Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn

doc 7 trang nhatle22 2800
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tr.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Trường Sơn

  1. UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA KSCL HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRƯỜNG SƠN MÔN: LỊCH SỬ 8 Năm học: 2017-2018 (Thời gian làm bài: 45 phút) Người ra đề: Lương Thị Thanh Xuân Phạm Thị Thùy Dung Phạm Thị Dung MA TRẬN Tên bài Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TNKQ TL TNKQ TL Bài 24: Cuộc - Nhận biết Hiểu được câu kháng chiến từ được ngày nói đó của năm 1858- 1873 Pháp nổ súng Nguyễn xâm lược và Trung Trực quá trình chống trả của nhân dân ta Số câu Số câu: 8 Số câu: 2 Số câu: 6 Số điểm Điểm: 2đ Điểm: 0,5đ Điểm: 2,5đ Tỉ lệ 20% 5% 25% Bài 25: Kháng Biết được chiến lan rộng ra chiến thắng toàn quốc( 1873- Cầu Giấy lần 1884) 1 và hiệp ước Pa- tơ- nốt Số câu Số câu: 6 Số câu: 3 Số điểm Điểm: 1,5 Điểm: 2 Tỉ lệ % 15% 20% Bài 26: Phong Biết được trào kháng chiến phong trào chống Pháp kháng chiến trong những chống Pháp năm cuối thế kỉ của nhân dân XI X ta Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm Điểm: 0,5 Điểm: 0,5 Tỉ lệ 5% 5% Bài 28: Trào lưu Biết được cải cách Duy mục đích của Tân ở Việt Nam các đề nghị cải cách Số câu Số câu: 8 Số điểm Điểm: 2đ Số câu: 8 Tỉ lệ 20% Điểm: 2đ 20%
  2. Bài 29: Chính Biết được tác sách khai thác động của cuộc thuộc địa của khai thác thực dân Pháp thuộc địa và những chuyể biến về kinh tế, xã hội ở Việt Nam Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm:0,5 Tỉ lệ Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 5% Bài 30: Phong Hiểu được So sánh con trào yêu nước đường cứu chống Pháp từ nguyên nước của Bác đầu thế kỉ XX nhân Bác ra với các nhà đến năm 1918 đi tìm yêu nước đường cứu trước đó nước Số câu Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu:1 Số điểm Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm:3 Tỉ lệ Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 30% Tổng số câu Số câu: 26 Số câu: 2 Số câu: 1/2 Số câu: 1/2 Số câu:29 Tổng số điểm Số điểm: 6,5 Số điểm: 0,5 Số điểm: 1,5 Số điểm: 1,5 Số điểm:10 Tỉ lệ: Tỉ lệ: 65% Tỉ lệ:5% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 15% Tỉ lệ: 100% ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau (từ câu 1 đến câu 28)( Mỗi câu 0,25đ) Câu 1. Thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược nước ta vào ngày tháng năm nào? A. 01/09/1858. B. 01/09/1859. C. 01/09/1860. D. 01/09/1861 Câu 2: Thực dân Pháp mở đầu xâm lược Việt Nam bằng việc tấn công vào A.Đà Nẵng B.Huế C.Hà Nội D.Gia Định Câu 3:Sau khi bị thất bại trong kế hoạch đánh nhanh,thắng nhanh ở Đà Nẵng, Pháp kéo quân vào Gia Định thời gian A.2/1858 B.2/1859 C.2/1860 D.2/1861 Câu 4: Ngày 17/2/ 1859 Pháp tấn công vào
  3. A.Đà Nẵng B.Gia Định C.Định Tường D.Vĩnh Long Câu 5: Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp bản hiệp ước A.Nhâm Tuất B.Giáp Tuất C.Hác măng D.Pa tơ nốt Câu 6: Một trong những nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất là A.triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở các tỉnh Nam Kì B.bồi thường cho Pháp khoản chiến phí tương đương 300 vạn lạng bạc. C.người Pháp không được phép truyền đạo Gia Tô. D.triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn. Câu 7: Người lãnh đạo nghĩa quân đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm cỏ Đông là A.Trương Định B.Nguyễn Trung Trực. C.Nguyễn Đình Chiểu D.Phan Đình Phùng. Câu 8:Người được nhân dân phong "Bình Tây đại nguyên soái" là ai? A .Trương Định B.Nguyễn Trung Trực. C.Nguyễn Đình Chiểu D.Phan Đình Phùng. Câu 9. Ai đã chỉ huy quân dân ta anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Định. Câu 10. Câu nói: “ Bao giờ Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của ai? A. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Tri Phương. D. Hoàng Hoa Thám. Câu 11. Tháng 6/1867, quân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm ba tỉnh nào? A. Vĩnh Long, An Giang, Cần Thơ. B. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. C. Hà Tiên, Vĩnh Long, Cần Thơ. D. Mĩ Tho, Vĩnh Long, Hà Tiên. Câu 12. Chiến thắng cầu giấy lần thứ nhất trong thời gian nào? A. 21/12/1872. B. 21/12/1873. C. 21/12/1874. D. 21/12/1875.
  4. Câu 13. Sự kiện ngày 19/ 5/ 1883 là A. Pháp đánh Bắc Kì lần 1. B. Chiến thắng Cầu Giấy lần 1. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2. D. Pháp đánh Bắc Kì lần 2. Câu 14. Triều đình kí với Pháp hiệp ước nào đánh dấu sự sụp đổ của triều đại phong kiến Việt Nam với tư cách là một quốc gia độc lập? A. Nhâm Tuất. B. Giáp Tuất. C. Hắc-Mang. D. Patơnốt. Câu 15:Người bị giặc Pháp bắt hành hình vẫn ung dung làm thơ là A.Trương Định B.Nguyễn Hữu Huân. C.Nguyễn Đình Chiểu D.Phan Đình Phùng. Câu 16: Ngày 15/3/1874 triều đình Huế kí với Pháp Hiêp ước A.Giáp Tuất B.Nhâm Tuất C.Quý Mùi D.Pa tơ nốt Câu 17: Nội dung cơ bản của Hiệp ước Giáp Tuất là A.Thực dân Pháp rút quân khỏi Bắc Kì. B.Triều đình thừa nhận Nam Kì thuộc Pháp. C.Triều đình thừa nhận 3 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp . D.Pháp rút khỏi Bắc kì, triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Câu 18: Năm 1882, thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ A. nhất B.hai C.ba D.tư Câu 19: Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần 1, người lãnh đạo nhân dân anh dũng cản giặc, khi bị bắt nhịn ăn mà chết.Người đó là A.Trương Định B.Nguyễn Hữu Huân. C.Nguyễn Đình Chiểu D.Nguyễn Tri Phương. Câu 20: Khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội lần 2, người đã thất cổ tự tử , không chịu khuất phục là A. Hoàng Diệu. B.Nguyễn Hữu Huân.
  5. C.Nguyễn Đình Chiểu D.Nguyễn Tri Phương. Câu 21: Ngày 19/5/1883, quân dân ta làm nên chiến thắng Cầu Giấy lần thứ A. hai B. ba C. bốn D. năm Câu 22:Cuộc phản công của phái chủ chiến tại Huế do ai đứng đầu? A.Tôn Thất Thuyết. B.Nguyễn Trung Trực. C.Trương Đinh. D.Hoàng Hoa Thám. Câu 23: Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) là: A.Phan Đình Phùng và Cao Thắng B.Nguyễn Thiện Thuật. C.Đinh Công Tráng. D.Hoàng Hoa Thám. Câu 24: Dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất(1897-1914) Của thực dân Pháp,xã hội Việt Nam xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới: A.Tư sản, tiểu tư sản và công nhân. B.Nông dân. C.Địa chủ D.Tư sản Câu 25:Người lãnh đạo phong trào Đông Du là A.Phan Bội Châu. B.Phan Châu Trinh C.Lương Văn Can. D.Nguyến Tất Thành. Câu 26: Phong trào Đông Du thất bại vì A.Nhật và Pháp câu kết. B.không được sự ủng hộ của các du học sinh. C.Nhật Bản ở cách xa Việt Nam. D.nhân dân không ủng hộ. Câu 27: Cuộc vận động Duy tân do ai lãnh đạo? A.Phan Bội Châu. B.Phan Châu Trinh C.Lương Văn Can. D.Nguyến Tất Thành. Câu 28: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào thời gian
  6. A.ngày 5/6/1911 B.ngày 6/5/1912 C.ngày 7/5/1913 D.ngày 5/7/1914 II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1. Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? So sánh con đường cứu nước của Người có điểm gì mới so với các nhà yêu nước trước đó?
  7. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM I.Trắc nghiệm(7đ) 1A 2A 3B 4B 5A 6D 7B 8A 9B 10B 11B 12B 13C 14D 15C 16D 17A 18A 19A 20A 21A 22C 23A 24A 25A 26A 27B 28A ( Mỗi câu đúng được 0,25đ) II/ Tự luận: ( 3đ) Câu Nội Dung Điểm * Nguyên nhân Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước: 1,5đ - Nước mất, dân lầm than(0,25) - Yêu nước, thương dân. (0,25) - Các phong trào yêu nước đều thất bại(0,5) Người không tán thành con đường cứu nước của các bậc tiền bối-> Ra đi tìm đường cứu nước. (0,5) * So sánh con đường cứu nước của Người so với các bậc tiền bối trước đó: 1,5đ - Trước khi học thuyết Mác – Lênin được truyền bá vào Việt Nam các phong trào yêu nước của người Việt Nam chống thực dân Pháp liên tục nổ ra nhưng kết cục đều thất 1 bại.(0,25) ( 3đ) - Trước yêu cầu bức xúc của vấn đề giải phóng dân tộc. Từ chủ nghĩa yêu nước, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Người sang phương Tây để học hỏi kinh nghiệm rồi sẽ trở về giúp đồng bào đấu tranh.(0,25) - Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước, qua khảo sát thực tế ở các nước trên các châu lục Âu, Phi, Mỹ và ngay cả trên đất Pháp, Nguyễn Ái Quốc đó rút ra nhận xét về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân là nguồn gốc mọi sự đau khổ. Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc tìm đến với cách mạng Tháng Mười Nga. Tìm ra con đường cứu nước đúng cho dân tộc.(1đ)