Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 9 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018

docx 5 trang nhatle22 3380
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 9 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_khoi_9_hoc_ki_1_nam_hoc_2017_2018.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Hóa học Khối 9 - Học kì 1 - Năm học 2017-2018

  1. PHÒNG GD&ĐT NẬM PỒ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I TRƯỜNG PTDTBT THCS NÀ HỲ Năm học : 2017 - 2018 Đề 01 Môn : Hóa Học 9 (Đề có 04 trang) (Thời gian: 45 phút ( không kể thời gian giao đề) I, Phần trắc nghiệm : (7,0 điểm) : Chọn đáp án đúng nhất Câu 1: Chất tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ là: A. CO2, B. Na2O. C. SO2, D. P2O5 Câu 2: Dãy gồm các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là: A. Fe, Cu, Mg. B. Zn, Fe, Cu. C. Zn, Fe, Al. D. Fe, Zn, Ag Câu 3: Dung dịch KOH không có tính chất hoá học nào sau đây? A. Làm quỳ tím hoá xanh B. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước C. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxit bazơ và nước Câu 4: Các cặp chất cùng tồn tại trong 1 dung dịch (không phản ứng với nhau): 1, CuSO4 và HCl 2, H2SO4, và Na2SO3 3, KOH và NaCl 4, MgSO4 và BaCl2 A: (1;2) B:(3;4) C: (2;4) D: (1;3) Câu 5: Nhóm các khí đều phản ứng với oxi: A. CO, CO2 B. CO, H2 C. O2, CO2 D. H2, CO2 Câu 6: Nhóm gồm các khí đều phản ứng với NaOH ở điều kiện thường: A. H2, Cl2 B. CO, CO2 C. Cl2, CO2 D. CO, H2 Câu 7: Trong các phi kim sau đây, phi kim nào hoạt động hóa học mạnh nhất: A. Clo ( Cl ) B. Nitơ( N ) C. Flo ( F ) D. Lưu huỳnh ( S ) Câu 8: Trong các phi kim sau đây, phi kim nào hoạt động hóa học yếu nhất: A. Clo ( Cl ) B. Oxi( O) C. Flo ( F ) D. Lưu huỳnh ( S ) Câu 9: Oxit nào sau đây khi tác dụng với nước tạo ra dung dịch có pH > 7 ? A. CO2 B. SO2 C. CaO D. P2O5 Câu 10: Dãy oxit tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
  2. A. MgO, Fe2O3, SO2, CuO. B. Fe2O3, MgO, P2O5, K2O . C. MgO, Fe2O3, CuO, K2O. D. MgO, Fe2O3, SO2, P2O5. Câu 11: Để điều chế dung dịch KOH, người ta cho: A. K2CO3 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 B. K2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH C. K2SO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 D. K2CO3 tác dụng với dung dịch NaNO3 Câu 12: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau: A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3 B. Na2SO4 và K2SO4 C. Na2SO4 và BaCl2 D. Na2CO3 và K3PO4 Câu 13: Khi cho từ từ ( đến dư) dung dịch kiềm vào dung dịch nhôm clorua ta thấy: A. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo và không tan trong kiềm dư B. đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, kết tủa tan dần và dung dịch trở lại trong suốt. C. không xuất hiện kết tủa và dung dịch có màu xanh D. không có hiện tượng nào xảy ra. Câu 14: Nhóm gồm các khí đều khử được CuO ở nhiệt độ cao: A. CO, H2 B. CO2 ,Cl2 C. CO, CO2 D. Cl2, CO Câu 15: Có thể dùng một hóa chất nào sau đây để nhận biết các lọ dung dịch không dán nhãn, không màu: NaCl, Ba(OH)2 H2SO4. A. Phenolphtalein B. Dung dịch NaOH C. Quỳ tím D. Dung dịch BaCl2 Câu 16: Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl ? A. Cu B. Zn C. Mg D. Fe
  3. Câu 17: Khi cho một mẩu giấy quỳ tím vào nước clo thấy hiện tượng: A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh. B. Quỳ tím chuyển sang màu đỏ sau mất màu. C. Giấy quỳ tím chuyển màu đỏ. D.Giấy quỳ tím không chuyển màu. Câu 18: Cho sơ đồ phản ứng: X + HCl  Y + H2O Y + NaOH  Z + NaCl Z + HCl  Y + H2O X là : A. Fe B. Fe2O3 C. Na2O D. MgSO4 Câu 19: Thành phần của nước Gia- Ven gồm: A. NaCl, NaOH, H2O B. NaClO,Cl2, H2O C. NaCl, NaClO, H2O D. NaCl, NaOH, NaClO Câu 20: Cho dung dịch X vào dung dịch Y thu được kết tủa trắng, kết tủa không tan trong dung dịch axit HCl. Dung dịch X và Y là của các chất : A. BaCl2 và Na2CO3 B. NaOH và CuSO4 C. Ba(OH)2 và Na2SO4 D. CaCO3 và K2SO4 Câu 21: Có dung dịch AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Để làm sạch dung dịch muối nhôm có thể dùng chất: A. AgNO3 B. HCl C. Al D. Mg Câu 22: Để làm khô khí clo người ta dùng? A. Axit sunfuric đặc B. Vôi sống C. Natrihi đroxit rắn D. Canxi cacbonat Câu 23: Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau ? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 24 : Cho vào dung dịch HCl một cây đinh sắt , sau một thời gian thu được 11,2 lít khí hiđrô (đktc ) . Khối lượng sắt đã phản ứng là : A. 28 gam B. 12,5 gam C. 8 gam D. 36 gam Câu 25 : Cho 1 viên Natri vào dung dịch CuSO4 , hiện tượng xảy ra: A. Viên Natri tan dần, sủi bọt khí, dung dịch không đổi màu
  4. B. Viên Natri tan dần,không có khí thoát ra, có kết tủa màu xanh lam C. Viên Natri tan, có khí không màu thoát ra, xuất hiện kết tủa màu xanh lam D. Không có hiện tượng . Câu 26: Cho 10,6 g Na2CO3 vào 200 g dung dịch HCl (vừa đủ). Nồng độ % của dung dịch HCl cần dùng là: A. 36,5 %, B. 3,65% C. 1,825% D. 18,25% Câu 27: Cho 200g dung dịch KOH 5,6% vào dung dịch CuCl2 dư, sau phản ứng thu được lượng chất kết tủa là: A. 19,6 g B. 9,8g C. 4,9 g D. 17,4g Câu 28: Cho 1,35g Al vào dung dịch chứa 7,3g HCl. Khối lượng muối nhôm tạo thành là A. 6,675 g B. 8,945 g C. 2,43 g D. 8,65 g II, Phần tự luận: (3,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm ): Viết phương trình hóa học thực hiện các chuỗi biến hóa sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): (1) (2) (3) (4) Fe  FeCl3  Fe(OH)3  Fe2O3  Fe2(SO4)3 Câu 2: (2,0 điểm ): Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50 ml dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 3,36 l khí (đktc). a, Viết phương trình hóa học của phản ứng ? b, Tính khối lượng mạt sắt tham gia phản ứng? c, Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dung? (Cho biết : H = 1, Fe = 56, Cl = 35,5 Na=23,K=39, Cu= 64,O= 16) Hết .
  5. PHÒNG GD&ĐT NẬM PỒ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG PTDTBT THCS NÀ HỲ KIỂM TRA HỌC KÌ I Đề 01 Năm học: 2017 - 2018 ( HDC có 01 trang) Môn: Hóa Học 9 I, Phần trắc nghiệm: (7,0 điểm ): Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án B C D D B C C D C C A A B B Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án C A B B C C C A C A C B B A II, Phần tự luận: (3,0 điểm) Câu Đáp án Điểm t0 1(1,0 điểm ) 1) 2Fe + 3Cl2  2FeCl3 0,25 0,25 2) FeCl3 + 3NaOH Fe(OH) 3  +3 NaCl 3) 2Fe(OH) t0 Fe O + 3H O 3 2 3 2 0,25 4) Fe2O3+ 3H2SO4 Fe 2(SO4)3 + 3H2O 0,25 2 (2,0 điểm) a, Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 . 0,25 - Số mol của H2 : nH2= v/ 22,4 = 3,36/ 22,4 = 0,15 0,25 mol - Theo PT: n Fe = n H2 = 0,15 mol 0,25 b, Khối lượng của Fe tham gia phản ứng : mFe = n x M = 0,15 x 56 = 8,4g 0,5 0,25 c, Theo PT: n HCl = 2 nH2 = 0,15 x2= 0,3 mol 0,5 CM = n / V = 0,3/ 0,05 = 6 M