Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hùng
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_truong_thcs_nam_hung.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Trường THCS Nam Hùng
- PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NAM TRỰC TRƯỜNG THCS NAM HÙNG SẢN PHẨM SAU TẬP HUẤN HÈ NĂM 2017 A. DANH SÁCH GIÁO VIÊN DẠY MÔN SINH TT Họ và tên Năm Chức vụ SĐT Mail sinh 1 Phạm Thị Tý 1980 Giáo viên 01232680348 Phamthity.1979@gmail.com 2 Trần Văn Hưng 1983 GV 0978363569 Duyhungtran.83@gmail.com B. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KÌ I SINH HỌC 7 I.MỤC TIÊU - Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình môn sinh học lớp 7 sau khi học sinh học xong: Ngành động vật nguyên sinh, ngành ruột khoang, Các ngành giun. - Rèn luyện kĩ năng tư duy, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa nội dung kiến thức đã học - Nghiêm túc trong kiểm tra, tự lực trong làm bài. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức: Kết hợp TNKQ + Tự luận - Trắc nghiệm : 80% - Tự luận : 20% III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Môi trường sống của trùng roi xanh 2. Hình thức dinh I. NGÀNH 7. Đặc điểm chung dưỡng của trùng biến 11. Điểm giống nhau ĐỘNG VẬT của ngành động vật hình tr trùng roi xanh NGUYÊN nguyên sinh 3. Trùng sốt rét với tế bào thực vật. SINH truyền bệnh vào máu người qua động vật nào Số câu 5TN 60% của hàng = 20% của hàng = 20% của hàng = Tỷ lệ : 0% 25% = 2,5d 1,5đ 5,0 đ 0,5 đ Điểm: 0 8. Ruột khoang sống ở môi trường nào? 12. Cành san hô 15. Đặc điểm cấu II. NGÀNG 4. Mô tả - Cách di 9.Vai trò của ruột thường dùng trang tạo của cơ thể sứa RUỘT chuyển của thủy tức khoang đối với tự trí là bộ phận nào phù hợp với đời KHOANG nhiên và đối với con của cơ thể chúng sống. người. Số câu 5 TN 20% của hàng = 40% của hàng = 20% của hàng = 0,5 20% của hàng = 25%= 2,5 đ 0,5 đ 1,0 đ đ 0,5 đ III. CÁC 5. Mô tả được nơi 10. Vai trò của giun 13. Tác dụng của 16. Giun đốt khác NGÀNH sống của giun đũa. đất đối với đất trồng lớp cuticun bọc với giun tròn và GIUN 6. Nhận biết được cơ trọt ngoài giun đũa. giun dẹp ở đặc quan hô hấp của giun 14. Tại sao máu của điểm nào đất. giun đất có màu đỏ 17. Đề xuất biện
- pháp phòng trừ giun tròn kí sinh Sốcâu 20% của hàng = 10% của hàng = 2 0% của hàng = 50% của hàng = 6TN 30% = 1 đ 0,5 đ 1 đ 2,5 đ 3đ 1TL 200 % = 2đ Tổng Số câu:6 Số câu:4 Số câu:4 Số câu:3 Số câu: Điểm:3 Điểm:2 Điểm:2 Điểm:3 16TN 80%= Tỷ lệ:30 % Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 30% 8,đ 1TL 20%= 2đ IV.ĐỀ KIỂM TRA ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA KÌ I MÔN : SINH HỌC 7 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 8 điểm Khoanh tròn 1 chữ cái A, B, C, D đứng trước phương án trả lời đúng. Nhận biết: Câu 1. Môi trường sống của trùng roi xanh là: A. Ao, hồ, ruộng. B. Biển. C. Cơ thể người. D. Cơ thể động vật. Câu 2. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là: A. Tự dưỡng. B. Dị dưỡng. C. Cộng sinh. D. Tự dưỡng và dị dưỡng. Câu 3. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào? A. Ruồi vàng B. Bọ chó C. Bọ chét D. Muỗi Anôphen Câu 4.Thủy tức di chuyển bằng cách nào? A. Roi bơi. B. Kiểu lộn đầu và roi bơi. C. Kiểu sâu đo. D. Kiểu sâu đo và kiểu lộn đầu. Câu 5. Giun ®òa kÝ sinh ë: A.Ruét non B. Ruét giµ C. Ruét th¼ng D. T¸ trµng Câu 6 . Cơ quan hô hấp của giun đất là? A.Da B.Mang C. Phổi D.Ống khí Thông hiểu: Câu 7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: A. Gây bệnh cho người và động vật khác. B. Di chuyển bằng tua. C. Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống. D. Sinh sản hữu tính. Câu 8. Đa số đại diện của ruột khoang sống ở môi trường nào? A. Sông. B. Biển. C. Suối. D. Ao, hồ. Câu 9. Vai trò của giun đất đối với đất trồng trọt: A. Làm cho đất tơi xốp. B. Làm tăng độ màu cho đất. C. Làm mất độ màu của đất. D. Làm cho đất tơi xốp và tăng độ màu cho đất.
- Câu 10.Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng ? A. Trùng giày. B. Trùng biến hình C. Trùng sốt rét. D. Trùng roi xanh . Vận dụng thấp: Câu 11.Trùng roi xanh giống với tế bào thực vật ở chổ? A. Có diệp lục B. Di chuyển C. Có roi D. Có điểm mắt Câu 12. Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng. A. Miệng. B. Tua miệng. C. Khung xương đá vôi. D. Miệng và tua miệng. Câu 13. Lớp cuticun bọc ngoài cơ thể giun tròn có tác dụng gì? A. Như bộ áo giáp tránh sự tấn công của kẻ thù. B. Như bộ áo giáp giúp không bị tiêu hủy bởi dịch tiêu hóa trong ruột non. C. Giúp cơ thể luôn căng tròn. D. Giúp cơ thể dễ di chuyển. Câu 14.Tại sao máu của giun đất có màu đỏ? A. Máu mang sắc tố chứa sắt. B. Máu mang sắc tố chứa đồng. C. Máu chứa nhiều chất dinh dưỡng D. Máu chứa nhiều muối. Vận dụng cao: Câu 15. Đặc điểm cấu tạo nào chứng tỏ sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do. A. Cơ thể hình dù, lỗ miệng ở dưới, có đối xứng tỏa tròn. B. Cơ thể hình trụ. C. Có đối xứng tỏa tròn. D. Có 2 lớp tế bào và có đối xứng tỏa tròn. Câu 16 Đặc điểm để phân biệt giun đốt với giun tròn, giun dẹp là gì: A. Cơ thể phân đốt. B. Có thể xoang và có hệ thần kinh. C. Cơ thể phân đốt, có thể xoang, hệ thần kinh, hô hấp qua da. D. Cơ thể phân tính. B. PHẦN TỰ LUẬN: (2 điểm) Câu 17: ( 2 điểm ) Bằng sự hiểu biết, em hãy nêu các biện pháp chính đề phòng chống giun đũa kí sinh ở người? V. ĐÁP ÁN , BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA A. Phần trắc nghiệm. (8đ): Mỗi ý đúng được 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A B D D A A B C D D A C B A A C B. Tự luận: 2 điểm (Mỗi ý đúng 0,5 đ) Câu 17: Biện pháp. - Ăn uống vệ sinh, không ăn sống, không uống nước lã. - Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn . - Kết hợp với vệ sinh cơ thể và cộng đồng. - Tẩy giun theo định kì 2 lần / năm.
- VI. KIỂM TRA LẠI. C. CÂU HỎI CHỦ ĐỀ BIÊN DỊ I.TRẮC NGHIỆM Nhận biết Câu 1: Đột biến là những biến đổi xảy ra: A. Nhiễm sắc thể và ADN B. Nhân tế bào C. Tế bào chất D. Phân tử ARN Câu 2: Biến dị làm thay đổi cấu trúc của gen gọi là A. Đột biến nhiễm sắc thể B. Đột biến gen C. Đột biến số lượng ADN D. Cả A, B, C đúng Câu 3: Loại biến dị di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Cả A, B, C đều đúng Câu 4: Loại biến dị không di truyền được cho thế hệ sau là: A. Đột biến gen B. Đột biến NST C. Biến dị tổ hợp D. Thường biến Câu 5: Cơ thể mang đột biến được gọi là: A. Dạng đột biến B. Thể đột biến C. Biểu hiện đột biến D. Cả A, B, C đều đúng Câu 6: Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là: A. Đột biến gen B. Đột biến cấu trúc NST C. Đột biến số lượng NST D. Cả A, B, C đều đúng Câu 7: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là: A. Đột biến đa bội thể B. Đột biến dị bội thể C. Đột biến cấu trúc NST D. Đột biến mất đoạn NST Câu 8: Thường biến là: A. Sự biến đổi xảy ra trên NST B. Sự biến đổi xảy ra trên cấu trúc di truyền C. Sự biến đổi xảy ra trên gen của ADN D. Sự biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen Thông hiểu: Câu 9: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là: A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 10: Ở người, hiện tượng dị bội thể được tìm thấy loại NST nào? A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người Câu 11: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người: A. Mất đoạn đầu trên NST số 21 B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23 C. Đảo đoạn trên NST giới tính X D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23 Câu 12: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở: A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào A. Chỉ xảy ra ở NST giới tính Câu 13: Thể 1 nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có hiện tượng: A. Thừa 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó B. Thừa 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó
- C. Thiếu 2 NST ở một cặp tương đồng nào đó D. Thiếu 1 NST ở một cặp tương đồng nào đó Câu 14: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có: A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc B. Chỉ xảy ra ở NST thường Câu 15: Bộ NST của người bị bệnh Đao thuộc dạng đột biến nào của thể dị bội: A. Thể một nhiễm B. Thể không nhiễm C. Thể ba nhiễm D. Cả A, B, C đều không đúng Câu 16: Biểu hiện dưới đây là của thường biến A. Ung thư máu do mất đoạn trên NST số 21 B. Bệnh Đao do thừa 1 NST số 21 ở người C. Ruồi giấm có mắt dẹt do lặp đoạn trên NST giới tính X D. Sự biến đổi màu sắc trên cơ thể con thằn lằn theo màu môi trường Vận dụng thấp Câu 17: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Đột biến thể dị bội xảy ra ở 1 cặp NST. a. Số lượng NST ở cơ thể đột biến là: A. 13 B. 21 C. 28 D.35 Câu 18: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ thể 3 nhiễm? A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 19: Kí hiệu bộ NST của người bị bệnh Đao là: A. 2n -1 B. 2n + 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 Câu 20: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng: A. Có 3 NST ở cặp số 12 B. Có 1 NST ở cặp số 12 C. Có 3 NST ở cặp số 21 D. Có 3 NST ở cặp giới tính Câu 21: Một gen có A = T = 600 Nu; G = X = 900Nu. Nếu đột biến xảy ra, gen đột biến có A = T = 601 Nu; G = X = 900 Nu. Đây là dạng đột biến nào? A. Mất một cặp A – T B. Thêm một cặp A – T C. Mất một cặp G - X D. Thêm một cặp G - X Vận dụng cao Câu 22: Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là: A. Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột B. Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan C.Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt D.Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan Câu 23: Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở: A. Chỉ có NST giới tính B. Chỉ có ở các NST thường C. Cả ở NST thường và NST giới tính D. Không tìm thấy thể dị bội ở người Câu 24: Biết rằng đột biến chỉ đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào? A. n, 2n B. n + 1, n – 1 C. 2n + 1, 2n -1 D. n, n + 1, n –1
- II. TỰ LUẬN Nhận biết Câu 1: Thế nào là đột biến gen, các dạng của đột biến gen? Câu 2: Thể đa bội là gì? ví dụ? Dấu hiệu nhận biết đặc điểm vai trò Thể đa bội Thông hiểu: Câu 3: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến? Câu 4: Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng, giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào? Vận dụng thấp Câu 5: Trình bày mối quan hệ giữa KG, MT, KH của sinh vật và môi trường ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tính trạng của sinh vật. Vận dụng cao Câu 6: Thể dị bội là gì? Các dạng, cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và 2n – 1? Và hậu quả của thể dị bội là gì? ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM Nhận biết Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án A B D D B B A D Thông hiểu: Câu 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C A B D D C D Vận dụng thấp Câu 17 18 19 20 21 Đáp án A A B C B Vận dụngcao Câu 22 23 24 Đáp án A C B II. TỰ LUẬN Nhận biết Câu 1: Thế nào là đột biến gen, các dạng của đột biến gen? - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu - Đột biến gen gồm 3 loại: + Mất một hoặc một số cặp Nu + Thêm một hoặc một số cặp Nu + Thay thế một hoặc một số cặp Nu
- Câu 2: Thể đa bội là gì? ví dụ? Dấu hiệu nhận biết đặc điểm vai trò Thể đa bội - Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng toàn bộ bộ NST trong tế bào. - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( nhiều hơn 2n ). VD hiện tượng đa bội thể: dưa hấu 3n, chuối, nho , dâu tằm, rau muống, dương liễu - Dấu hiệu nhận biết : Tăng kích thước các cơ quan. - Đặc điểm: Tế bào đa bội có số lượng NST tăng lên gấp bội số lượng ADN cũng tăng tương ứng vì thế quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn dẫn tới kích thước tế bào của thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh, chống chịu với ngoại cảnh tốt. - Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực vật đã được ứng dụng hiệu quả trong chọn giống cây trồng. Thông hiểu: Câu 3: Thường biến là gì? Phân biệt thường biến và đột biến? * Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. * Phân biệt đột biến với thường biến: - Thường biến + Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được. + Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật. - Đột biến + Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được. + Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật. Câu 4: Nêu khái niệm về thường biến và mức phản ứng, giữa thường biến và mức phản ứng khác nhau như thế nào? *Thường biến là những biến đổi về kiểu hình, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường. *Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước môi thường khác nhau. *Khác nhau: Thường biến Mức phản ứng - Là những biến đổi về kiểu hình của một - Là giới hạn các biểu hiện thường biến kiểu gen trước tác động của môi trường cụ khác nhau của 1 KG trước các điều kiện thể. khác nhau của môi trường. - Không di truyền. - Di truyền (do KG quy định) - Phụ thuộc vào tác động của môi trường - Phụ thuộc vào kiểu gen. Vận dụng thấp Câu 5: Trình bày mối quan hệ giữa KG, MT, KH của sinh vật và môi trường ảnh hưởng khác nhau như thế nào đối với tính trạng của sinh vật. - Kiểu hình là kết quả tương tác giữa KG và MT. - Kiểu hình của một cơ thể không chỉ phụ thuộc vào KG mà còn phụ thuộc vào điều kiện môi trường. - Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của tính trạng trước những môi trường khác nhau. - Bố mẹ không truyền cho con những tính trạng (kiểu hình) đã được hình thành sẵn mà truyền một kiểu gen quy định cách phản ứng trước môi trường. KH là kết quả của sự tương tác giữa KG và MT - Các tính trạng chất lượng phụ thuộc vào KG. VD:số hạt lúa trên 1 bông. - Các tính trạng số lượng phụ thuộc vào MT. VD: hạt gạo thơm dẻo. Vận dụng cao Câu 6: Thể dị bội là gì? Các dạng, cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 và
- 2n – 1? Và hậu quả của thể dị bội là gì? - Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. - Các dạng: + Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).( thể ba nhiễm) + Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) ( thể một nhiễm) + Mất 1 cặp NST tương đồng 2n- 2) ( thể khuyết nhiễm ) Cơ chế phát sinh thể dị bội: - Trong giảm phân có 1 cặp NST tương đồng không phân li sẽ tạo thành 1 giao tử mang 2 NST của một cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó. - Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 )và (2n - 1) NST. - Hậu quả: (2n + 1)và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.