Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_lich_su_lop_8_hoc_ki_2_nam_hoc_2017_2018.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Lớp 8 - Học kì 2 - Năm học 2017-2018
- MA TRẬN ĐỂ THI HỌC KÌ II. Năm học: 2017-2018 Môn: Lịch sử 8 Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Nội dung 1/ Cuộc kháng Trình bày Nội chiến từ 1858 – dung cơ bản của 1884 Hiệp ước Nhâm Tuất 1862? Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỷlệ: 20% Tỷlệ: 100% TSĐ 2/ Phong trào Trình bày những kháng chiến nét chính về chống Pháp phong trào Cần trong những Vương (1885- năm cuối thế kỉ 1896) XIX. Số điểm: 2 Số điểm: 2 Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 100% TSĐ 3/ Chính sách Vào cuối thế kỉ Tác động của chính khai thác thuộc XIX đầu thế kỉ sách khai thác thuộc địa của thực dân XX, thực dân địa đó đối với kinh tế pháp và những Việt Nam. Pháp đã thi hành chuyển biến về kinh tế, xã hội ở những chính sách Việt Nam. gì về kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Số điểm: 6 Số điểm: 3 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 50% TSĐ TSĐ Tổng: 10 điểm Số điểm: 3 Số điểm: 4 Số điểm: 3 Tỷ lệ: 100% Tỷ lệ: 30% Tỷ lệ: 40% Tỷ lệ: 30% GVBM Trương Thị Thanh Tuyền
- Phòng GD & ĐT Long Thành ĐỀ THI HỌC KỲ II Trường THCS Tân Hiệp Năm học: 2017 - 2018 Môn: Lịch sử – Lớp 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bài: Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862. Câu2: (2 điểm) Trình bày những nét chính về phong trào Cần Vương (1885-1896). Câu 3: (6 điểm) Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về kinh tế ở Việt Nam? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế Việt Nam. - Hết-
- ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II Năm học: 2017-2018 Môn: Lịch sử 8 Câu Nội dung trả lời Điểm Trình bày Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 Câu 1: - Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh (0.5đ) (2đ) miền Đông Nam Kì ( Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn. - Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào (0,5đ) buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. - Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 (0.5đ) vạn lạng bạc. - Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào (0,5đ) triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến. Câu 2: Phong trào Cần Vương 1885-1896: (2đ) - Sau khi cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành 1đ Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị), tại đây ông nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương kêu gọi văn thân sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước. - Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn: 1đ + Giai đoạn (1885-1888): phong trào bùng nổ và lan rộng khắp cả nước + Giai đoạn (1888-1896): phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ở Bắc kì và Trung kì. Câu 3 Chính sách về kinh tế 6đ *Nông nghiệp: 0,5 - Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đát - Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô. * Công nghiệp: 0,5 - Tập trung vào khai thác than và kim loại - Xây dựng một số cơ sở công nghiệp như xi măng, gạch, ngói, điện, nước * Giao thông vận tải: 0,5 - Xây dựng hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân. *Thương nghiệp 0,5 - Nắm giữ độc quyền về thị trường. - Tăng thêm các loại thuế và đánh thuế nặng. Mục đích:
- Vơ vét, bóc lột sức người, sức của của nhân dân Việt Nam để 1 đ làm giàu cho tư bản Pháp. Tác động: - Tích cực: cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công 1,5 đ nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân, thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hóa, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ. - Tiêu cực: + Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt + Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. 1,5đ -> nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc. GVBM Trương Thị Thanh Tuyền
- ĐỀ CƯƠNG MÔN LỊCH SỬ 8 HỌC KÌ II 1.Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? 2. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 1862? 3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? 4. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào? 5. Trình bày chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2, ý nghĩa. 6.Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng, Pa-tơ-nốt. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược? 7.Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc phản công của phải chủ chiến tại kinh thành Huế (7/1885). 8. Phong trào Cần Vương (1885-1896). 9. Những nét chính về khởi nghĩa Hương Khê. Vì sao đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất? 10. Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX: thời gian, địa bàn, lực lượng, tính chất, phương pháp đấu tranh, kết quả, ý nghĩa. 11. Tình hình Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX? 12. Cơ sở, nội dung của những đề nghị cải cách? 13. Kết cục của các đề nghị cải cách? Hạn chế của các đề nghị cải cách? 14. Vào cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, thực dân Pháp đã thi hành những chính sách gì về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục ở Việt Nam.? Mục đích của các chính sách đó? Tác động của chính sách khai thác thuộc địa đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam. 15. Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX. GVBM Trương Thị Thanh Tuyền