Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_9_hoc_ki_ii_nam_hoc_2017_2018_tr.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 9 - Học kì II - Năm học 2017-2018 - Trường THCS Thái Sơn
- UBND HUYỆN AN LÃO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC:2017-2018 TRƯỜNG THCS THÁI SƠN Môn : HÓA HỌC 9 Thời gian làm bài : 45 phút Giáo viên ra đề : Phạm Ngọc Bách I/ MA TRẬN Mức độ nhận thức Nội dung kiến Vận dụng mức Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Cộng thức cao TN TL TN TL TN TL TN TL 1. Phi kim và -Biết được tính bảng tuần hoàn chất (hóa học, các nguyên tố vật lí) của muối hóa học cacbonat. Số câu hỏi 2 2 Số điểm 1,0 1,0 % 10% 10% -Đặc điểm cấu tạo phân tử của các hợp chất. -Tính chất hóa 2. Hidrocacbon học của các hợp chất. -Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Số câu hỏi 6 6 Số điểm 3,0 3,0 % 30% 30% -Thực hiện -Thực hiện bài chuỗi chuyển -Thực hiện bài tập tính toán hóa hóa học. 3. Dẫn xuất của tập tính toán định định lương về -Nhận biết các hidrocacbon lương về dẫn dẫn xuất H-C. dung dịch bằng xuất H-C Có so sánh phương pháp thừa thiếu. hóa học. Số câu hỏi 2 2(3a,b) 1(3c) 5 Số điểm 3,0 2,0 1,0 6,0 % 30% 20% 10% 60% Tổng số câu 8 2 2 1 13 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 10 % 40% 3% 20% 10% 100%
- II/ ĐỀ BÀI Phần I: Trắc nghiệm (4 điểm) Hãy khoanh tròn vào một trong các chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lờiđúng nhất Câu 1: Dãy gồm các muối tan được trong nước là A. BaCO3; Na2CO3. B. CaCO3; BaCO3. C. Na2CO3; K2CO3. D. CaCO3 ;Mg(HCO3)2. Câu 2: Khi đốt cháy axetilen thì tỉ lệ số mol giữa H2O và CO2 sinh ra là A. 2 : 1. B. 1 : 1. C. 1 : 2 . D. 1 : 3. Câu 3: Dãy gồm các muối đều phản ứng được với dung dịch NaOH là A. NaHCO3;Mg(HCO3)2. B. CaCO3; BaCO3. C. Na2CO3; K2CO3. D. Mg(HCO3)2; Na2CO3 . Câu 4: Chất không làm mất màu dung dịch brom là A. CH2 = CH2 . B. CH CH. C. CH3 – CH3 . D. CH2 = CH – CH = CH2 . Câu 5: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên và dầu mỏ là A. benzen. B. axetilen. C. etilen. D. metan. Câu 6: Trong phân tử metan có A. 4 liên kết đơn C – H. B. 1 liên kết đôi C = H và 3 liên kết đơn C – H. C. 2 liên kết đơn C – H và 2 liên kết đôi C = H. D. 1 liên kết đơn C – H và 3 liên kết đôi C = H. Câu 7: Một hỗn hợp khí gồm metan và axetilen có khối lượng 3 gam, ở điều kiện tiêu chuẩn chiếm thể tích là 3,36 lít. Khối lượng của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 1,44 gam; 1,56 gam . B. 1,56 gam; 1,44 gam. C. 1,5 gam; 1,5 gam. D. 2 gam; 1 gam. Câu 8: Để thu được khí C2H2 tinh khiết từ hỗn hợp khí gồm C2H2 và CO2 ta dùng A. dung dịch Br2 dư. B. dung dịch Ca(OH)2 dư. C. dung dịch HCl dư. D. nước. Phần II: Tự luận (6 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Viết phương trình hóa học thực hiện các chuyển đổi hóa học theo sơ đồ sau (ghi rõ điều kiện phản ứng): Glucozo 1 Rượu etylic 2 Axit axetic 3 Etyl axetat4 Natri axetat Câu 2 (1,0 điểm): Bạn Tuấn để 3 lọ chất bột màu trắng glucozơ, Tinh bột và saccarozơ bên ngoài lọ không ghi nhãn trong phòng thí nghiệm đến khi sử dụng bạn không nhớ . Hãy giúp bạn Tuấn tìm ra các lọ trên. Viết PTHH xảy ra (nếu có). Câu 3 (3,0điểm): Cho 500 ml dd axit axetic tác dụng vừa đủ với 30 gam dd NaOH 20%. a/ Tính khối lượng muối natri axetat tạo thành? b/ Tính nồng độ mol của dd axit axetic trên? c/ Nếu cho toàn bộ dd axit axetic trên vào 200 ml dd Na2CO3 0,5 M thì thu được bao nhiêu lít CO2 thoát ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Cho Na = 23, C = 12 , O = 16, H = 1 , Br = 80 Hết
- III. ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM I. Trắc nghiệm (4 điểm) Mỗi lựa chọn đúng đạt 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đ/án C A A C D A A B II. Tự luận (6 điểm) Câu Đáp án Điểm menruou Câu 1 1. C6H12O6 2 C2H5OH + 2CO2 0,5đ men giaám (2,0 điểm) 2. C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O 0,5đ 0 H2SO4,t 0,5đ 3. CH3COOH +C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O t0 0,5đ 4. CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH (viết thiếu điều kiện, cân bằng sai -0,25 điểm). Câu 2 - Hòa tan trong nước lạnh. Nếu không tan là tinh bột. 0,25đ (1,0điểm) -Thực hiện phản ứng tráng gương nhận biết dược glucozơ 0,5đ Viết PTPU đúng. - Còn lại là saccarozơ 0,25đ Học sinh có thể nhận biết theo cách khác, nếu đúng và viết đúng phương trình sẽ đạt điểm tối đa. Câu 3 a/ CH3COOH + NaOH →CH3COONa + H2O 0,5đ (3,0 điểm) n NaOH = ( 30. 20 ) : ( 100. 40 ) = 0,15 ( mol ) 0,5đ Theo PTPƯ: n CH3COONa= n NaOH= 0,15 ( mol ) Khối lượng muối tạo thành: m CH3COONa = 0,15.82=12,3(g) b/Theo PTPƯ: n CH3COOH= n NaOH= 0,15 ( mol ) 0,5đ CM ( CH3COOH)= 0,15 : 0,5 = 0,3 ( M ) 0,5đ c/ 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2 0,25đ n Na2CO3= 0,2 . 0,5 = 0,1 ( mol ) Lập tỉ lệ so sánh thừa thiếu 0,25đ dựa vào n CH3COOH tính n CO2 = 0,075 ( mol ) 0,25đ VCO2= 0,075 . 22,4 = 1,68 ( lit ) 0,25đ Xác nhận của BGH Người duyệt đề Giáo viên ra đề Phạm Ngọc Bách