Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Trường THCS Nam Hồng

doc 9 trang nhatle22 4110
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Trường THCS Nam Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_ii_truong_thcs_nam_hon.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Trường THCS Nam Hồng

  1. PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM HỒNG SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Vũ Kiều Trang 1991 Giáo viên 0964852738 Fly.KT91@gmail.com 2 Nguyễn Thị Thanh 1986 Giáo viên 01664753529 trantuanhiepthanh@gmail.com 3 Trịnh Thị Hằng 1982 Giáo viên 0916076928 khanhhangpc@gmail.com B. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 7 I. MỤC ĐÍCH: - Kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của học sinh qua các chương học kì II cần đạt được. - Qua bài kiểm tra giáo có sự điều chỉnh phương pháp dạy học cho phù hợp, hiệu quả. - Rèn kĩ năng phân tích, kĩ năng làm bài tập, phát hiện và vận dụng giải quyết vấn đề thực tiễn. 2. HÌNH THỨC KIỂM TRA. - Trắc nghiệm: 80% - Tự luận: 20% 3. XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao I. Chủ đề 6: 1. Nhắc lại hình Ngành động vật thức sinh sản của có xương sống – một số động vật trong lớp Lưỡng Lớp Lưỡng cư. cư. 1. Ếch đồng. (Câu 1) 2. Đa dạng và đặc 2. Nhận ra đặc điểm chung của điểm đời sống của lớp Lưỡng cư. Lưỡng cư. (Câu 2) 8 % của tổng điểm 100% của Hàng = 0.8 điểm = 0.8 điểm II. Chủ đề 6: 3. Đặc điểm cấu 7. Hiểu được sự Ngành động vật tạo phù hợp với tiến hóa về hệ có xương sống – đời sống của tuần hoàn của Bò Lớp Bò sát. động vật thuộc sát. 1. Thằn lằn bóng lớp Bò sát. (Câu 9) đuôi dài. (Câu 3) 2. Cấu tạo trong của thằn lằn. 3. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát. 8 % của tổng điểm 50% của Hàng 50% của Hàng
  2. = 0.8 điểm = 0.4 điểm = 0.4 điểm III. Chủ đề 6: 4. Nhận ra đặc 8. Mô tả sự tiến 12. Vận dụng Ngành động vật điểm đời sống, hệ hóa về hệ hô hấp kiến thức đã học có xương sống – tuần hoàn, hệ hô của lớp Chim. để: Lớp Chim. hấp của lớp (Câu 10) - Nhận ra một số 1. Chim bồ câu. Chim. nhóm Chim 2. Cấu tạo trong (Câu 4, 5, 6) (Câu 17) của chim bồ câu. - Sắp xếp các đặc 3. Đa dạng và đặc điểm cấu tạo điểm chung của thích nghi với đời lớp Chim. sống (Câu 21) 30 % của tổng 40% của Hàng 13.33% của Hàng 46.67% của Hàng điểm = 3 điểm = 1.2 điểm = 0.4 điểm = 1.4 điểm IV. Chủ đề 6: 5. Nhận ra đặc 9. Áp dụng đặc 13. Vận dụng Ngành động vật điểm của một số điểm chung của kiến thức đã học có xương sống – loài Thú (Câu 7) lớp Thú để nhận để nhận biết một Lớp Thú (Lớp 6. Nhắc lại đặc ra một số đại diện số bộ Thú Có vú). điểm chung của (Câu 11, 12, 13) (Câu 18) 1. Thỏ, cấu tạo lớp Thú ( Câu 8) trong của thỏ. 2. Đa dạng của lớp Thú. 24 % của tổng 33.33% của Hàng 50% của Hàng 16.67% của Hàng điểm = 2.4 điểm = 0.8điểm = 1.2 điểm = 0.4 điểm V. Chủ đề 7: Sự 10. Hiêu được sự tiến hóa của động tiến hóa về hệ vật. thần kinh, hệ sinh 1. Tiến hóa về tổ sản ở các ngành chức cơ thể, về động vật sinh sản. (Câu 14, 15) 2. Cây phát sinh giới Động vật. 8 % của tổng điểm 100% của Hàng = = 0.8 điểm 0,8 điểm VI. Chủ đề 8: 11. Hiểu được vai 14. Áp dụng kiến 15. Vận dụng Động vật và đời trò của biện pháp thức đã học cho kiến thức đã học sống con người. đấu tranh sinh biết biện pháp cho biết một số 1. Đa dạng sinh học. đấu tranh sinh động vật quý học. (Câu 16) học ở Việt Nam. hiếm và các biện 2. Biện pháp đấu (Câu 19, 20) pháp bảo vệ tranh sinh học. chúng. 3. Động vật quý (Câu 22) hiếm. 4. Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương. 22 % của tổng 18.2% của Hàng 36.4% của Hàng 45.4% của Hàng điểm = 2.2 điểm = 0.4 điểm = 0.8 điểm = 1 điểm TỔNG ĐIỂM = 3.2 điểm= 32 % 3.2 điểm= 32% 2.6 điểm= 26 1.0 điểm= 10 % 10 điểm TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM % TỔNG ĐIỂM TỔNG ĐIỂM
  3. 4. VIẾT ĐỀ KIỂM TRA TỪ MA TRẬN 4.1. NHẬN BIẾT: Câu 1: Hình thức sinh sản của Ếch: A. Thụ tinh trong và đẻ con. B. Thụ tinh ngoài và đẻ trứng. C. Thụ tinh trong và đẻ trứng. D. Thụ tinh trong. Câu 2: Ếch đồng đi kiếm ăn chủ yếu vào thời gian nào trong ngày: A. Ban ngày và ban đêm. B. Ban ngày. C. Ban đêm. D. Trời mưa ban ngày, trời nắng ban đêm. Câu 3: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn: A. Da khô có vảy sừng bao bọc. B. Da trần ẩm ướt C. Da khô và trơn. D. Da trần có lớp sáp bảo vệ. Câu 4: Hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều có ở: A. Cá. B. Chim bồ câu C. Ếch đồng. D. Thằn lằn bóng đuôi dài. Câu 5: Hệ tuần hoàn của chim bồ câu được cấu tạo bởi: A. Tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn. B. Tim 3 ngăn, máu nuôi cơ thề là máu pha. C. Tim 3 ngăn có vách hụt, máu nuôi cơ thề là máu pha. D. Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thề là máu đỏ tươi. Câu 6: Khi bay chim bồ câu hô hấp bằng: A. Phổi. B. Túi khí. C. Ống khí. D. Phổi và túi khí. Câu 7: Loài thú nào sau đây đẻ con và nuôi con trong túi da: A. Kanguru. B. Thú mỏ vịt. C. Khỉ. D. Thỏ. Câu 8: Đặc điểm chung của lớp Thú: A. Tim 4 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi. B. Là động vật hằng nhiệt. C. Câu A và B. D. Là động vật biến nhiệt. 4.2. THÔNG HIỂU. Câu 9: Đặc điểm cấu tạo hệ tuần hoàn của Bò sát tiến hóa hơn Lưỡng cư: A. Tim có một ngăn, tâm thất có vách hụt. B. Tim có hai ngăn, tâm thất có vách hụt. C. Tim có ba ngăn, tâm thất có vách hụt. D. Tim có bốn ngăn, hai vòng tuần hoàn. Câu 10: Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của lớp Chim khác với lớp Bò sát: A. Hô hấp bằng phổi. B. Phổi có mạng ống khí với nhiều túi khí. C. Phổi có nhiều vách ngăn. D. Hô hấp bằng da. Câu 11: Thú mỏ vịt được xếp vào lớp Thú vì: A. Đẻ trứng. B. Hô hấp bằng phổi. C. Sống vừa nước, vừa cạn. D. Nuôi con bằng tuyến sữa. Câu 12: Điều không đúng khi nói về cá voi là: A. Răng nhọn sắc. B. Không có răng, lọc mồi bằng các khe của tấm sừng miệng. C. Có vây đuôi.
  4. D. Chi sau tiêu biến. Câu 13: Con người thuộc bộ nào của lớp Thú: A. Bộ gặm nhấm. B. Bộ ăn thịt. C. Bộ móng guốc. D. Bộ linh trưởng. Câu 14: Hệ thần kinh của động vật có xương sống phát triển nhất ở: A. Lớp Bò sát và lớp Thú. B. Lớp Lưỡng cư và lớp Chim. C. Lớp Chim và lớp Thú. D. Lớp Lưỡng cư và lớp Thú. Câu 15: Quá trình sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái, là hình thức sinh sản: A. Vô tính. B. Hữu tính. C. Phân đôi. D. Mọc chồi. Câu 16: Những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học: A. Nhiều loài thiên địch được di nhập, do không quen với khí hậu địa phương nên phát triển kém. B. Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. C. Sự tiêu diệt loài sinh vật có hại này tạo điều kiện cho loài sinh vật khác phát triển. D. Tất cả đều đúng. 4.3. VẬN DỤNG Câu 17: Loài chim biết bơi: A. Chim xớt cá, chim hải âu. B. Chim cánh cụt, vịt, ngỗng. C. Hải ly, hà mã. D. Gà, vịt. Câu 18: Đại diện dưới đây được xếp vào bộ guốc chẵn: A. Tê giác, trâu rừng. B. Ngựa, hươu. C. Lợn, bò. D. Voi, tê giác. Câu 19: Tập tính của động vật đới lạnh: A. Ngủ trong mùa đông hoặc di cư tránh rét. B. Di chuyển bằng cách quăng thân. C. Có khả năng nhịn khát. D. Bàn chân dài: 3 ngón trước, 1 ngón sau đều có vuốt. Câu 20: Nước ta đã áp dụng các biện pháp đấu tranh sinh học: A. Dùng thuốc trừ sâu. B. Dùng thuốc vi sinh và nuôi thả ong mắt đỏ. C. Nhập nội sâu bọ có ích từ nước ngoài. D. Cấm săn bắt các loài ếch, nhái, rắn và chim. Câu 21: Đặc điểm cấu tạo hệ hô hấp của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay? 4.4. VẬN DỤNG CAO. Câu 22: a) Thế nào là động vật quý hiếm? Kể tên một số động vật quý hiếm mà em biết? b) Cần có những biện pháp gì để bảo vệ động vật quý hiếm ? 5. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Phần trắc nghiệm: (8 điểm) Từ câu 1 đến câu 20 (Mỗi câu khoanh đúng cho 0.4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C A B D B A C C B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D C B D B C A B Phần tự luận: ( 2 điểm)
  5. Câu 21: ( 1 điểm) Đáp án: - Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy một dòng. (0.5 điểm) - Khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ôxi trong không khí với hiệu suất cao. (0.25 điểm) - Đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay. (0.25 điểm) Câu 22: (1 điểm) Đáp án * Động vật quý hiếm là những động có giá trị nhiều mặt: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu và có số lượng giảm sút.(0.3 điểm) * Kể đúng 3 động vật quý hiếm trở lên (0.3 điểm) * Các biện pháp bảo vệ động vật quý hiếm: (0.4 điểm) - Bảo vệ môi trường sống. - Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép các loài động vật quý hiếm. - Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ. - Xây dựng khu bảo tàn thiên nhiên. 6. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA C. CÂU HỎI CHỦ ĐỀ BIẾN DỊ I. MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Câu 1: Nguyên nhân của đột biến gen là: A. Hàm lượng chất dinh dưỡng tăng cao trên tế bào B. Tác động của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong cơ thể C. Sự tăng cường trao đổi chất trong tế bào D. Rối loạn môi trường trong của cơ thể Câu 2: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 3: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 4: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người? A. Đảo đoạn NST giới tính X B. Lặp đoạn giữa NST số 23 C. Mất đoạn đầu NST số 21 D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 5: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là: A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 6: Dạng đột biến nào dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia? A. Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan C. Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt D. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột Câu 7: Loại biến dị nào không di truyền được cho thế hệ sau? A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến
  6. Câu 8 : Hậu quả của đột biến gen là: A. Tạo ra đặc điểm di truyền mới có lợi cho bản thân sinh vật B. Làm tăng khả năng thích nghi của cơ thể với môi trường sống C. Thường gây hại cho bản thân sinh vật D. Cả 3 hậu quả nêu trên Tự luận: Câu 9: Thế nào là thể dị bội, thể đa bội? Câu 10: Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen. II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU: Câu 1: Xét một đoạn gen bình thường và một đoạn gen đột biến phát sinh từ đoạn gen bình hường sau đây: A T G X T X A T G A T X đột biến T A X G A G T A X T A G Đoạn gen bình thường Đoạn gen đột biến Trong đoạn gen trên đã xảy ra dạng đột biến nào: A. Mất cặp Nu B. Thêm 1 cặp Nu C. Thay thế 1 cặp Nu D. Đảo vị trí 1 cặp Nu Câu 2: Cơ chế dẫn đến phát sinh đột biến gen là: A. Hiện tượng co xoắn của nhiễm sắc thể trong phân bào B. Hiện tượng tháo xoắn của NST trong phân bào C. Rối loạn trong quá trình nhân đôi của ADN D. Sự phân li của NST trong nguyên phân Câu 3: Đột biến là những biến đổi xảy ra: A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào C. Tế bào chất D. Phân tử ARN Câu 4: Ý nghĩa của thường biến là A. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen của sinh vật B. Giúp cho cấu trúc NST của cơ thể hoàn thiện hơn C. Giúp sinh vật biến đổi hình thái để thích nghi với điều kiện sống D. Tạo ra sự đa dạng về kiểu hình. Câu 5: Bộ NST của người bị bệnh Đao có kí hiệu: A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 6: Ở người, hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở loại NST nào? A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người Câu 7: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 8: Thể đa bội không tìm thấy ở: A. Đậu Hà Lan B. Cà độc dược C. Rau muống D. Người Tự luận: Câu 9. Tại sao biến đổi cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật? Câu 10. Cơ chế nào dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng bộ NST của bộ NST là (2n+1) và (2n-1)? III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP:
  7. Câu 1. Gen B có 2400 nuclêôtit. Gen B đã đột biến tạo ra gen b có 2402 nuclêôtit. Dạng đột biến từ gen B thành gen b là: A. Thêm 2 cặp nuclêôtit. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit. C. Mất 2 cặp nuclêôtit. D. Mất 1 cặp nuclêôtit. Câu 2. Cơ chế phát sinh các giao tử: (n-1) và (n+1) là do: A. 1 cặp NST tương đòng không được nhân đôi B. thoi phân bào không được hình thành C. cặp NST tương đồng không xếp // ở kì giữa I của giảm phân D. cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân Câu 3: Biểu hiện dưới đây là của thường biến A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường Câu 4: Hãy xác định trong biến dị dưới đây, biến dị nào di truyền ? A. Thể 3 nhiễm ở cặp NST số 21 B. Thể 1 nhiễm ở cặp NST giới tính C. Thể đa bội ở cây trồng D. Cả 3 biến dị trên đều di truyền Câu 5: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là thể: A. 3 nhiễm B. Tam bội(3n) C. Tứ bội (4n) D. Dị bội (2n -1) Tự luận: Câu 6. Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng, về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng như thế nào? IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: Câu 1: Biết rằng đột biến chỉ ảnh hưởng tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? A. n, 2n B. n + 1, n – 1 C. 2n + 1, 2n -1 D. n, n + 1, n – 1. Câu 2. Gen B chiều dài là 4080 Ǻ, có hiệu của A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Gen B đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thành gen b. Số nuclêôtit từng loại của gen b là A. A = T=960 , G=X= 240. B. A = T= 961, G=X=239 . C. A = T= 959, G=X=241 . D. A = T=959 , G=X=239 . Câu 3: Một loài sinh vật có số nhóm liên kết gen bằng 10. Do đột biến NST, bộ NST có 21 chiếc. Đây là dạng đột biến nào? A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến thể dị bội D. Đột biến thể đa bội Tự luận: Câu 4. Gen B có 3000 nuclêôtit. Gen B đột biến thành gen b. Khi 2 gen này cùng nhân đôi 1 lần đã lấy từ môi trường nội bào 5998 nuclêôtit. a, Xác định chiều dài của gen b. b, Xác định dạng đột biến từ gen B thành gen b.
  8. ĐÁP ÁN CÂU HỎI CHỦ ĐỀ "BIẾN DỊ" I.MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án B D A C A D D C Tự luận: Câu 9: + Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc 1 số cặp NST bị thay đổi về số lượng. Gồm các dạng: 2n – 1 , 2n + 1 , 2n – 2 , 2n + 2 + Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n). Câu 10: + Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit. + Gồm các dạng: mất, thêm, thay thế một cặp nu. + Hậu quả: - Sự biến đổi trong dãy nucleotit của gen cấu trúc dẫn đến biến đổi trong dãy nucleotit trên mARN; qua đó làm biến đổi dãy axit amin của protein tương ứng; cuối cùng làm biến đổi một hoặc một số tính trạng nào đó trên 1 hoặc 1 số ít cá thể . - Đa số đột biến gen là có hại cho sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein. Một số đột biến gen lại có lợi cho sinh vật. II. MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C C A C A C A D Tự luận: Câu 9: Vì: trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Đột biến cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các rối loạn trong hoạt động của cơ thể, dẫn đến bệnh tật, thậm chí gây chết. Câu 10: Cơ chế dẫn đến sự hình thành thể (2n+1) và (2n-1) là sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó. Kết quả là 1 giao tử có cả 2 NST của 1 cặp, còn 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội. III. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG THẤP: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 Đáp án B D D D A Tự luận:
  9. Câu 6: - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng trong trường hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất để đạt tới kiểu hình tối đa nhằm tăng ngăng suất và hạn chế các điều kiện ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất. - Người ta đã vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để nâng cao năng suất cây trồng theo 2 cách: áp dụng năng suất trồng trọt thích hợp hoặc cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn. IV. MỨC ĐỘ VẬN DỤNG CAO: Trắc nghiệm: Câu 1 2 3 Đáp án B C C Tự luận: Câu 4: a, Khi nhân đôi 1 lần, gen B lấy từ môi trường nội bào 3000 nuclêôtit. Gen b lấy từ môi trường nội bào: 5998-3000=2998 nuclêôtit. Vậy số nuclêôtit của gen b là : 2998 nuclêôtit. Chiều dài của gen b là: 2998:2 x 3,4 = 5096,6 Ǻ b, Số nuclêôtit gen b kém gen b là: 3000-2998=2 nuclêôtit. Vậy, dạng đột biến gen B thành gen b là dạng mất 1 cặp nuclêôtit.