Đề Kiểm tra môn Ngữ văn Khối 8 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

docx 5 trang nhatle22 5430
Bạn đang xem tài liệu "Đề Kiểm tra môn Ngữ văn Khối 8 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_8_hoc_ki_2_de_so_1_nam_hoc_2017.docx

Nội dung text: Đề Kiểm tra môn Ngữ văn Khối 8 - Học kì 2 - Đề số 1 - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thượng Thanh

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II LỚP 8 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian: 45 phút ĐỀ SỐ 1 Ngày thi: / 5 / 2018 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách ghi lại chữ cái trước đáp án đúng vào giấy kiểm tra: Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy phần bí mật? - Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Trích: Nhớ rừng – Thế Lữ, Ngữ Văn 8) Câu 1: Thể thơ của văn bản “Nhớ rừng” là: A. Thơ 8 chữ C. Thơ song thất lục bát B. Thơ ngũ ngôn D. Thơ tứ tuyệt Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên: A. Niềm mơ ước tự do cháy bỏng của con hổ. B. Tâm trạng của con hổ trong vườn bách thú. C. Mượn lời con hổ để diễn tả sâu sắc nỗi chán ghét cuộc sống thực tại tầm thường, tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt. D. Thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước. Câu 3: Câu: “Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?” xét theo mục đích nói thuộc kiểu câu: A. Câu cầu khiến C. Câu trần thuật B. Câu cảm than D. Câu nghi vấn Câu 4: Việc đảo từ “chết” lên trước “mặt trời gay gắt” trong câu thơ “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt” có tác dụng: A. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của mặt trời trong mắt con hổ chỉ là một sinh vật bé nhỏ đang hấp hối trước uy lực vô biên của chúa sơn lâm B. Nhấn mạnh vẻ đẹp của con hổ C. Nhấn mạnh sự yếu ớt của mặt trời trong buổi chiều tà D. Nhấn mạnh tâm trạng của con hổ khi nhìn ngắm giang sơn II. TỰ LUẬN (8đ): Câu 1 (1.5đ): Cho câu thơ sau: “Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ” (Trích Quê hương – Tế Hanh) a. Chép bảy câu thơ tiếp theo để hoàn chỉnh khổ thơ trên. b. Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ nhân hóa trong câu thơ: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm” . Câu 2 (1.5đ): Cho tình huống: Trong bài thi học kì II này, em vô cùng vui mừng khi được 9 điểm môn Văn. Khi về, em muốn nói điều đó với bố mẹ. a. Em có thể thực hiện hành động nói nào với bố mẹ? b. Đặt câu để thực hiện hành động nói của em đã xác định ở câu a. Xác định kiểu câu đã đặt. Câu 3 (5đ): Chứng minh rằng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” của Nguyễn Trãi là áng văn tràn đầy lòng tự hào dân tộc. Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Nga
  2. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH HƯỚNG DẪN CHẤM Năm học: 2017 – 2018 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II Môn: Ngữ Văn 8 ĐỀ SỐ 1 I. TRẮC NGHIỆM (2đ): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 A C.D B.D A Chú ý: Với câu trắc nghiệm có 2 đáp án đúng thì HS trả lời thiếu hoặc thừa đáp án đều không cho điểm. II. TỰ LUẬN (8đ): Biểu Nội dung điểm a. HS chép nguyên văn bảy câu thơ tiếp theo của dòng thơ đã cho theo SGK Ngữ 1đ văn 8, tập 2 b. Tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa: Câu 1 - Làm câu thơ sinh động, hình ảnh con thuyền trở nên gần gũi với con người. 0.25đ (1.5 điểm) - Hình ảnh con thuyền hiện lên giống như hình ảnh con người trong trạng thái nghỉ 0.25đ ngơi sau những ngày mưu sinh vất vả (gián tiếp nhấn mạnh nỗi nhọc nhằn của người lao động) a. HS xác định đúng một hành động nói của mình 0.5đ Câu 2 b. HS đặt câu 0.5đ (1.5 điểm) - Xác định đúng kiểu câu tương ứng với hành động nói đã xác định ở yêu cầu a 0.5đ 1. Hướng dẫn chấm: a. Hình thức: 1đ - Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, viết đúng chính tả. - Bài viết có bố cục 3 phần: MB, TB, KB. b. Nội dung: HS đảm bảo được những nội dung sau: - Bài viết đúng thể loại văn nghị luận. Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. - Diễn đạt trôi chảy, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu thông thường. * Mở bài: Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, nêu vấn đề cần 0.5đ chứng minh. * Thân bài: - Giới thiệu về quan điểm nhân nghĩa tiến bộ 0.5đ Câu 3 - Khẳng định chủ quyền dân tộc qua: 1.5đ (5 điểm) + Nền văn hiến lâu đời + Cương vực lãnh thổ + Phong tục tập quán + Truyền thống lịch sử → Nghệ thuật:sử dụng những từ ngữ mang tính chất hiển nhiên, biện pháp liệt kê, so sánh đối chiếu; lối văn biền ngẫu Khẳng định sức mạnh, sự ngang hàng của nước ta với các triều đại phương Bắc Thể hiện lòng yêu nước, niềm tự tôn, tự hào dân tộc - Sức mạnh nhân nghĩa và độc lập dân tộc: 1đ + Nhịp thơ ngắn hơn, đanh thép hơn + Các câu đối nhau chặt chẽ + Dẫn chứng tiêu biểu, xác thực
  3. Lời cảnh cáo sâu sắc với các thế lực muốn xâm lược nước ta Thể hiện niềm tự hào của tác giả * Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, có liên hệ mở rộng cần thiết 0.5đ 2. Biểu điểm: - Điểm 5: Bài làm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bài viết sáng tạo. - Điểm 4: Bài làm cơ bản đáp ứng các yêu cầu trên, có mắc một vài lỗi diễn đạt nhưng không đáng kể. - Điểm 3: Bài làm đạt yêu cầu về mặt nội dung nhưng còn mắc lỗi diễn đạt, trình tự một vài ý còn lộn xộn nhưng vẫn đảm bảo mạch nghị luận của bài. - Điểm 2: Bài làm chưa đầy đủ về nội dung, diễn đạt còn lủng củng, trình tự lập luận chưa rõ ràng. - Điểm 1: Bài làm sơ sài, diễn đạt nhiều chỗ lủng củng, trình tự lập luận lộn xộn. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. Lưu ý: Căn cứ vào thang điểm trên, GV cho các mức điểm còn lại. Khuyến khích những bài viết sáng tạo của HS. Ban Giám hiệu TM Tổ chuyên môn TM Nhóm chuyên môn Đỗ Thị Thu Hoài Tô Thị Phương Dung Nguyễn Thị Nga