Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ninh Bình

doc 4 trang nhatle22 4930
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_lop_7_hoc_ki_i_de_so_2_nam_hoc_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Lớp 7 - Học kì I - Đề số 2 - Năm học 2018-2019 - Trường THCS Ninh Bình

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I THÀNH PHỐ NINH BÌNH NĂM HỌC 2018 - 2019 MÔN: KHTN 7 ( Thời gian làm bài 60 phút -Thí sinh làm trực tiếp vào đề ) Họ và tên: Lớp: Số báo danh: Chữ ký, họ tên của giám thị số 1: . Ký hiệu phách Chữ ký, họ tên của giám thị số 2: . Điểm bài thi .( Bằng chữ ) Chữ ký, họ tên của giám khảo số 1: . Chữ ký, họ tên của giám khảo số 2: . Ký hiệu phách MÃ ĐỀ 359 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( gồm 48 câu, mỗi câu đúng được 0.5 điểm) Câu 1: Nguồn âm dao động càng nhanh thì âm phát ra A. Càng nhỏ. B. Càng to. C. Càng thấp. D. Càng cao. Câu 2: Mắt nhìn thấy một vật khi nào? A. Khi vật tự phát ra ánh sáng. B. Khi vật được chiếu sáng. C. Khi có ánh sáng từ vật truyền vào mắt. D. Khi có ánh sáng từ mắt chiếu sáng vật. Câu 3: Những phương tiện giao thông sử dụng gương cầu lồi làm gương chiếu hậu sẽ có lợi gì so với dùng gương phẳng có cùng kích thước? A. Nhìn thấy ảnh rõ hơn. B. Nhìn thấy ảnh to hơn. C. Quan sát được phía sau xe rộng hơn. D. Quan sát được phía trước xe rộng hơn. Câu 4: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng A. hứng được trên màn chắn và to bằng vật. B. hứng được trên màn chắn và to hơn vật. C. không hứng được trên màn chắn và to hơn vật. D. không hứng được trên màn chắn và to bằng vật. Câu 5: Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng A. Xuất phát từ một điểm. B. Giao nhau trên đường truyền. C. Có phương song song nhau. D. Loe rộng ra trên đường truyền. Câu 6: Đặt một điểm sáng S trước gương phẳng và cách gương 1m. Ảnh của điểm sáng đó tạo bởi gương phẳng cách S bao xa? A. 1m. B. 0,5m. C. 1,5m. D. 2m. Câu 7: Một tia sáng chiếu tới gương phẳng và phản xạ trên gương với góc phản xạ bằng 300 thì góc tới bằng A. 150. B. 600. C. 900. D. 300. Câu 8: Một vật đang dao động với tần số 10Hz, trong 5 giây vật thực hiện được bao nhiêu dao động? A. 10. B. 5. C. 15. D. 50. Câu 9: Nhật thực toàn phần quan sát được ở chỗ có Trang 1/4 - Mã đề thi 359
  2. A. bóng tối của Trái Đất trên Mặt Trăng. B. bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất. C. bóng nửa tối của Trái Đất trên Mặt Trăng. D. bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất. Câu 10: Đơn vị đo độ to của âm là A. đêxiben (dB). B. kilôgam (kg). C. mét (m). D. niutơn (N). Câu 11: Âm phát ra càng to khi nguồn âm. A. Dao động càng nhanh. B. Dao động càng mạnh. C. Có khối lượng càng lớn. D. Có kích thước càng lớn. Câu 12: Trong những cách xắp xếp dưới đây cho các chất truyền âm với vận tốc tăng dần, cách xắp xếp nào đúng? A. Nước, không khí, thép. B. Không khí, nước, thép. C. Nước, thép, không khí. D. Không khí, thép, nước. Câu 13: Vật nào sau đây được gọi là nguồn sáng? A. Vật tự nó phát ra ánh sáng. B. Vật sáng màu. C. Vật tối màu. D. Vật hắt lại ánh sáng chiếu vào. Câu 14: Trong các vật sau đây, vật nào có bề mặt phản xạ âm tốt nhất? A. Một mẩu giấy. B. Một tấm kính phẳng. C. Một miếng xốp. D. Một chiếc giẻ lau bảng. Câu 15: Trong hiện tượng phản xạ ánh sáng, khi tia phản xạ vuông góc với tia tới thì góc phản xạ bằng bao nhiêu? A. 1800. B. 900. C. 00. D. 450. Câu 16: Âm thanh không thể truyền qua môi trường nào sau đây? A. Chất lỏng. B. Chất khí. C. Chân không. D. Chất rắn. Câu 17: Một số học sinh thường có thói quen cắn móng tay, tại sao không nên như vậy: A. Cắn móng tay ảnh hưởng tới sự phát triển của xương ngón tay B. Vì móng tay không sạch sẽ chứa vi khuẩn, ấu trùng giun sán C. Có rất nhiều giun sán con trong móng tay do tay tiếp xúc đất bẩn. D. Vì nhìn mất thẩm mỹ, phản cảm cho người đối diện. Câu 18: Giun đũa sống kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người: A. Ruột non B. Gan C. Tá tràng D. Ruột già Câu 19: Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng: A. Trùng sốt rét. B. Trùng roi xanh. C. Trùng biến hình. D. Trùng giày. Câu 20: Ngọc trai được hình thành từ: Trang 2/4 - Mã đề thi 359
  3. A. Lớp đá vôi B. Lớp sừng C. Lớp xà cừ D. Bờ vạt áo Câu 21: Vì sao khi mưa nhiều, giun đất thường chui lên mặt đất? A. Giun chui lên tìm ánh sáng. B. Giun chui lên tìm thức ăn. C. Hang ngập nước, không có nơi ở. D. Giun chui lên để hô hấp. Câu 22: Dựa vào đặc điểm nào của tôm để người ta sử dụng thính rang làm mồi trong việc cất vó tôm tép: A. Khứu giác của tôm rất phát triển B. Thị giác của tôm rất phát triển C. Tôm kiếm ăn vào buổi sáng D. Tôm kiếm ăn vào lúc cập tối Câu 23: Thí nghiệm mổ giun đất ta tiến hành mổ: A. Mặt lưng B. Mặt bụng C. Bên hông D. Lưng, bụng đều được Câu 24: Đặc điểm nào sau đây phân biệt giữa động vật và thực vật: A. Có khả năng di chuyển B. Cơ thể sống có cấu tạo từ tế bào C. Tế bào có thành xenlulôzơ D. Có khả năng tự dưỡng Câu 25: Những động vật nào sau đây thuộc lớp sâu bọ: A. Ve sầu, chuồn chuồn, muỗi B. Nhện, châu chấu, ruồi C. Bọ ngựa, tôm, ong D. Châu chấu, muỗi, cái ghẻ Câu 26: Thủy tức di chuyển bằng kiểu: A. Hình thành chân giả B. Chui rúc C. Sâu đo, lộn đầu D. Bò trong nước Câu 27: Đôi kìm của Nhện có tác dụng: A. Cơ quan xúc giác, khứu giác B. Chăng tơ C. Tiết nọc độc làm tê liệt mồi D. Đưa mồi vào miệng Câu 28: Loài ruột khoang nào dưới đây được sử dụng làm thức ăn cho con người: A. San hô B. Sứa C. Thủy tức D. hải quỳ Câu 29: Châu chấu hô hấp bằng: A. Phổi và ống khí B. Da và phổi C. Ống khí D. Phổi Câu 30: Loài nào của ngành ruột khoang có thể gây ngứa và độc cho người: A. Thủy tức B. Sứa C. Hải quỳ D. San hô Câu 31: Bóng hơi cá chép có chức năng: A. Giúp cá chìm nổi trong nước dễ dàng. B. Giúp cá bơi không bị nghiêng ngã. C. Giúp cá rẽ phải , trái. D. Giữ thăng bằng theo chiều dọc. Câu 32: Vỏ kitin của lớp Giáp xác ở có tác dụng: A. Trang trí cho đẹp. B. Bộ xương C. Bộ xương ngoài. D. Bộ xương trong M B. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN A B Câu 1: (2,0 điểm) Đặt vật thẳng AB dài 2cm trước gương phẳng MN, AB có phương vuông góc với mặt gương và B cách mặt gương 2,5cm như hình vẽ. N Trang 3/4 - Mã đề thi 359
  4. a) Vẽ ảnh A’B’ của AB tạo bởi gương. Tính độ dài của ảnh và khoảng cách từ B’ đến gương. b) Từ hình trên, hãy đánh dấu vùng đặt mắt để nhìn được toàn bộ ảnh A’B’ trong. Câu 2:(2,0 điểm) Các loại giun sán ký sinh xâm nhập vào cơ thể người bằng những con đường nào? Cho ví dụ. Cần làm gì để phòng bệnh giun sán ký sinh? PHẦN LÀM BÀI TỰ LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Trang 4/4 - Mã đề thi 359