuôi chứa nọc của ong bắp cày. Có bao nhiêu ví dụ đúng về cơ quan tương đồng? A. 4 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 14. [7C7-2]: Theo chiều hướng tiến hoá, thứ tự hoàn thiện hệ cơ quan nào đúng? A. Hệ sinh sản: Từ chưa phân hoá rồi đến tuyến sinh dục có ống dẫn rồi đến tuyến sinh dục không có ống dẫn. B. Hệ tuần hoàn: Từ chưa phân hoá rồi đến tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín rồi đến tim không có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín rồi đến tim có tâm thất và tâm nhĩ, hệ tuần hoàn kín C. Hệ hô hấp: Từ chưa phân hoá rồi đến hô hấp qua mang rồi đến hô hấp qua ống khí rồi đến hô hấp qua da rồi đến hô hấp qua phổi. D. Hệ thần kinh: Từ chưa phân hoá rồi đến thần kinh dạng mạng lưới rồi đến thần kinh dạng chuỗi hạch rồi đến thần kinh dạng ống. Câu 15 [7C7-1]: Sự mọc chồi và phân đôi là đặc điểm của: A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh trưởng và phát triển D. Phát sinh hình thái Câu 16 [7C7-2]: Cho các loài: Chim bồ câu, thỏ, hải âu, người, cá chép. ếch đồng, trai sông, lợn, dê, cá sấu, hải quỳ, rùa, vịt trời, chim cánh cụt, tinh tinh. Có bao nhiêu loài có tập tính nuôi con bằng sữa mẹ? Trang 7
  8. A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 Câu 17 [7C7-3]: Tập tính học khôn là sự phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới. Học khôn giúp sinh vật thích nghi cao độ với môi trường sống. Cho các ví dụ sau đây: (I) Học sinh đã học công thức quãng đường S bằng tốc độ v nhân với thời gian t, biết áp dụng vào bài tập tìm quãng đường đi của ô tô (II) Quạ biết thả quả hạch vào ngã tư đường để xe cộ cán phải làm vỡ quả hạch. Đợi đèn đỏ, xe cộ dừng lại, quạ lao xuống dùng mỏ gắp nhân quả hạch để ăn. (III) Chó mỗi khi ăn thì chủ bật đèn. Sau nhiều lần lặp lại, khi chủ bật lại thì chó liếm mồm, nhỏ dãi. (IV) Thấy nải chuối treo ở trên cao, tinh tinh xếp mấy cái hộp gần đó để trèo lên lấy chuối. (V) Thả hòn đá vào nước trong bể rùa, ban đầu rùa rụt cổ lại. Sau nhiều lần lặp lại thì rùa thôi rụt cổ. Có bao nhiêu ví dụ đúng về tập tính học khôn? A. 4 B. 5 C. 2 D. 3 Câu 18 [7C6-3]: Bằng tính toán, người ta thấy rằng, một đôi chuột ban đầu có thể tạo ra một đàn 3 x 2 chuột ([F1]) trong thời gian x theo công thức sau: [F ] 2,6x 6,65x . Hỏi sau 1 năm số lượng 1 5 chuột xấp xỉ bao nhiêu, giả sử chuột sinh ra đều sống trong vòng một năm? A. 600 B. 700 C. 800 D. 900 Câu 19 [7C6-1]: Loài nào thuộc bộ Ăn sâu bọ? A. Chuột chù B. Sóc bụng xám C. Chuột đồng D. Sóc chuột Câu 20 [7C7-4]: Một con mèo có nhịp tim là 200 lần/phút, một con chuột có nhịp tim là 800 lần/phút (tức là gần 7 lần/giây). Trong khi đó tim của cá voi xanh cứ 10 giây mới đập một lần, chim ruồi lại có nhịp tim tới tận 1200 lần/phút. Con người chúng ta có nhịp tim trung bình là 75 lần/phút. Giả sử tim của các động vật, nếu đạt xấp xỉ cùng một số lượng nhịp tim nào đó, động vật sẽ chết. Cho các phát biểu sau: (I) Tốc độ tim đập tỉ lệ thuận với kích thước cơ thể. (II) Tuổi thọ sinh thái tỉ lệ nghịch với kích thước cơ thể. (III) Tuổi thọ giảm dần theo thứ tự: chim ruồi, chuột, mèo, người, cá voi xanh. (IV) Tốc độ tim tăng dần theo thứ tự: chuột, chim ruồi, mèo, người, cá voi xanh. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 3 B. 1 C. 2 D. 0 Trang 8