Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 12 trang nhatle22 3880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_sinh_hoc_khoi_8_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_2021_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Sinh học Khối 8 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Ngày thi: 22/12/2020 Thời gian làm bài : 45 phút Đề số 2A( Đề thi gồm 2 trang ) I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra. Câu 1: Vận tốc dòng máu vận chuyển trong hệ mạch diễn ra như thế nào? A. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. B. Giảm dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. C. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. D. Tăng dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. Câu 2 : Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi được biến đổi ở khoang miệng thì còn các loại chất nào có trong thức ăn cần được biến đổi tiếp ? A. Tinh bột, đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. B. Tinh bột, đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. C. Đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. D. Đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. Câu 3: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến vị. B. Tuyến nước bọt. C. Tuyến ruột. D. Tuyến tụy. Câu 4: Huyết áp tối đa đo được khi : A. tâm thất dãn B.tâm thất co C. tâm nhĩ dãn D.tâm nhĩ co Câu 5: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành : A. axit amin. B. axit béo. C. nuclêôtit. D. đường đơn. Câu 6: Biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch là: A. các chất độc như thủy ngân, asenic và các độc tố bám thành từng mảng trên thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. B. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. C. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat kết tinh tạo các tinh thể bám lên thành mạch, làm mạch hẹp lại. D. các chất côlesterôn và ion canxi ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại, thành mạch không còn nhẵn. Câu 7: Khi bị hở van tim sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp giảm. B. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp giảm. C. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp tăng. D. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp tăng. Câu 8: Khi cấp cứu cho nạn nhân bị chết đuối nếu sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần lưu ý điều gì? A. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. B. Trước khi hà hơi thổi ngạt cần loại bỏ nước ra khỏi phổi trước. C. Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. D. Thổi liên tục 12 -20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định. Câu 9: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào được khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí cácbônic. B. Khí ôxi. C. Khí Nitơ. D. Khi cacbon oxit. Câu 10: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng : A. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. B. dung tích sống của phổi. C. lượng khí chết trong đường dẫn khí. D. lượng khí cặn của phổi.
  2. Câu 11: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? 1/ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với tập thở sâu. 2/ Luôn đeo khẩu trang khi có khói bụi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. 3/ Không sử dụng túi bóng. 4/ Không hút thuốc lá ở nơi công cộng. 5/ Tăng số nhịp hô hấp. A.1,2,3,4. B.1,2,4. C.1,2,3,4,5. D.1,3,4,5. Câu 12: Quá trình hô hấp ở người gồm các giai đoạn chủ yếu là : A. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở phổi. B. sự thở, quá trình hít vào và thở ra, sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. sự thở, sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. D. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở tế bào. Câu 13: Trong hệ hô hấp của người, cơ quan nào trong đường dẫn khí giúp làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi? A. Khí quản. B. Thanh quản. C. Mũi. D. Họng. Câu 14: Tế bào bạch cầu limpho T tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào sau đây? A. Bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. B. Tiết kháng thể theo cơ chế thì khóa - ổ khóa. C. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. D. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. Câu 15: Vì sao không nên vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện? A.Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. B. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. C. Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. D. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. Câu 16: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra đã biến đổi tinh bột có trong thức ăn thành loại đường nào sau đây? A. Glucôzơ. B. Saccarôzơ. C. Mantôzơ. D. Lactôzơ. Câu 17: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi giúp làm tăng điện tích bề mặt trao đổi khí? A. Phổi có 2 lớp màng. B. Phổi có 700 đến 800 triệu phế nang. C.Phổi có nhiều thùy. D.Phổi có mạng mao mạch máu dày đặc. Câu 18: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. B. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. D. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. Câu 19: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm tăng nhịp tim? A. Khi bị sốt cao. B. Khi ăn quá nhiều tinh bột. C. Khi sử dụng chất kích thích. D. Khi hồi hộp hay tức giận. Câu 20: Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gât hại. B. Giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. C. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. D. Chứa một số enzim tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. II.TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng?
  3. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 – ĐỀ SỐ 2A A.TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D B B D C B A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B C C D B C B C A B B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2đ -Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến 0.5đ nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: không khí ở ngoài vào phế nang giàu khí O2 và nghèo CO2, máu từ tim tới phế nang giàu CO2 và nghèo O2 => O2 từ phế nang khuếch tán vào máu và CO2 từ 0.75đ máu khuếch tán vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: máu từ phổi về tim giàu O2 sẽ theo động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng đồng thời 0.75đ tạo ra sản phẩm phân hủy là CO2 nên nồng độ O2 thấp còn nồng độ CO2 lại cao => O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. 2 Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. 2đ - Dạ dày được phân thành 3 phần + Tâm vị là phần trên cùng tiếp nhận thức ăn từ thực quản 0.5đ +Thân vị là phần giữa, là nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày + Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày , cho thức ăn xuống tá tràng từng đợt - Thành dạ dày gồm 4 lớp: + Lớp màng là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong 0.25đ +Lớp cơ: rất dày và khỏe, gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo phù hợp với chức năng 0.5đ co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn. +Lớp dưới niêm mạc có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng 0.25đ thời gây hiện tượng tiết dịch vị dạ dày + Lớp niêm mạc có các tế bào tiết HCl là chất xúc tác để biến đổi pepsinogen thành enzim 0.5đ pepsin, có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin giúp biến đổi prôtêin về mặt hóa học , có các tế bào tiết chất nhày giúp ngăn cách bề mặt dạ dày với axit HCl 3 Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? 1đ -Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành 1đ đường đôi ( đường mantôzơ ), đường này tác động lên các các gai vị giác trên lưỡi => sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8
  4. TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Ngày thi: 22/12/2020 Thời gian làm bài : 45 phút Đề số 2B( Đề thi gồm 2 trang ) I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra. Câu 1: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. B. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. D. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. Câu 2: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng : A. dung tích sống của phổi. B. lượng khí cặn của phổi. C. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. D. lượng khí chết trong đường dẫn khí. Câu 3: Huyết áp tối đa đo được khi: A. tâm nhĩ co. B.tâm thất dãn. C. tâm nhĩ dãn. D.tâm thất co. Câu 4: Khi bị hở van tim sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp tăng. B. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp giảm. C. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp giảm. D. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp tăng. Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào được khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí cácbônic. B. Khí ôxi. C. Khí cacbon ôxit. D. Khí Nitơ. Câu 6: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi được biến đổi ở khoang miệng thì còn các loại chất nào có trong thức ăn cần được biến đổi tiếp ? A. Tinh bột, đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. B. Đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. C. Tinh bột, đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. D. Đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. Câu 7: Khi cấp cứu cho nạn nhân bị chết đuối nếu sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần lưu ý điều gì? A. Thổi liên tục 12 -20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định. B. Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. C. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. D. Trước khi hà hơi thổi ngạt cần loại bỏ nước ra khỏi phổi trước. Câu 8: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? 1/ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với tập thở sâu. 2/ Luôn đeo khẩu trang khi có khói bụi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. 3/ Không sử dụng túi bóng. 4/ Không hút thuốc lá ở nơi công cộng. 5/ Tăng số nhịp hô hấp. A.1,2,3,4. B.1,2,3,4,5. C.1,2,4. D.1,3,4,5. Câu 9: Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? A. Chứa một số enzim tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. B. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gât hại. C. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. D. Giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. Câu 10: Vận tốc dòng máu vận chuyển trong hệ mạch diễn ra như thế nào? A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch.
  5. B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. C. Giảm dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. D. Tăng dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. Câu 11: Quá trình hô hấp ở người gồm các giai đoạn chủ yếu là : A. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở phổi. B. sự thở, quá trình hít vào và thở ra, sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở tế bào. D. sự thở, sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. Câu 12: Biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch là : A. các chất côlesterôn và ion canxi ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại, thành mạch không còn nhẵn. B. các chất độc như thủy ngân, asenic và các độc tố bám thành từng mảng trên thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. C. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. D. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat kết tinh tạo các tinh thể bám lên thành mạch, làm mạch hẹp lại. Câu 13: Trong hệ hô hấp của người, cơ quan nào trong đường dẫn khí giúp làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi? A. Khí quản. B. Thanh quản. C. Họng. D. Mũi. Câu 14: Vì sao không nên vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện? A.Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. B. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. C. Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. D. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. Câu 15: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành : A. axit amin. B. axit béo. C. nuclêôtit. D. đường đơn. Câu 16: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến vị. B. Tuyến ruột. C. Tuyến tụy. D. Tuyến nước bọt. Câu 17: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm tăng nhịp tim? A. Khi hồi hộp hay tức giận. B. Khi ăn quá nhiều tinh bột. C. Khi sử dụng chất kích thích. D. Khi bị sốt cao. Câu 18: Tế bào bạch cầu limpho T tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào sau đây? A. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. B. Tiết kháng thể theo cơ chế thì khóa - ổ khóa. C. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. D. Bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. Câu 19: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi giúp làm tăng điện tích bề mặt trao đổi khí? A. Phổi có mạng mao mạch máu dày đặc. B.Phổi có 2 lớp màng. C. Phổi có nhiều thùy. D. Phổi có 700 đến 800 triệu phế nang. Câu 20: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra đã biến đổi tinh bột có trong thức ăn thành loại đường nào sau đây? A. Glucôzơ. B. Saccarôzơ. C. Mantôzơ. D. Lactôzơ. II.TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 – ĐỀ SỐ 2B
  6. A.TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A D A A C D C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D A D B B C D C D C B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2đ -Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến 0.5đ nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: không khí ở ngoài vào phế nang giàu khí O2 và nghèo CO2, máu từ tim tới phế nang giàu CO2 và nghèo O2 => O2 từ phế nang khuếch tán vào máu và CO2 từ 0.75đ máu khuếch tán vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: máu từ phổi về tim giàu O2 sẽ theo động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng đồng thời 0.75đ tạo ra sản phẩm phân hủy là CO2 nên nồng độ O2 thấp còn nồng độ CO2 lại cao => O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. 2 Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. 2đ - Dạ dày được phân thành 3 phần + Tâm vị là phần trên cùng tiếp nhận thức ăn từ thực quản 0.5đ +Thân vị là phần giữa, là nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày + Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày , cho thức ăn xuống tá tràng từng đợt - Thành dạ dày gồm 4 lớp: + Lớp màng là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong 0.25đ +Lớp cơ: rất dày và khỏe, gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo phù hợp với chức năng 0.5đ co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn. +Lớp dưới niêm mạc có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng 0.25đ thời gây hiện tượng tiết dịch vị dạ dày + Lớp niêm mạc có các tế bào tiết HCl là chất xúc tác để biến đổi pepsinogen thành enzim 0.5đ pepsin, có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin giúp biến đổi prôtêin về mặt hóa học , có các tế bào tiết chất nhày giúp ngăn cách bề mặt dạ dày với axit HCl 3 Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? 1đ -Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành 1đ đường đôi ( đường mantôzơ ), đường này tác động lên các các gai vị giác trên lưỡi => sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2019 – 2020
  7. Ngày thi: 22/12/2020 Thời gian làm bài : 45 phút Đề số 2C ( Đề thi gồm 2 trang ) I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra. Câu 1: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành : A. axit amin. B. axit béo. C. nuclêôtit. D. đường đơn. Câu 2: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng : A. lượng khí cặn của phổi. B. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. C. lượng khí chết trong đường dẫn khí. D. dung tích sống của phổi. Câu 3: Huyết áp tối đa đo được khi : A. tâm thất co. B.tâm thất dãn. C. tâm nhĩ co. D.tâm nhĩ dãn. Câu 4: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến vị. B. Tuyến tụy. C. Tuyến ruột. D. Tuyến nước bọt. Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào được khuếch tán từ tế bào vào máu? A. Khí cácbônic. B. Khí ôxi. C. Phế quản. D. Thanh quản. Câu 6: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi được biến đổi ở khoang miệng thì còn các loại chất nào có trong thức ăn cần được biến đổi tiếp ? A. Tinh bột, đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. B. Tinh bột, đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. C. Đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. D. Đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. Câu 7: Biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch là : A. các chất độc như thủy ngân, asenic và các độc tố bám thành từng mảng trên thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. B. các chất côlesterôn và ion canxi ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại, thành mạch không còn nhẵn. C. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. D. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat kết tinh tạo các tinh thể bám lên thành mạch, làm mạch hẹp lại. Câu 8: Khi cấp cứu cho nạn nhân bị chết đuối nếu sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần lưu ý điều gì? A. Trước khi hà hơi thổi ngạt cần loại bỏ nước ra khỏi phổi trước. B. Thổi liên tục 12 -20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định. C. Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. D. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. Câu 9: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? 1/ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với tập thở sâu. 2/ Luôn đeo khẩu trang khi có khói bụi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. 3/ Không sử dụng túi bóng. 4/ Không hút thuốc lá ở nơi công cộng. 5/ Tăng số nhịp hô hấp. A.1,2,3,4. B.1,2,4. C.1,2,3,4,5. D.1,3,4,5. Câu 10: Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? A. Giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. B. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gât hại. C. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. D. Chứa một số enzim tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Câu 11: Quá trình hô hấp ở người gồm các giai đoạn chủ yếu là :
  8. A. sự thở, sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. B. sự thở, quá trình hít vào và thở ra, sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. C. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở phổi. D. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở tế bào. Câu 12: Trong hệ hô hấp của người, cơ quan nào trong đường dẫn khí giúp làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi? A. Khí quản. B. Thanh quản. C. Mũi. D. Họng. Câu 13: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi giúp làm tăng điện tích bề mặt trao đổi khí? A.Phổi có 700 đến 800 triệu phế nang. B.Phổi có 2 lớp màng. C.Phổi có nhiều thùy. D.Phổi có mạng mao mạch máu dày đặc. Câu 14: Vì sao không nên vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện? A.Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. B. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. C. Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. D. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. Câu 15: Khi bị hở van tim sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp giảm. B. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp tăng. C. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp giảm. D. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp tăng. Câu 16: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra đã biến đổi tinh bột có trong thức ăn thành loại đường nào sau đây? A. Glucôzơ. B. Saccarôzơ. C. Mantôzơ. D. Lactôzơ. Câu 17: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. B. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. C. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. D. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. Câu 18: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm tăng nhịp tim? A. Khi hồi hộp hay tức giận. B. Khi ăn quá nhiều tinh bột. C. Khi sử dụng chất kích thích. D. Khi bị sốt cao. Câu 19: Vận tốc dòng máu vận chuyển trong hệ mạch diễn ra như thế nào? A. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. B. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. C. Giảm dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. D. Tăng dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. Câu 20: Tế bào bạch cầu limpho T tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào sau đây? A. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. B. Tiết kháng thể theo cơ chế thì khóa - ổ khóa. C. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. D. Bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. II.TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 – ĐỀ SỐ 2C A.TRẮC NGHIỆM (5đ):
  9. Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B D A B A A B A B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án A C A B B C C D B A B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2đ -Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến 0.5đ nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: không khí ở ngoài vào phế nang giàu khí O2 và nghèo CO2, máu từ tim tới phế nang giàu CO2 và nghèo O2 => O2 từ phế nang khuếch tán vào máu và CO2 từ 0.75đ máu khuếch tán vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: máu từ phổi về tim giàu O2 sẽ theo động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng đồng thời 0.75đ tạo ra sản phẩm phân hủy là CO2 nên nồng độ O2 thấp còn nồng độ CO2 lại cao => O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. 2 Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. 2đ - Dạ dày được phân thành 3 phần + Tâm vị là phần trên cùng tiếp nhận thức ăn từ thực quản 0.5đ +Thân vị là phần giữa, là nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày + Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày , cho thức ăn xuống tá tràng từng đợt - Thành dạ dày gồm 4 lớp: + Lớp màng là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong 0.25đ +Lớp cơ: rất dày và khỏe, gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo phù hợp với chức năng 0.5đ co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn. +Lớp dưới niêm mạc có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng 0.25đ thời gây hiện tượng tiết dịch vị dạ dày + Lớp niêm mạc có các tế bào tiết HCl là chất xúc tác để biến đổi pepsinogen thành enzim 0.5đ pepsin, có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin giúp biến đổi prôtêin về mặt hóa học , có các tế bào tiết chất nhày giúp ngăn cách bề mặt dạ dày với axit HCl 3 Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? 1đ -Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành 1đ đường đôi ( đường mantôzơ ), đường này tác động lên các các gai vị giác trên lưỡi => sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC LỚP 8 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Năm học: 2020 – 2021 Ngày thi: 22/12/2020
  10. Thời gian làm bài : 45 phút Đề số 2D ( Đề thi gồm 2 trang ) I.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Ghi lại chữ cái đầu đáp án đúng nhất trong các câu sau vào giấy kiểm tra. Câu 1: Để bảo vệ phổi và tăng hiệu quả hô hấp, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây ? 1/ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên kết hợp với tập thở sâu. 2/ Luôn đeo khẩu trang khi có khói bụi hoặc tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất độc hại. 3/ Không sử dụng túi bóng. 4/ Không hút thuốc lá ở nơi công cộng. 5/ Tăng số nhịp hô hấp. A.1,3,4,5. B.1,2,3,4,5. C.1,2,4. D.1,2,3,4. Câu 2: Tuyến tiêu hoá nào dưới đây không nằm trong ống tiêu hoá ? A. Tuyến tụy. B. Tuyến vị. C. Tuyến nước bọt. D. Tuyến ruột. Câu 3: Qua tiêu hoá, lipit sẽ được biến đổi thành : A. axit amin. B. axit béo. C. nuclêôtit. D. đường đơn. Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào được khuếch tán từ tế bào vào máu? C. Khí Nitơ. B. Khí ôxi. C. Khí cácbônic. D. Khí Cacbon ôxit. Câu 5: Với khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng, sau khi được biến đổi ở khoang miệng thì còn các loại chất nào có trong thức ăn cần được biến đổi tiếp ? A. Tinh bột, đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. B. Đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. C. Tinh bột, đường đôi, lipit, prôtêin, axit nuclêic. D. Đường đơn, lipit, prôtêin, axit nuclêic. Câu 6: Biểu hiện của bệnh xơ vữa động mạch là : A. các chất côlesterôn và ion canxi ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại, thành mạch không còn nhẵn. B. các chất độc như thủy ngân, asenic và các độc tố bám thành từng mảng trên thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. C. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat ngấm vào thành mạch làm cho mạch bị hẹp lại. D. một số muối canxi, muối phôtphat, muối urat kết tinh tạo các tinh thể bám lên thành mạch, làm mạch hẹp lại. Câu 7: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng : A. lượng khí cặn của phổi. B. dung tích sống của phổi. C. lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp. D. lượng khí chết trong đường dẫn khí. Câu 8: Khi cấp cứu cho nạn nhân bị chết đuối nếu sử dụng phương pháp hà hơi thổi ngạt cần lưu ý điều gì? A. Thổi liên tục 12 -20 lần/ phút cho tới khi quá trình hô hấp của nạn nhân được ổn định. B. Trước khi hà hơi thổi ngạt cần loại bỏ nước ra khỏi phổi trước. C. Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay. D. Đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu ngửa ra phía sau. Câu 9: Tế bào bạch cầu limpho T tham gia bảo vệ cơ thể bằng cơ chế nào sau đây? A. Phá hủy các tế bào đã bị nhiễm bệnh. B. Tiết kháng thể theo cơ chế thì khóa - ổ khóa. C. Tạo kháng thể để vô hiệu hóa kháng nguyên. D. Bắt, nuốt và tiêu hóa vi khuẩn. Câu 10: Quá trình hô hấp ở người gồm các giai đoạn chủ yếu là : A. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở phổi. B. sự thở, sự thông khí ở phổi, trao đổi khí ở tế bào. C. sự thở, quá trình hít vào và thở ra, sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. D. hoạt động hít vào và thở ra, trao đổi khí ở tế bào. Câu 11: Huyết áp tối đa đo được khi : A. tâm thất dãn B.tâm thất co
  11. C. tâm nhĩ co D.tâm nhĩ dãn Câu 12: Trong hệ hô hấp của người, cơ quan nào trong đường dẫn khí giúp làm ấm, làm ẩm không khí khi đi vào phổi? A. Họng. B. Mũi. C. Thanh quản. D. Khí quản. Câu 13: Đặc điểm cấu tạo nào của phổi giúp làm tăng điện tích bề mặt trao đổi khí? A.Phổi có 700 đến 800 triệu phế nang. B.Phổi có 2 lớp màng. C.Phổi có nhiều thùy. D.Phổi có mạng mao mạch máu dày đặc. Câu 14: Khi bị hở van tim sẽ dẫn đến hậu quả gì? A. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp giảm. B. Nhịp tim tăng, lượng máu giảm, suy tim, huyết áp tăng. C. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp giảm. D. Nhịp tim giảm, lượng máu tăng, suy tim, huyết áp tăng. Câu 15: Chất nhày trong dịch vị bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày có tác dụng gì? A. Bảo vệ dạ dày khỏi sự xâm lấn của virut gât hại. B. Dự trữ nước cho hoạt động co bóp của dạ dày. C. Giúp ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin và HCl. D. Chứa một số enzim tăng hiệu quả tiêu hóa thức ăn. Câu 16: Enzim amilaza do tuyến nước bọt tiết ra đã biến đổi tinh bột có trong thức ăn thành loại đường nào sau đây? A. Glucôzơ. B. Saccarôzơ. C. Mantôzơ. D. Lactôzơ. Câu 17: Khi chúng ta hít vào, cơ liên sườn ngoài và cơ hoành sẽ ở trạng thái nào ? A. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều dãn. B. Cơ liên sườn ngoài và cơ hoành đều co. C. Cơ liên sườn ngoài co còn cơ hoành dãn. D. Cơ liên sườn ngoài dãn còn cơ hoành co. Câu 18: Vận tốc dòng máu vận chuyển trong hệ mạch diễn ra như thế nào? A. Giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. B. Tăng dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. C. Giảm dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó tăng dần trong tĩnh mạch. D. Tăng dần từ mao mạch đến động mạch, sau đó giảm dần trong tĩnh mạch. Câu 19: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân làm tăng nhịp tim? A. Khi hồi hộp hay tức giận. B. Khi ăn quá nhiều tinh bột. C. Khi bị sốt cao. D. Khi sử dụng chất kích thích. Câu 20: Vì sao không nên vừa ăn vừa cười đùa nói chuyện? A.Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. B. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản không đóng kín lỗ khí quản. C. Khẩu cái mềm không kịp nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. D. Khẩu cái mềm nâng lên và nắp thanh quản đóng kín lỗ khí quản. II.TỰ LUẬN ( 5 điểm) Câu 1 (2 điểm): Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. Câu 2 (2 điểm): Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. Câu 3 ( 1 điểm): Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 8 – ĐỀ SỐ 2D A.TRẮC NGHIỆM (5đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
  12. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C A B C C A B B A B Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án B B A B C C B A C B B.TỰ LUẬN (5 điểm) Câu Đáp án Điểm 1 Trình bày quá trình trao đổi khí ở phổi và ở tế bào. 2đ -Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến 0.5đ nơi có nồng độ thấp. - Trao đổi khí ở phổi: không khí ở ngoài vào phế nang giàu khí O2 và nghèo CO2, máu từ tim tới phế nang giàu CO2 và nghèo O2 => O2 từ phế nang khuếch tán vào máu và CO2 từ 0.75đ máu khuếch tán vào phế nang. - Trao đổi khí ở tế bào: máu từ phổi về tim giàu O2 sẽ theo động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng đồng thời 0.75đ tạo ra sản phẩm phân hủy là CO2 nên nồng độ O2 thấp còn nồng độ CO2 lại cao => O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu. 2 Vì sao nói dạ dày có cấu tạo phù hợp với chức năng của nó. 2đ - Dạ dày được phân thành 3 phần + Tâm vị là phần trên cùng tiếp nhận thức ăn từ thực quản 0.5đ +Thân vị là phần giữa, là nơi diễn ra các hoạt động tiêu hóa chủ yếu của dạ dày + Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày , cho thức ăn xuống tá tràng từng đợt - Thành dạ dày gồm 4 lớp: + Lớp màng là lớp ngoài cùng có tác dụng liên kết và bảo vệ các lớp bên trong 0.25đ +Lớp cơ: rất dày và khỏe, gồm 3 lớp cơ là cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo phù hợp với chức năng 0.5đ co bóp, nhào trộn và nghiền nát thức ăn. +Lớp dưới niêm mạc có hệ thống dây thần kinh có chức năng tạo cảm giác no, đói đồng 0.25đ thời gây hiện tượng tiết dịch vị dạ dày + Lớp niêm mạc có các tế bào tiết HCl là chất xúc tác để biến đổi pepsinogen thành enzim 0.5đ pepsin, có tuyến vị tiết dịch vị có chứa enzim pepsin giúp biến đổi prôtêin về mặt hóa học , có các tế bào tiết chất nhày giúp ngăn cách bề mặt dạ dày với axit HCl 3 Vì sao trẻ em thường có thói quen ngậm cơm, cháo lâu trong miệng? 1đ -Khi ngậm cơm lâu trong miệng, tinh bột trong cơm sẽ được enzim amilaza biến đổi thành 1đ đường đôi ( đường mantôzơ ), đường này tác động lên các các gai vị giác trên lưỡi => sẽ cảm thấy vị ngọt, nên trẻ em thường thích ngậm cơm lâu trong miệng, nếu ngậm nhiều lần liên tục sẽ trở thành thói quen. GIÁO VIÊN RA ĐỀ TT CHUYÊN MÔN KT.HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thị Si Phạm Tuấn Anh Nguyễn Thị Song Đăng