Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 1 (Kèm đáp án)

docx 7 trang nhatle22 3731
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 1 (Kèm đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_mon_hoa_hoc_lop_8_chuong_1_kem_dap_an.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra 45 phút môn Hóa học Lớp 8 - Chương 1 (Kèm đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - CHƯƠNG 1 HÓA 8 Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Tổng chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chỉ ra Xác được định tên thành nguyên Chủ đề 1: phần cấu So sánh tố từ sự Nguyên tạo khối lượng nặng tử, nguyên tử, của một số nhẹ giữa nguyên tố khối lượng nguyên tử. các hóa học nguyên tử, nguyên nguyên tử tử. khối. Số câu 4 1 1 6 Số điểm 1 1,5 0,25 2,75 Tỉ lệ 10%. 15% 2,5% 27,5%. Nhận ra Phân Chủ đề 2: được đơn loại đơn Đơn chất- chất hợp chất hợp Hợp chất chất. chất. Số câu 1 3 4 Số điểm 0,25 0,75 1 Tỉ lệ 2,5% 7,5%. 10%. Phân tích được các ý nghĩa CTHH Viết của chất đúng Giải cụ thể. CTHH quyết Xác của hợp được định chất khi câu hỏi Chủ đề 3: Xác CTHH biết tên liên Công địnhđược của hợp nguyên quan thức hóa CTHH chất khi tố và số đến ý học của đơn biếtPTK nguyên nghĩa chất. của chất tử mỗi CTHH hoặc khi nguyên của biếttên tố trong chất cụ nguyên 1 phân thể. tố và số tử. nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 phân tử. Số câu 1 2 3 1 7 Số điểm 1,5 0,5 0,75 1,5 4,25 Tỉ lệ 15% 5% 7,5% 15% 42,5% Xác Xác định định tên CTHH của các Chủ đề 4: hợp chất nguyên Tổng hợp khi biếthai tố từ một CTHH cho số trước. CTHH,
  2. Xác định PTK của NTKcủa chất và nguyên tố sự nặng từ CTHH, nhẹ giữa PTK của các chất. nguyên tử. Số câu 2 1 3 Số điểm 0,5 1,5 2 Tỉ lệ 5% 15% 20% Số câu 6 6 5 3 20 Số điểm 2,75 2,75 2,5 2 10 Tỉ lệ 27,5% 27,5% 25% 20% 100 %
  3. ĐỀ KIỂM TRA: 45 PHÚT MÔN: HÓA HỌC 8 – CHƯƠNG 1 A. TRẮC NGHIỆM (4,0 ĐIỂM) Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Trong nguyên tử có các hạt mang điện là: A. nơtron, electron. B. proton, electron. C. proton, nơtron, electron. D. proton, nơtron. Câu 2. Hầu hết các nguyên tử đều được tạo thành từ các hạt A. proton và electron. B. nơtron và electron. C. proton và nơtron. D. proton, nơtron và electron. Câu 3. Trong nguyên tử luôn có A. số proton bằng số electron. B. số proton bằng số nơtron. C. khối lượng electron bằng khối lượng proton. D. khối lượng nơtrơn bằng khối lượng electron. Câu 4. Nguyên tử khối là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị nào? A. Gam (g). B. Kilogam (kg). C. Đơn vị cacbon (đvC). D. Miligam (mg). Câu 5. Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất? A. Khí amoniac tạo nên từ N và H. B. Photpho đỏ tạo nên từ P. C. Khí hiđro clorua tạo nên từ H và Cl. D. Magie oxit tạo nên từ Mg và O. Câu 6. Dãy gồm các công thức hóa học của các chất đều là hợp chất là A. CaO; Cl2; CO; CO2. B. Cl2; N2; Mg; Al. C. CO2; NaCl; CaCO3; H2O. D. Cl2; CO2; Ca(OH)2; CaSO4. Câu 7. Phân tử khối của nhôm sunfat Al2(SO4)3 là A. 324 đvC B. 342 đvC. C. 75 đvC. D. 278 đvC. Câu 8. Cho công thức hóa học các chất: H 2, CO2, Al, H2SO4, CaO. Cho biết có mấy đơn chất, mấy hợp chất? A. 3 đơn chất và 2 hợp chất. B. 2 đơn chất và 3 hợp chất. C. 4 đơn chất và 1 hợp chất. D. 1 đơn chất và 4 hợp chất. Câu 9. Một hợp chất có phân tử gồm 1 nguyên tử S liên kết với 2 nguyên tử O. Công thức của hợp chất là A. SO2. B. S2O. C. SO3. D. SO. Câu 10. Trong các chất sau, chất nào là hợp chất? A. Khí oxi. B. Nhôm. C. Photpho. D. Canxi clorua. Câu 11. Từ công thức hóa học canxi cacbonat CaCO3 ta biết được A. hợp chất trên do 3 nguyên tử Ca, C, O tạo nên. B. hợp chất trên có phân tử khối là 68 đvC. C. hợp chất trên do 1 nguyên tố Ca, 1 nguyên tố và 3 nguyên tố O cấu tạo nên. D. hợp chất trên do 3 nguyên tố là Ca, C, O cấu tạo nên. Câu 12. Một hợp chất X2Y3 có phân tử khối bằng 160 đvC. Công thức của hợp chất là A. Al2S3. B. Fe2O3. C. Cr2O3. D. Fe2S3. Câu 13. Hợp chất (X) được tạo thành từ 9 nguyên tử oxi; 1 nguyên tử Al và 3 nguyên tử N. Công thức đúng của (X) là A. Al3NO9. B. Al3N1O9. C. Al(N3O3)3. D. Al(NO3)3.
  4. Câu 14. Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử oxi 2,5 lần. X là A. Ca. B. Na. C. K. D. Br. Câu 15. Cho biết công thức hóa học hợp chất của nguyên tố X với O và hợp chất của nguyên tố Y với H như sau: XO, YH3. Công thức hóa học đúng cho hợp chất chứa hai nguyên tố X và Y là A. XY. B. X2Y3. C. X3Y2. D. X2Y. Câu 16. Một hợp chất có công thức Na2MO3 và có phân tử khối bằng 106 đvC. Nguyên tử khối của M là A. 24 (đvC). B. 27 (đvC). C. 28 (đvC). D. 12 (đvC). B.TỰ LUẬN (6,0 ĐIỂM ) Câu 1.(1,5 điểm) Viết công thức hóa học của các đơn chất: kali, bạc, kẽm, hiđro, nitơ, clo. Câu 2. (1,5 điểm) Hãy so sánh xem nguyên tử lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn, bằng bao nhiêu lần so với: a. Nguyên tử oxi. b. Nguyên tử đồng. Câu 3. (1,5 điểm) Từ công thức hóa học của canxi photphat: Ca 3(PO4)2ta biết được điều gì? Câu 4. (1,5 điểm) Công thức hoá học hợp chất của nguyên tố M với nguyên tố O là M2O3 và hợp chất của nguyên tố M với nhóm nguyên tử (XO4) là M2(XO4)3. M2(XO4)3 có phân tử khối bằng 400 đvC (Biết rằng 4 nguyên tử M nặng bằng 7 nguyên tử X). Xác định tên của hai nguyên tố M, X. Bài làm
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM) Câu 1:B Câu 2:D Câu 3:A Câu 4:C Câu 5:B Câu 6:C Câu7:B Câu 8:B Câu 9: A Câu10: D Câu 11: D Câu 12: B Câu 13: D Câu 14: A Câu 15: C Câu 16: D B.TỰ LUẬN (6 ĐIỂM) Câu ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1 CTHH đơn chất: K, Ag, Zn, H , N , Cl . 1,5 điểm (1,5 điểm) 2 2 2 a) Nguyên tử lưu huỳnh nặng hơn nguyên tử oxi, bằng 32/16 = 2 0,75 điểm Câu 2 lần. (1,5 điểm) b) Nguyên tử lưu huỳnh nhẹ hơn nguyên tử đồng, bằng 32/64 = 0,5 0,75 điểm lần. Canxi photphat Ca3(PO4)2 - Canxi photphat do ba nguyên tố là Ca, P, O tạo ra. 0,5 điểm Câu 3 - Có 3 nguyên tử canxi, 2 nguyên tử photpho,8 nguyên tử oxi 0,5 điểm (1,5 điểm) trong một phân tử. - PTK = 40.3 + 31.2 + 16.8 = 310 (đvC). 0,5 điểm Câu 4 a II (1,5 điểm) * M2O3 M có hoá trị III. 0,5 điểm III b * M2(XO4)3(XO4)có hoá trị II. 0,5 điểm 2M + 3X + 16.12 = 400 0,25 điểm 4M – 7X = 0 M = 56 M là Fe (sắt). 0,25 điểm X = 32 X là S (lưu huỳnh).
  6. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG 1 I. Trắc nghiệm ( 4 đ) Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau : Câu 1.Các vật thể sau đâu là vật thể tự nhiên: A. cái bàn B. cái nhà C. quả chanh D. quả bóng Câu 2. Đâu là vật thể nhân tạo A. khí quyển B. cục đá C. mặt trời D. mặt bàn Câu 3. Tính chất nào sau đây cho biết chất đó là tinh khiết A. không tan trong nước B. không màu , không mùi C. khi đun thấy sôi ở nhiệt độ xác định D. có vị ngọt, mặn hoặc chua Câu 4.Chất nào sau đây được coi là tinh khiết A.nước suối B. nước cất C. nước khoáng D. nước đá từ nhà máy Câu 5. Dãy chất nào sau đây đều là kim loại A. nhôm, đồng, lưu huỳnh, bạc B.sắt, chì, kẽm , thủy ngân C. oxi, nitơ, cacbon,canxi D. vàng , magie, nhôm ,clo Câu 6.Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất A. nước(H2O) B muối ăn(NaCl) C.thủy ngân (Hg) D. khí cacbonic(CO2) Câu 7. Trong các chất sau, chất nào là hợp chất A. Khí oxi(O2) B. nhôm(Al) C. photpho(P) D. đá vôi(CaCO3) Câu 8. Phân tử ozon gồm ba nguyên tử oxi . công thức của ozon là : A. 3O B. 3O2 C. O3 D. 3O3 Câu 9.Để chỉ hai phân tử oxi ta viết A. 2O2 B.2O C. 4O2 D. 4O Câu 10. Biết Ba(II) và PO4(III) vậy công thức hóa học đúng là A. BaPO4 B. Ba2PO4 C. Ba3PO4 D.Ba3(PO4)2 Câu 11. Cho công thức hóa học của X với oxi là: XO,của Y với H là : YH3 .Vậy công thức của hợp chất giữa X và Y là: A.XY B.X2Y3 C. X3Y2 D.X2Y Câu 12. Nguyên tử Na có 11 proton trong hạt nhân, số nơtron là 12 vậy nguyên tử khối của nguyên tử đó là : A. 23 B. 11 C. 12 D. 20 Câu 13. Một oxit có công thức Fe2O3 Hóa trị của Fe là: A. I B. II C. III D. IV Câu 14. Nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926.10-23 gam.Khối lượng tính bằng gam của Ca là: A. 7,63.10-23 B. 6,64.10-23 C. 32,5.10-23 D. 66,4.10-23 Câu 15. Một oxit có công thức Al2Ox có phân tử khối là 102. Hóa trị của Al là: A. I B. II C. III D. IV Câu 16. Để phân biệt đơn chất và hợp chất dựa vào dấu hiệu là A. kích thước. B . nguyên tử cùng loại hay khác loại. C. hình dạng. D . số lượng nguyên tử. II. Tự luận : (6 đ) Câu 1: (1đ) Cho biết đâu là đơn chất, hợp chất trong các chất sau : H2; CO2 ; Cu ; H3PO4
  7. Câu 2: Các cách viết sau lần lượt chỉ ý gì ( 1,5 đ) a/ 2Cl2 : b/ 5Fe c/ 3NaCl ( muối ăn ) Câu 3: (1,5 đ) Cho biết ý nghĩa của công thức hóa học sau : Ca(HCO3)2 Câu 4: ( 1 đ) Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị III của sắt trong số các công thức hóa học sau : FeO; Fe2O3 ; Fe(NO3)2 ; FeSO3 ; Fe(OH)3 Câu 5: ( 1 đ) Tìm hóa trị của Fe trong hợp chất Fe2(SO4)3 . (Biết SO4: II) ( Cho biết : Ca= 40 ; P =31 ; O= 16 ; C= 12 ; H =1 ) Bài làm