Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

docx 2 trang nhatle22 2841
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_lop_8_hoc_ki_i_nam_hoc_2020_2021_tru.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Lớp 8 - Học kì I - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Ngọc Lâm

  1. TRƯỜNG THCS NGỌC LÂM TỔ HÓA - SINH - ĐỊA NỘI DUNG ÔN TẬP HỌC KỲ I Năm học: 2020 - 2021 MÔN HÓA HỌC – KHỐI 8 A. KIẾN THỨC CẦN ÔN TẬP I. Chương 1: Chất – Nguyên tử - Phân tử 1. Các khái niệm cơ bản: chất, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất, phân tử. 2. Công thức hóa học. Ý nghĩa của công thức hóa học. 3. Hóa trị. Phát biểu nội dung quy tắc hóa trị. II. Chương 2: Phản ứng hóa học 1. Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. 2. Phản ứng hóa học. Điều kiện và dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra. 3. Nội dung định luật bảo toàn khối lượng. 4. Phương trình hóa học và ý nghĩa của phương trình hóa học. III. Chương 3: Mol và tính toán hóa học 1. Khái niệm mol, khối lượng mol và thể tích mol của chất khí. 2. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. B. CÁC DẠNG BÀI TẬP THAM KHẢO I. Bài tập TNKQ Câu 1: Hợp chất của nguyên tố M (III) với nhóm sunfat SO4 (II) có CTHH là: A. MSO4 B. M2(SO4)3 C. M(SO4)2 D. M2SO4 Câu 2: Một hợp chất tạo bởi Fe (II) và O có công thức hóa học đúng là: A. FeO B. Fe2O C. Fe2O3 D. Fe3O4 Câu 3: Nguyên tố N có hóa trị IV trong hợp chất nào sau đây: A. NO B. N2O3 C. NO2 D. N2O5 Câu 4: Hợp chất của nguyên tố X với O là X2O3, hợp chất của Y với H là YH. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Y là: A. X3Y B. X2Y3 C. XY3 D. X3Y2 Câu 5: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào là hiện tượng hoá học: 1. Về mùa hè thức ăn thường bị thiu 2. Đun đường, đường ngả màu nâu rồi đen đi 3. Các quả bóng bay lên trời rồi nổ tung. 4. Cháy rừng gây ô nhiễm lớn cho môi trường 5. Nhiệt độ Trái đất nóng lên làm băng ở hai cực Trái đất tan dần A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 2, 4 C. 2, 3, 4 D. 1, 4, 5 Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: 4Al + 3O2 2Al2O3. Chất tham gia phản ứng là A. Al2O3 B. Al; Al2O3 C. O2; Al2O3 D. Al; O2
  2. Câu 7: Cho 30 gam CaO vào m gam nước thu được 50 gam vôi tôi (Ca(OH)2). Giá trị của m là: A. 20 g B. 21 g C. 22 g D. 23 g Câu 8: Khi nung đá vôi ở nhiệt độ cao người ta thu được các sản phẩm là cacbon đioxit và canxi oxit. Chọn phương trình chữ đúng với phản ứng trên? A. Canxi oxit + cacbon đioxit Canxi cacbonat B. Canxi oxit Canxi cacbonat + cacbon đioxit C. Canxi cacbonat Canxi oxit + cacbon đioxit D. Canxi cacbonat + Canxi oxit Cacbon đioxit Câu 9: Cho PTHH: aAl + bHCl cAlCl3 + dH2 Các hệ số a,b,c,d lần lượt có giá trị là: A. 1,3,1,3 B. 2,6,2,3 C. 1,2,1,2 D. 1,3,1,1 Câu 10: Cho PTHH: 4P + 5O2 2P2O5 Tỉ lệ giữa số nguyên tử P: số phân tử O2: số phân tử P2O5 là A. 4:4:2 B. 4:5:2 C. 4:2:5 D. 2:5:4 II. Bài tập tự luận 1.Lập các phương trình hóa học sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong sơ đồ phản ứng sau: a. Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2 b. Fe2O3 + CO Fe + CO2 c. Fe(OH)2 + HCl FeCl2 + H2O d. R + HCl RCln + H2 2. Đốt cháy hết 8,4 gam bột sắt trong 3,2 gam khí oxi tạo ra sắt từ oxit (Fe3O4). a. Lập phương trình hóa học của phản ứng. b. Tính khối lượng sản phẩm thu được. 3. Hãy giải thích vì sao: a. khi nung nóng một thanh đồng ngoài không khí thì sau một thời gian khối lượng thanh đồng tăng lên? b. khi nung nóng một cục đá vôi (CaCO 3) ở nhiệt độ cao thì sau một thời gian khối lượng giảm đi? BGH duyệt Tổ trưởng CM Nhóm trưởng CM Nguyễn Thị Thu Hằng Đỗ Minh Phượng Đào Thanh Thủy