Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

docx 2 trang nhatle22 3650
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_giao_duc_cong_dan_lop_10_hoc_ki_i_nam_hoc_20.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Giáo dục công dân Lớp 10 - Học kì I - Năm học 2018-2019 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN Môn: GDCD 10 Năm học: 2018-2019 Mã đề 132 ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 02 trang) Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh: Số báo danh: Lớp I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 ĐIỂM): Học sinh chọn 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi. Câu 1: Câu nào dưới đây nói về sự phát triển? A. Rút dây động rừng. B. Có chí thì nên. C. Nước chảy đá mòn. D. Tre già măng mọc. Câu 2: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là A. thế giới quan. B. quan niệm sống của con người. C. cách sống của con người. D. lối sống của con người. Câu 3: Động lực nào dưới đây thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tạo xã hội? A. Nhu cầu khám phá tự nhiên. B. Nhu cầu ăn ngon, mặc đẹp. C. Nhu cầu lao động. D. Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Câu 4: Ý kiến nào dưới đây về vận động là không đúng? A. Vận động là thuộc tính vốn có, là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng. B. Triết học Mác – Lênin khái quát có năm hình thức vận động cơ bản trong thế giới vật chất. C. Trong thế giới vật chất có những sự vật, hiện tượng không vận động và phát triển. D. Vận động là mọi sự biến đổ nói chung của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên và đời sống xã hội. Câu 5: Khẳng định nào dưới đây không đúng về vai trò chủ thể lịch sử của con người? A. Con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị vật chất. B. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội. C. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội. D. Con người sáng tạo ra lịch sử của mình. Câu 6: Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Không có mối quan hệ với nhau và không thể chuyển hóa lẫn nhau. B. Độc lập tách rời nhau, không có mối quan hệ với nhau. C. Có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có thể chuyển hóa lẫn nhau. D. Tồn tại riêng vì chúng có đặc điểm riêng biệt. Câu 7: Nguyên nhân của phủ định siêu hình là do: A. yếu tố chủ quan. B. yếu tố khách quan. C. bản thân vận động của sự vật, hiện tượng. D. sự can thiệp, tác động từ bên ngoài. Câu 8: Hành động lịch sử đầu tiên của con người là A. sản xuất tư liệu cần thiết cho đời sống. B. giao lưu buôn bán. C. trao đổi kinh nghiệm sản xuất. D. xây dựng nhà để ở. Câu 9: Giới hạn mà tại đó sự biến đổi về lượng chưa làm chất thay đổi gọi là A. chất. B. điểm nút. C. lượng. D. độ. Trang 1/2 - Mã đề thi 132
  2. Câu 10: Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là: A. phủ định của phủ định. B. vận động theo chiều hướng tiến lên. C. vận động đi lên, cái mới ra đời, kế thừa và thay thế cái cũ. D. cái mới ra đời trên kế thừa và thay thế cái cũ. Câu 11: Định nghĩa nào dưới đây là đúng về Triết học? A. Triết học là hệ thống các quan điểm chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. B. Triết học là khoa học nghiên cứu về thế giới, về vị trí của con người trong thế giới. C. Triết học là hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. D. Triết học là khoa học nghiên cứu về vị trí của con người trong thế giới. Câu 12: Bài học rút ra sau khi học nội dung bài khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng là gì? A. Luôn biết phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn để tiến bộ. B. Nên kiên trì, nhẫn nại trong cuộc sống và trong học tập. C. Không nên chủ quan, nóng vội. D. Không nên phủ định sạch trơn quá khứ hoặc kế thừa thiếu chọn lọc. Câu 13: Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, A. phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác. B. dùng nó để so sánh với các sự vật khác. C. biểu thị đặc điểm bên ngoài của sự vật và hiện tượng. D. biểu thị bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng. Câu 14: Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào là phủ định biện chứng? A. Lũ lụt làm hoa màu chết. B. Hỏa hoạn làm nhà cửa bị thiêu hủy. C. Đoàn tàu khởi hành từ Bắc và Nam. D. Tre già măng mọc. Câu 15: Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, em sẽ lựa chọn phương án giải quyết nào dưới đây ? A. Nỗ lực, vượt qua khó khăn. B. Buông bỏ tất cả. C. Chấp nhận số phận. D. Cầu nguyện để được bình an. Câu 16: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào? A. Lượng biến đổi trước và chậm, chất biến đổi sau và nhanh. B. Lượng biến đổi nhanh, chất biến đổi chậm. C. Chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng. D. Chất biến đổi trước, hình thành lượng mới tương ứng. II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1 (1điểm): Theo quan điểm Triết học, mâu thuẫn là gì? Ví dụ? Câu 2 (2 điểm): So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa phủ định biện chứng và phủ định siêu hình? Câu 3 (3 điểm): Thực tiễn là gì? Dựa vào kiến thức đã học và thực tế cuộc sống, em hãy giải thích quan điểm: Thực tiễn là cơ sở của nhận thức? Bản thân em đã có việc làm nào gắn học với hành? HẾT Trang 2/2 - Mã đề thi 132