Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

docx 6 trang nhatle22 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_ngu_van_khoi_7_hoc_ki_1_nam_hoc_2020_2021_tr.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Ngữ Văn Khối 7 - Học kì 1 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2020 - 2021 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 24/12/2020 PHẦN I (4 điểm) Câu 1 (1điểm) Chép chính xác bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. Câu 2 (0,5điểm) Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Câu 3 (1,5 điểm) Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ thứ hai của bài thơ? Câu 4 (1 điểm) Kể tên một bài thơ trong chương trình Ngữ văn7/ tập 1 có cùng thể thơ với bài Cảnh khuya và nêu tên tác giả của bài thơ em vừa tìm được? PHẦN II (6 điểm) Câu 1 (1 điểm) Trong lớp học, bạn lớp trưởng luôn được cô giáo chủ nhiệm tin tưởng, giao nhiệm vụ nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Bạn lớp trưởng đã làm rất tốt, hoàn thành các nhiệm vụ cô giáo giao cho, được cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý. Em hãy tìm một câu thành ngữ có ý nghĩa thể hiện sự tin tưởng của cô giáo chủ nhiệm với bạn lớp trưởng. Câu 2 (5 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
  2. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7 Năm học: 2020 - 2021 Đề 1 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2020 PHẦN I Câu Đáp án Biểu (4 điểm) điểm 1 - HS chép chính xác bài thơ Cảnh khuya. 1 điểm Lưu ý: Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm, không trừ hết số điểm của cả câu. 2 Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Bài thơ được viết năm 0,5 điểm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, tại chiến khu Việt Bắc 3 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “lồng” được lặp lại 2 lần 0,5 điểm - Tác dụng: Gợi tả vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo của 1 điểm núi rừng Việt Bắc trong đêm khuya. Sự đan xen, hòa hợp giữa trăng, bóng cây, hoa tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp có đường nét, hình khối, tầng bậc 4 - Bài thơ cùng thể thơ: Bánh trôi nước (Hồ Xuân 1 điểm Hương) hoặc Sông núi Nước Nam (Lý Thường Kiệt) 1 Câu thành ngữ: Chọn mặt gửi vàng 1 điểm PHẦN II I. Hình thức: 1 điểm (6 điểm) - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài - Kiểu bài : Biểu cảm về tác phẩm văn học 2 - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 4 điểm 1. Mở bài 0,5 điểm Giới thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh và bài thơ Tiếng gà trưa. 2. Thân bài a. Những kỉ niệm đẹp về tình bà cháu: 1,5 điểm - Trên đường đi hành quân, nghe tiếng gà gáy, người chiến sĩ nhớ đến người bà của mình - Những niêm vui nhỏ bé của cậu bé khi còn trẻ con 1,5 điểm b. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng về tình bà cháu - Hình ảnh người bà đã đi cùng với người chiến sĩ trên đường hành quân - Những kỉ niệm đẹp tiếp sức cho tâm hồn và quyết tâm của người chiến sĩ - Tâm hồn trong sáng của người cháu và tấm lòng đầy ắp yêu thương của người bà dành cho cháu ->Tình cảm bà cháu đẹp đẽ , đầy yêu thương.
  3. 3. Kết bài: 0,5 điểm Khẳng định lại giá trị của bài thơ; cảm xúc, suy nghĩ của bản thân em. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7
  4. Năm học: 2020- 2021 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Ngày kiểm tra: 24/12/2020 PHẦN I (4 điểm) Câu 1 (1 điểm) Chép chính xác khổ thơ cuối trong bài Tiếng gà trưa. Câu 2 (0,5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Câu 3 (1,5 điểm) Trong khổ thơ em vừa chép có sử dụng một biện pháp tu từ đã được học trong chương trình Ngữ văn 7/ tập 1, em hãy xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? Câu 4 (1điểm) Em hãy kể tên một bài thơ mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng thể thơ với bài thơ Tiếng gà trưa và nêu tên tác giả của bài thơ? PHẦN II (6 điểm) Câu 1 (1 điểm) Trong cuộc thi chạy cấp trường, bạn Phan Anh luôn chạy về đích đầu tiên với tốc độ rất nhanh bỏ xa bạn khác. Lúc đó, các bạn trong lớp đứng cổ vũ đã sử dụng một câu thành ngữ quen thuộc để khen ngợi tốc độ chạy của bạn ấy. Theo em, các bạn đã sử dụng câu thành ngữ nào? Câu 2 (5 điểm) Cảm nghĩ về vẻ đẹp thiên nhiên trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. PHÒNG GD&ĐT QUẬN LONG BIÊN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: NGỮ VĂN 7
  5. Năm học: 2020- 2021 Đề 2 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 24/12/2020 PHẦN I Câu Đáp án Biểu (4 điểm) điểm 1 - HS chép chính xác 6 câu thơ. 1 điểm Lưu ý: Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm, không trừ hết số điểm của cả câu. 2 - Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Được viết trong thời kì 0,5 điểm đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh. 3 - Biện pháp tu từ: Điệp ngữ 0,5 điểm Từ “Vì” lặp lại 4 lần, là điệp ngữ cách quãng - Tác dụng: 1 điểm + Tạo nhịp điệu cho khổ thơ, nhấn mạnh lí tưởng chiến đấu cao đẹp của người cháu. + Thể hiện tình cảm sâu nặng của người cháu dành cho đất nước, xóm làng và người bà thân yêu. 4 - Bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) 1 điểm 1 Câu thành ngữ: Nhanh như chớp 1 điểm PHẦN II. I. Hình thức: 1 điểm (6 điểm) 2 - Bài văn đủ 3 phần : Mở bài, Thân bài, Kết bài - Kiểu bài : Biểu cảm về tác phẩm văn học - Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, đặt câu thông thường. II. Nội dung: 1. Mở bài 0,5 điểm Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng. 2. Thân bài a. Hình ảnh thiên nhiên trong bài Cảnh khuya: 1,5 điểm - Âm thanh: tiếng suối trong trẻo. - Hình ảnh: trăng, cây cổ thụ, hoa - Vẻ đẹp: Cảnh như vẽ, hữu tình (điệp từ "lồng") => Vừa hài hòa với thiên nhiên, vừa nổi bật cao đẹp. b. Hình ảnh thiên nhiên trong bài Rằm tháng Giêng: 1,5 điểm - Hình ảnh: Trăng, sông, nước - Sắc thái: Sắc xuân tràn ngập. - Con người: Bàn bạc việc quân -> Cả hai bài thơ đều là bức tranh về trăng tuyệt đẹp. Nhà thơ yêu trăng và yêu quê hương đất nước. 3. Kết bài 0,5 điểm - Khẳng định lại giá trị của hai bài thơ.
  6. - Suy nghĩ, tình cảm của bản thân em. III. Biểu điểm: - Điểm 4 -5: Bài viết đủ nội dung, bố cục rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, lời văn tự nhiên, giàu cảm xúc. - Điểm 3 - 4: Bài viết cơ bản đạt các yêu cầu trên, có đôi chỗ mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt, dùng từ. - Điểm 1 – 2 : Bài viết tương đối đạt yêu cầu, nội dung quá sơ sài, diễn đạt kém. - Điểm 0: Không làm được gì hoặc lạc đề hoàn toàn. * Căn cứ vào bài làm của HS, giáo viên chấm cho các thang điểm còn lại. GV RA ĐỀ TTCM DUYỆT BGH DUYỆT PHÓ HIỆU TRƯỞNG Trần Thị Đông Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Song Đăng