Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 3 trang nhatle22 3500
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_ngu_van_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018_tru.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Thời gian : 90 phút Năm học : 2018 - 2019 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Kiểm tra kiến thức để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng trong chương trình học kì I, Ngữ văn 8 theo ba phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn, 2. Kĩ năng - Vận dụng lí thuyết vào thực hành. - Rèn luyện kĩ năng làm bài tập tự luận, viết đoạn văn, bài văn. 3. Thái độ: - Tự giác, nghiêm túc khi làm bài. 4. Năng lực: - Phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực thẩm mỹ, năng lực trình bày. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA 1. Tự luận : 100% 2. Kiểm tra viết tại lớp (90 phút) III. MA TRẬN Mức độ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN VẬN DỤNG TỔNG TN TL TN TL DỤNG CAO Chủ đề Chủ đề 1 : -Nhan đề -Lòng tự Văn bản -Tác giả trọng Lão Hạc - Năm sáng -Lòng vị tác tha - Đề tài - Nhân vật Số câu 3 1 4 Số điểm 2.0 1.5 3.5 Tỉ lệ % 20% 15% 35% Chủ đề 2: -Gọi tên, Tiếng việt chỉ rõ, Nói giảm, nói phân tích tránh tác dụng Số câu 1 1 Số điểm 2.0 2.0 Tỉ lệ % 20% 20% Chủ đề 3 : Viết bài Tập làm văn thuyết minh Văn thuyết minh về sự vật Số câu 1 1 Số điểm 4.5 4.5 Tỉ lệ % 40% 45% Tổng số câu 3 1 1 1 6 Tổng số điểm 2.0 2.0 4.5 1.5 10.0 Tỉ lệ % 20% 20% 45% 15% 100%
  2. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ Đề 1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NGỮ VĂN 8 Thời gian : 90 phút Năm học : 2018 – 2019 PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5.5điểm) Cho đoạn văn sau: “Lão Hạc ơi! Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt! Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão. Tôi sẽ cố giữ gìn cho lão. Đến khi con trai lão về, tôi sẽ trao lại cho hắn và bảo hắn: “Đây là cái vườn mà ông cụ thân sinh ra anh đã cố để lại cho anh trọn vẹn; cụ thà chết chứ không chịu bán đi một sào ” (Sách Ngữ văn 8, tập 1, trang 45 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) Câu 1(0.75điểm): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Nêu tên tác giả, năm sáng tác của văn bản đó. Câu 2(0.75 điểm): Đoạn trích là suy nghĩ của ai? Được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào? Câu 3 (2.0 điểm ): Câu văn “Lão hãy yên lòng mà nhắm mắt” sử dụng biện pháp tu từ gì? Chỉ rõ và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4(0.5 điểm): Kể tên một văn bản khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 8 học kì I cũng viết về đề tài người nông dân trước Cách mạng Tháng 8. Câu 5(1.5điểm):Nhân vật lão Hạc được nhắc tới trong đoạn trích trên là một người nông dân giàu lòng tự trọng. Từ nhân vật này và những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ về lòng tự trọng của mỗi người trong cuộc sống.(Trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10-12 câu) PHẦN II : TẬP LÀM VĂN (4.5 điểm) Thuyết minh về một món ăn truyền thống trong ngày Tết Nguyên Đán của dân tộc (canh măng móng giò, bánh chưng, nem rán) Chúc các em làm bài thi tốt!
  3. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM PHẦN I : ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (5.5điểm) Câu Nội dung chi tiết Điểm - Văn bản : Lão Hạc 0.25 đ 1 - Tác giả : Nam Cao 0.25đ (0.75 điểm) - Năm sáng tác : 1943 0.25 đ 2 - Lời của ông giáo 0.25đ (0.75 điểm) - Khi chứng kiến cái chết đau đớn, dữ dội của lão Hạc 0.5đ 3 - Nói giảm , nói tránh : Nhắm mắt – chết 1.0đ (2.0điểm) -Tác dụng : giảm đi sự đau buồn, nặng nề khi nói đến cái chết của 1.0 đ lão Hạc, muốn lão có thể ra đi một cách nhẹ nhàng, thanh thản. 4 (0.5 -Văn bản : Tức nước vỡ bờ (Tắt đèn)- Ngô Tất Tố 0.5đ điểm) 5 1. Hình thức : Học sinh viết thành một đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, 0.25đ (2.0 điểm) ít mắc lỗi chính tả. 2. Nội dung : Học sinh cần đảm bảo các ý sau: 1.25đ - Khái niệm : lòng tự trọng là coi trọng, giữ gìn nhân phẩm - Biểu hiện : Tôn trọng pháp luật, kiềm chế trước những ham muốn tầm thường, bản năng, chỉ nhận những gì mình xứng đáng - Tự trọng có ý nghĩa như thế nào với mỗi người, với xã hội - Bàn luận mở rộng vấn đề - Liên hệ bản thân PHẦN II : TẬP LÀM VĂN (4.5 điểm) Nội dung chi tiết Điểm 1. Hình thức 0.5đ - Học sinh viết đúng kiểu bài thuyết minh với bố cục 3 phần - Trình bày các phần mạch lạc, diễn đạt rõ ràng, ít mắc lỗi chính tả. 2. Nội dung : Học sinh cần đảm bảo các ý sau: a. Mở bài : Giới thiệu được món ăn. 0.5đ b. Thân bài : Học sinh đảm bảo được các ý sau: 3.0đ - Nguồn gốc - Nguyên liệu, cách chế biến - Cách thưởng thức, bảo quản - Ý nghĩa c. Kết bài : Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa của món ăn trong ngày Tết. 0.5đ 3. Biểu điểm: Điểm 5: Đảm bảo các yêu cầu về nội dung, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi về diễn đạt, trình bày. Điểm 4 : Đảm bảo yêu cầu về nội dung, diễn đạt tương đối rõ ràng, còn mắc một vài lỗi về trình bày. Điểm 3 : Đảm bảo cơ bản yêu cầu về nội dung, nhưng còn mắc lỗi về diễn đạt và trình bày. Điểm 2 : Bài viết sơ sài, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, trình bày Điểm 1: Viết lung tung Điểm 0 : Bỏ giấy trắng. GV RA ĐỀ TTCM KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng