Đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì 1 - Mã đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

doc 2 trang nhatle22 3900
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì 1 - Mã đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_lich_su_khoi_7_hoc_ki_1_ma_de_2_nam_hoc_2020.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Lịch sử Khối 7 - Học kì 1 - Mã đề 2 - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngô Gia Tự

  1. PHÒNG GD & ĐT QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN: LỊCH SỬ 7 Thời gian làm bài: 45 phút Mã đề 002 Ngày kiểm tra: 18/12/2020 ( Đề thi có 02 trang ) A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 5 điểm ) Hãy chọn đáp án đúng bằng cách ghi lại chữ cái đầu câu. Câu 1: Nguyên nhân nào là quan trọng nhất trong các nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? A. Nhân dân có lòng yêu nước và tích cực tham gia kháng chiến. B. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo và có những danh tướng tài ba. C. Nội bộ triều đình nhà Trần đoàn kết một lòng chống quân xâm lược. D. Nhà Trần được nhân dân và các từ trưởng dân tộc ở giáp biên giới với nhà Tống ủng hộ. Câu 2: Người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng dưới thời nhà Tống đó là A. đóng tàu, chế tạo súng. B. kỹ thuật luyện đồ kim loại. C. la bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết. D. thuốc nhuộm, nghề in. Câu 3: Ai là người có công dẹp “ loạn 12 xứ quân” thống nhất đất nước vào năm 967? A. Lý Thường Kiệt. B. Ngô Quyền. C. Lý Thái Tổ. D. Đinh Bộ Lĩnh. Câu 4: Quân đội nhà Trần gồm có mấy bộ phận ? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 5: Một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc vào thời Đường là A. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị. B. Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư. C. Vương An Thạch, Tô Đông Pha. D. Tào Thuyết Cần, Ngô Thừa Ân. Câu 6: Đâu không phải là nội dung của các tác phẩm trong phong trào văn hóa phục hưng? A. Lên án nghiêm khắc giáo hội Ki – tô B. Đề cao giáo trị chân chính của con người C. Đề cao khoa học tự nhiên D. Đề cao giáo lí của đạo Ki – tô. Câu 7: Thủy Hử là tác phẩm của tác giả nào? A. Thi Nại Am. B. Tào Tuyết Cần. C. Ngô Thừa Ân. D. Bạch Cư Dị. Câu 8: “ Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đi đánh trước để chặn thế mạnh của giặc” là câu nói của ai? A. Lý Thái Tổ. B. Lý Nhân Tông. C. Lý Thánh Tông. D. Lý Thường Kiệt. Câu 9: Bộ tộc Giéc – man tràn xuống xâm lược các nước phương Tây vào khoảng thời gian nào? A. Cuối thế kỉ IV. B. Cuối thế kỉ V . C. Đầu thế kỉ IV. D. Đầu thế kỉ V. Câu 10: “ Ngụ binh ư nông” là chính sách của quân đội dưới triều đại nào? A. Nhà Đinh. B. Nhà Trần. C. Nhà Tiền Lê. D. Nhà Ngô Câu 11: La Quán Trung là tác giả của tác phẩm nào? A. Tây Du Kí. B. Thủy Hử. C. Tam quốc diễn nghĩa. D. Hồng Lâu Mộng. Câu 12: Bộ sử ký nổi tiếng của thời Hán ở Trung Quốc do ai biên soạn? A. Ngô Thừa Ân. B. La Quán Trung. C. Tư Mã Thiên. D. Đổng Trọng Thư. Câu 13: Đâu là chủ trương của quân đội dưới thời nhà Trần? A. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông. B. Quân đội phải văn võ song toàn. C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ. D. Quân đội phải đông nước mới mạnh. Câu 14: Hệ tư tưởng chính ở Trung Quốc thời phong kiến là A. Đạo giáo. B. Nho giáo. C. Thiên chúa giáo. D. Phật giáo. Trang 1/2 – Mã đề 002
  2. Câu 15: Đâu là ý nghĩa quốc tế của cuộc kháng chiến chống giặc Mông – Nguyên dưới thời Trần? A. Ngăn chặn âm mưu xâm lược của quân Nguyên đối với các nước trên thế giới. B. Đập tan ý chí, tham vọng xâm lược Đại Việt của quân Mông – Nguyên. C. Thắng lợi này đã góp phần xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam. D. Cuộc kháng chiến đã tập hợp được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia đánh giặc. Câu 16: Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến chặn đánh quân Tống xâm lược ở đâu? A. Sông Bạch Đằng. B. Sông Thao. C. Sông Mã. D. Sông Như Nguyệt. Câu 17: Để thực hiện chủ trương “ tiến công trước để phòng vệ” Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Sáng tác bài thơ “ Sông Núi Nước Nam ” để khích lệ tinh thần chiến đấu của binh lính. B. Mở cuộc tấn công vào căn cứ của quân Tống ở Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu. C. Lý Thường Kiệt chủ động xin giảng hòa với quân Tống. D. Xây dựng phòng tuyến bên bờ Nam sông Như nguyệt để ngăn cản quân Tống. Câu 18: Lý Thường Kiệt đánh vào Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu vì A. nơi này là kinh đô của nhà Tống, bị ngăn cách bởi núi cao nên quân Tống khó tiếp ứng. B. nơi này trước đây là lãnh thổ của Đại Việt, thuận lợi cho quân ta tấn công quân Tống. C. đây là nơi quân Tống tích trữ lương thực và khí giới để chuẩn bị xâm lược nước ta. D. đây là nơi quân Tống đặt bộ chỉ huy quân xâm lược Đại Việt, gần biên giới Việt – Tống. Câu 19: Công lao lớn nhất của Ngô Quyền đối với lịch sử nước ta là A. Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô. B. bãi bỏ chức Tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc. C. đánh tan quân xâm lược Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. D. xây dựng nhà nước độc lập theo chế độ quân chủ. Câu 20: Đâu là kết quả của các biện pháp xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng của nhà Trần? A. Đại Việt dưới thời Trần trở thành quốc gia hùng mạnh. B. Quân đội nhà Trần được củng cố, độc lập dân tộc được giữ vững C. Việc tuyển chọn binh lính được duy trì ổn định. D. Nhà trần không sợ giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta. B. TỰ LUẬN ( 5 điểm ) Câu 1 ( 2 điểm ): Em hãy trình bày nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách tôn giáo và nội dung tư tưởng của phong trào này? Câu 2 ( 2 điểm ): Theo em, nhà Trần đã có những chiến lược, chiến thuật độc đáo nào trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên? Câu 3 ( 1 điểm ): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa xã hội phong kiến phương Đông và xã hội phong kiến phương Tây? HẾT Trang 2/2 – Mã đề 002