Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toàn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_ii_nam_hoc_2020_2021_t.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì II - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Trần Quốc Toàn
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 56: KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN LỚP 7 - NĂM HỌC: 2020 – 2021 (Đề chính thức) Môn: SINH Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. Ma trận: Các mức độ nhận thức Các chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số chính TN TL TN TL TN TL 1. Lớp lưỡng cư Đặc điểm cấu tạo ngoài và Vận dụng kiến thức (3 tiết) hoạt động sống của lớp để giải thích một số Lưỡng cư thích nghi với đời vấn đề trong thực tế. sống vừa ở nước vừa ở cạn. Phân biệt được quá trình sinh sản và phát triển qua biến thái. Tính đa dạng của lớp Lưỡng cư Số câu 2 1 3 câu Số điểm 0.5đ 1đ 1.5đ Tỉ lệ % 5% 10% 15% 2. Lớp bò sát Tính đa dạng và thống nhất Nêu được những đặc Vận dụng kiến thức (3 tiết) của lớp bò sát. Phân biệt điểm thích nghi với môi để giải thích một số được ba bộ bò sát thường trường của đại diện. vấn đề trong thực tế. gặp. Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn. Số câu 1 1 1 3 câu Số điểm 0.25đ 1đ 0.25đ 1.5đ Tỉ lệ % 2.5% 10% 2.5% 15% 3. Lớp chim Trình bày được cấu tạo (5 tiết) ngoài phù hợp với sự di chuyển trong không khí của chim. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay. Nêu được tập tính của chim bồ câu. Số câu 4 1 5 câu Số điểm 1đ 1.5đ 2.5đ Tỉ lệ % 10% 15% 25% 4. Lớp thú Đa dạng của lớp thú. Thống nhất của lớp thú. Vận dụng kiến thức (8 tiết) Mô tả được đặc điểm để giải quyết một số cấu tạo và chức năng vấn đề trong thực tế các hệ cơ quan của đại diện lớp thú Số câu 1 2 1 1 1 6 câu Số điểm 0.25đ 0.5đ 2đ 0.25đ 1.5đ 4.5đ Tỉ lệ % 2.5% 5% 20% 2.5% 15% 45% Tổng số câu 9 4 4 17 câu Tổng số điểm 3đ 4đ 3đ 10đ Tỉ lệ % 30% 40% 30% 100%
- PHÒNG GD – ĐT NINH SƠN Tiết 56: KIỂM TRA GIỮA KÌ II - LỚP 7 TRƯỜNG THCS TRẦN QUỐC TOẢN NĂM HỌC 2020 – 2021 Môn: Sinh học Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian phát, chép đề) Điểm: Lời phê: Họ và tên HS: Lớp: Đề chính thức: A. Trắc nghiệm: (3 điểm) (Mỗi câu đúng: 0.25 điểm) Chọn đáp án đúng nhất: Câu 1. Môi trường sống của ếch là a. nước và cạn. b. nước và đất. c. nước và sinh vật. c. đất và cạn. Câu 2. Nhóm động vật nào sau đây thuộc lớp lưỡng cư? a. Êch giun, cóc nhà, thằn lằn. b. Cá cóc tam đảo, ếch giun, cóc nhà. c. Êch giun, rắn ráo, cá sấu d. Cá cóc tam đảo, cá chép, ễnh ương. Câu 3. Mô tả nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của chim bồ câu? a. Chi trước biến đổi thành cánh, thân hình thoi. b. Cơ thể có lông mao bao phủ, thân hình thoi, cổ dài. c. Chi trước biến đổi thành cánh da, chi sau có màng bơi. d. Cơ thể có lông vũ bao phủ, đầu gắn liền với thân thành một khối. Câu 4. Da khô, có vảy sừng của Bò sát có ý nghĩa là: a. Giúp giảm sự thoát hơi nước. b. Giúp di chuyển dễ dàng hơn. c. Giúp bắt mồi dễ dàng hơn. d. Giúp tự vệ tốt hơn. Câu 5. Cá sấu thường sống dưới nước, chúng di chuyển trong nước nhanh hơn ở cạn, tuy nhiên khi chúng ở dưới nước một thời gian chúng lại lên bờ phơi nắng, ý nghĩa tập tính này là: a. Trong nước cá sấu có nhiều kẻ thù, chúng di chuyển nhanh để trốn kẻ thù đang trình rập chúng. b. Thức ăn của cá sấu chủ yếu ở trên cạn nên chúng cần phải lên bờ để kiếm ăn. c. Cá sấu là động vật biến nhiệt, tập tính phơi nắng giúp cơ thể thu nhiệt từ ánh nắng. d. Cá sấu kiếm ăn ở cả môi trường cạn lẫn nước. Câu 6. Để thích nghi với tập tính rình mồi, mèo phải có những đặc điểm nào sau đây? a. Các răng sắc, nhọn, răng cửa dài ra liên tục. b. Chân có nệm thịt, vuốt cong, sắc thu vào nệm thịt. c. Chạy nhanh và dai sức để rượt đuổi con mồi. d. Chi trước ngắn, bàn chân rộng có vuốt. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây giúp đầu chim nhẹ: a. Mỏ sừng, hộp sọ hẹp. b. Mỏ sừng, hàm có có răng. c. Mỏ sừng, hộp sọ rộng. d. Mỏ sừng, hàm không có răng. Câu 8. Chi sau của chim bồ câu có đặc điểm là: a. Có 5 ngón, 2 ngón trước, 3 ngón sau. b. Có 4 ngón, 2 ngón trước, hai ngón sau c. Có 5 ngón, 3 ngón trước, 2 ngón sau. d. Có 4 ngón: 3 ngón trước, 1 ngón sau. Câu 9. Dơi bay được là nhờ đặc điểm nào sau đây? a. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ. b. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da. c. Hai chi sau biến đổi thành cánh có lông vũ. d. Hai chi sau biến đổi thành cánh có màng da. Câu 10. Những loài nào sau đây có tên là “cá” nhưng lại thuộc lớp thú? a. Cá voi xanh, cá heo, cá ngừ. b. Cá voi lưng gù, cá sấu, cá trê. c. Cá voi sát thủ, cá chép, cá cơm. d. Cá voi xám, cá heo, cá nhà táng. Câu 11. Nạn chuột xuất hiện phá hại đồng ruộng mùa màng là sự cố về đấu tranh sinh học, sự cố này không do nguyên nhân nào sau đây? a. Do chim cú mèo bị săn bắn. b. Do mèo bị bắt làm thực phẩm. c. Do chim sẽ bị săn bắt quá mức. d. Do rắn bị bắt làm đặc sản. Câu 12. Thân chim bồ câu hình thoi có ý nghĩa: a. Giúp giảm trọng lượng khi bay. b. Giúp tạo sự cân bằng khi bay. c. Giúp giảm sức cản không khí khi bay. d. Giúp tăn khả năng trao đổi khí khi bay.
- B. Tự luận: (7 điểm). Câu 1. Cá sấu có quan hệ họ hàng gần với thằn lằn hơn hay với cá chép hơn? Vì sao? (1đ) Câu 2. Trình bày đặc điểm chung lớp chim? Lớp chim tiến hóa hơn lớp bò sát thể hiện ở đặc điểm nào? (1.5 đ) Câu 3. Hiện nay tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng do săn bắt quá mức. Nhiều người tin rằng sừng tê giác ngâm rượu uống có thể chữa bách bệnh kể cả ung thư, nhưng chưa có một nghiên cứu nào thừa nhận tác dụng trên của sừng tê giác, ngược lại theo Đông y, sừng tê giác mang tính lạnh nếu ngâm với rượu mang tính nóng có thể gây đột tử. a. Vì sao số lượng tê giác càng ngày càng giảm? (0.25đ) b. Có phải sừng tê giác chữa được bách bệnh hay không? (0.25đ) c. Là học sinh em cần làm gì để bảo vệ các loài động vật quý hiếm đặc biệt là tê giác (1đ) Câu 4. Em biết loài nào trong bộ thú Huyệt? So sánh sự sinh sản của thú Huyệt với các bộ khác? Tại sao thú Huyệt những điểm khác với các bộ thú khác như vậy nhưng chúng vẫn được xếp vào lớp thú? (2đ) Câu 5. Tại sao cá cóc Tam đảo có tên là “cá” nhưng không xếp vào lớp Cá mà lại được xếp vào lớp Lưỡng cư? (1đ) Bài làm: