Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2017-2018

doc 11 trang nhatle22 3750
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_mon_dia_ly_lop_11_hoc_ki_i_nam_hoc_2017_2018.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Địa Lý Lớp 11 - Học kì I - Năm học 2017-2018

  1. Ngày soạn: 03/10/2017 Ngày kí: PPCT: 08 ÔN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: Học sinh ôn tập và hệ thống kiến thức về các vấn đề khái quát nền kinh tế thế giới địalí một số châu lục và khu vực: Châu Phi, Mĩ la tinh, khu vực Tây Nam Á và Trung Á 2. Kĩ năng : HS ôn tập các kĩ năng địa lí đồng thời có kĩ năng tự đánh giá kiến thức của bản thân, điểu chỉnh hoạt động học của mình. 3. Thái độ: HS tích cực, chủ động ôn luyện kiến thức chuẩn bị tốt cho tiết ôn tập và kiểm tra. 4. Năng lực hình thành: - NL chung tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề, tính toán, sd CNTT, sd ngôn ngữ, sáng tạo - NL chuyên biệt: sử dụng bản đồ, hình vẽ, tư duy theo lãnh thổ. II. THIỆT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC -Bản đồ tự nhiên một số khu vực và châu lục -Át lát, tập bản đồ thế giới và các châu lục III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC A.TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT 1. Mục tiêu: tạo hứng thú học tập cho Hs vào bài học mới. 2.Hình thức làm việc: cả lớp GV:yêu cầu học sinh ghi thật nhanh các nội dung em đã học từ tiết 1 đến tiết 7 HS:đại diện ghi nhanh GV:Chuẩn Kt và vào bài ôn tập B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Mục tiêu: HS ôn luyện kiến thức và các kĩ năng 2.Hình thức: cá nhân 3.Tiến trình thực hiện Hoạt động 1: GV hệ thống hoá các nội dung đã học từ tiết 1 đến tiết 7 Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV yêu cầu HS xác định những nội dung kiến thức đã học - Bước 2: HS trao đổi - Bước 3: GV gọi 1 HS trả lời, GV chốt kiến thức Bài 1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước Bài 2: Xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực: châu Phi, khu vực Mĩ la tinh,khu vực Tây Nam Á và Trung Á - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 2. Tìm hiểu sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nhóm nước Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 1. Sự tương phản về trình độ kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. - Tác động của cuộc cách mạng khoa học hiện đại tới sự phát triển kinh tế: + Xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới, có hàm lượng kĩ thuật cao như sản xuất phần mềm, công nghệ gen, các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức như bảo hiểm, viễn thông. + Cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ, giảm tỉ trọng của công nghiệp và
  2. nông nghiệp. + Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. - Bước 4: Gv nhận xét Hoạt động 3. Tìm hiểu xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 2. Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế - Toàn cầu hóa: là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học. Toàn cầu hóa có tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế - xã hội thế giới. - Hệ quả: Tích cực: + Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. + Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ. + Tăng cường sự hợp tác giữa các nước theo hướng ngày càng toàn diện trên phạm vi toàn cầu. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước. - Lí do: Các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển đã liên kết thành tổ chức riêng để có thể cạnh tranh với các liên kết kinh tế khác hoặc quốc gia lớn khác. - Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp ước thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Liên minh châu Âu (EU) - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 4. Tìm hiểu một số vấn đề mang tính toàn cầu Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 3. Một số vấn đề mang tính toàn cầu a. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu - Biểu hiện: Nhiệt độ khí quyển tăng, xuất hiện lỗ thủng tầng ôdôn, kích thước ngày càng tăng - Nguyên nhân: Con người thải khối lượng lớn khí thải như: CO2, khí CFC - Hậu quả: + Thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ không khí tăng, tầng ô dôn bị mỏng đi có nơi bị thủng, khí hậu toàn cầu biến đổi. + Cường độ tia tử ngoại tăng gây nhiều tác hại đến sức khỏe con người, mùa màng, các loại sinh vật - Giải pháp: HS đưa ra giải pháp hợp lí b. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt, biển và đại dương - Biểu hiện: Nguồn nước ngọt ô nhiễm: tăng số lượng “dòng sông đen”, tràn dầu, rác thải trên biển - Nguyên nhân: + Chất thải sinh hoạt, công nghiệp chưa xử lí đưa trực tiếp vào các sông, hồ. + Sự cố tàu thuyền, chất thải sinh hoạt, công nghiệp - Hậu quả: + Nguồn nước sạch trở nên khan hiếm.
  3. + Giảm sút nguồn lợi từ biển và đại dương, đe dọa sức khỏe con người - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 5. Tìm hiểu một số châu lục và khu vực Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức 4. Một số vấn đề của châu lục và khu vực - Một số vấn đề của châu Phi - Khu vực Mĩ La Tinh - Khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á - Bước 4: GV nhận xét Hoạt động 6. Bài tập Năng lực: tự học, sd ngôn ngữ, tư duy theo lãnh thổ, hợp tác, giao tiếp, sử dụng bản đồ Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại - Bước 1: GV cho một số câu hỏi và bài tập cho HS ôn tập và thảo luận. - Bước 2: HS thảo luận - Bước 3: GV gọi HS trả lời, GV chốt kiến thức * Vẽ biều đồ đường nếu vẽ các dạng khác không cho điểm - Yêu cầu ( chính xác, đảm bảo thẩm mĩ, có tên biểu đồ, chú giải ) * Nhận xét - Tốc độ tăng GDP của các nước so với thế giới tương đối cao (dẫn chứng ) - Chứng tỏ nền kinh tế Châu Phi phát triển theo chiều hướng tích cực và có sự khởi sắc.
  4. Ngày soạn: 06/10/2017 Ngày kí: Tiết Tên bài dạy ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I, MÔN ĐỊA LÍ, LỚP 11 (Thời gian 45 phút) I. MỤC TIÊU - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh về kiến thức và kỹ năng sau khi học xong 1 số chủ đề thuộc phần khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới. - Phát hiện sự phân hóa về học lực của HS để đề ra các biện pháp dạy học phù hợp - Thái độ: Nghiêm túc, tự giác. II. HÌNH THỨC Kết hợp trắc nghiệm và tự luận. III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Mức độ Cấp độ thấp Cấp độ cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ Chủ đề Sự tương - Biết được cơ - Tác động phản về cấu GDP theo của cuộc cách trình độ khu vực kt của mạng phát triển 2 nhóm nước. KH&CN hiện kt-xh - Biết được 1 số nước NICs. đại. 03câu, 02 câu = 0,5 01 câu = 0,25 0,75điểm điểm điểm Xu hướng - Biết các tổ Biết được -Hiểu được xu Cơ hội và TCH-KVH chức liên kết biểu hiện hướng toàn thách thức KT khu vực của TCH của TCH đối cầu hóa. Việt Nam tham với Việt gia Nam 02TN,01TL, 01 câu = 0,25 1,0 điểm 01 câu = 0,25 2,0 điểm 3,5điểm điểm điểm Một số vấn - Biết các kiến -Nắm được Nhận xét Nhận dạng đề mang thức cơ bản về hậu quả của BSL về cơ biểu đồ tính toàn bùng nổ dân số bùng nổ dân cấu dân số cầu và môi trường số 05câu TN, 02 câu = 0,5 01 câu = 0,25 01 câu = 01 câu = 0,25 1,25 điểm điểm điểm 0,25 điểm điểm
  5. - Hiểu được - Thuận - So sánh Một số vấn nguyên nhân lợi và khó một số đặc đề của châu hoang mạc khăn của điểm của hóa ở châu lục và khu - Biết được ĐKTN khu vực Giải pháp Phi. vực cảnh quan của châu Phi Trung Á và để khắc châu Phi. - Hiểu được phục khó Nhận dạng đối với Tây Nam - Một số vẫn một số vẫn đề khăn của tự biểu đồ đề về kinh tế về kinh tế Mĩ phát triển Á. nhiên Mĩ la tinh. la tinh. kinh tế. - Nhận xét - Biết tôn giáo - Hiểu được biểu đồ. chính của khu một số vẫn đề vực Tây Nam về kt-xh Á Trung Á 10TN,01TL, 03 câu = 0,75 03 câu = 0,75 03 câu = 4,5 điểm điểm 01 câu=0,25 điểm 1,0 điểm 0,75 điểm 1,0 điểm điểm TSĐ:10,0đ 3,0 điểm = 35%TSĐ 2,5 điểm = 25%TSĐ 4,0điểm = 40 %TSĐ 0,5đ=5%TSĐ TL: 100%
  6. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 11 SỞ GD &ĐT NINH BÌNH Môn: Địa Lí (Thời gian làm bài: 45 phút) Trường THPT Ngô Thì Nhậm Mã đề: 123 Họ và tên: Lớp: . I. TRẮC NGHIỆM ( 20 câu- 5,0 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 6 11 16 2 7 12 17 3 8 13 18 4 9 14 19 5 10 15 20 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp. B. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao. C. khu vực I và III cao, hu vực II thấp. D. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao. Câu 2. Trong số các quốc gia sau quốc gia nào là nước công nghiệp mới? A. Hàn Quốc. B. Thụy Điển. C. Việt Nam. D. Nhật Bản. Câu 3. Việt Nam hiện nay là thành viên của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào dưới đây? A. EU. B. NAFTA. C. ASEAN. D. MERCOSUR. Câu 4. Hiện nay trên thế giới, bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở A. nhóm nước phát triển. B.nhóm nước đang phát triển. C. nhóm G8. D. nhóm nước NICs. Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay trên thế giới là do A. con người khai thác quá mức. B. biến đổi khí hậu toàn cầu. C. ô nhiễm môi trường. D. dịch bệnh. Câu 6. Phần lớn lãnh thổ châu Phi có cảnh quan A. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm. B. hoang mạc, bán hoang mạc và xa van. C. hoang mạc, bán hoang mạc. D. xa van và xa van - rừng. Câu 7. Quốc gia nào hiện nay đầu tư vào khu vực Mĩ La Tinh nhiều nhất? A. Canada. B. Nhật Bản. C. Hoa Kỳ. D. Nga. Câu 8. Tôn giáo nào có ảnh hưởng sâu sắc trong khu vực Tây Nam Á? A. Ấn Độ giáo. B. Thiên chúa giáo. C. Phật giáo. D. Hồi giáo. Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của nền kinh tế tri thức? A. Trong cơ cấu kinh tế, dịch vụ là chủ yếu. B. Trong cơ cấu kinh tế, công nghiệp là chủ yếu. C. Trong cơ cấu lao động, công nhân tri thức là chủ yếu. D. Dựa trên tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao. Câu 10. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về xu hướng toàn cầu hóa? A. Là quá trình liên kết giữa các quốc gia trong khu vực. B. Tạo ra động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. C. Làm gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. D. Là xu thế tất yếu. Câu 11. Ý nào sau đây không phải là hậu quả của bùng nổ dân số? A. Tạo ra nguồn lao động dồi dào. B. Giá nhân công rẻ. C. Thiếu việc làm, chất lượng cuộc sống thấp. D. Thiếu nguồn lao động. Câu 12. Nguyên nhân chủ yếu làm diện tích đất ven các hoang mạc, bán hoang mạc của châu Phi hiện nay ngày bị hoang hóa là do A. vị trí địa lí . B. khai thác rừng quá mức. C. thiếu nước trong sản xuất . D. khai thác khoáng sản. Câu 13. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đô thị hóa tự phát ở khu vực Mĩ La Tinh là do A. dân số tăng nhanh. B. kinh tế phát triển mạnh. C. cải cách ruộng đất không triệt để. D. chính sách chuyển cư. Câu 14. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của khu vực Trung Á? A. Nằm ở ngã 3 châu lục. B. Từng có “Con đường tơ lụa’’ đi qua. C. Dân cư phần lớn theo đạo Hồi. D. Cảnh quan chính là thảo nguyên và hoang mạc. Câu 15. Điểm khác nhau về mặt kinh tế - xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là A. có khí hậu khô nóng. B. có khả năng phát triển kinh tế biển. C. chịu ảnh hưởng của Hồi giáo. D. có nguồn dầu mỏ phong phú. Câu 16. Điểm giống nhau về mặt xã hội giữa các nước Trung Á và Tây Nam Á là
  7. A. có thế mạnh về nông, lâm, thủy sản. B. chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Hồi. C. có nền kinh tế phát triển mạnh. D. có trữ lượng dầu mỏ lớn. Câu 17. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 0 – 14 15 - 64 65 trở lên Đang phát triển 32 63 5 Phát triển 17 68 15 Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của các nhóm nước? A. Nhóm nước phát triển có cơ cấu dân số trẻ. B. Nhóm nước đang phát triển có cơ cấu dân số già. C. Nhóm nước phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp. D. Nhóm nước đang phát triển, tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 cao, tỉ lệ nhóm trên 65 tuổi thấp. Câu 18. Cho biểu đồ: Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về lượng dầu thô khai thác và tiêu dùng ở một số khu vực trên thế giới? A. Tây Nam Á là khu vực có lượng dầu thô khai thác lớn nhất. B. Bắc Mĩ là khu vực tiêu thụ nhiều dầu mỏ nhất. C. Trung Á là khu vực có sự chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng nhỏ nhất. D. Chênh lệch giữa dầu thô khai thác và tiêu dùng của Trung Á lớn hơn Đông Âu. Câu 19. Cho bảng số liệu: CƠ CẤU DÂN SỐ THEO NHÓM TUỔI, GIAI ĐOẠN 2000 – 2005 (Đơn vị: %) Nhóm tuổi 0 - 14 15 - 64 65 trở lên Đang phát triển 32 63 5 Phát triển 17 68 15 Để thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển, giai đoạn 2000 – 2005, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất? A. Cột chồng . B. Miền. C. Tròn. D. Đường. Câu 20. Cho bảng số liệu: TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở CHÂU PHI, GIAI ĐOẠN 1985 – 2004 (Đơn vị: %) Năm 1985 1990 1995 2000 2004 Quốc gia Nam Phi -1,2 -0,3 3,1 3,5 3,7 Để thể hiện tốc độ tăng GDP của một số nước châu Phi, giai đoạn 1985-2004, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất? A. Cột . B. Miền. C. Tròn. D. Đường. B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa? Theo em toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam những cơ hội gì? (3,0 điểm) Câu 2. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Châu Phi? Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên? (2,0 điểm)
  8. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ I LỚP 11 SỞ GD &ĐT NINH BÌNH Môn: Địa Lí (Thời gian làm bài: 45 phút) Trường THPT Ngô Thì Nhậm Mã đề: 234 Họ và tên: Lớp: . I. TRẮC NGHIỆM ( 20 câu- 5,0 điểm) Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án Câu Đáp án 1 6 11 16 2 7 12 17 3 8 13 18 4 9 14 19 5 10 15 20 I. TRẮC NGHIỆM. (5,0 điểm) Chọn một đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Đặc điểm nào sau không đúng về nhóm nước đang phát triển? A. GDP/người thấp. B. Nợ nước ngoài nhiều. C. Có nền kinh tế phát triển. D. HDI ở mức thấp. Câu 2. Các loại vắc xin để điều trị bệnh là thành tựu của công nghệ nào? A. CN Sinh học. B. CN năng lượng. C. CN vật liệu. D. CN thông tin. Câu 3. Khu vực I trong cơ cấu GDP của nhóm nước phát triển thường chiếm tỉ trọng A. cao trên 10%. B. thấp dưới 2%. C. trung bình 5%. D. rất cao trên 20%. Câu 4. Một số nước đang phát triển đã thực hiện chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng nào? A. Công nghiệp hóa và đẩy mạnh ngành chăn nuôi. B. Khai thác triệt để tài nguyên. C. Thu hút đầu tư quốc tế. D. Công nghiệp hóa và chú trọng xuất khẩu. Câu 5. Trong các nước công nghiệp mới thì khu vực nào phát triển nhanh nhất? A. Khu vực nông nghiệp. B. Khu vực y tế. C. Khu vực dịch vụ. D. Khai thác khoáng sản. Câu 6. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế được viết tắt là A. APEC B. OECD C. NAFTA D. ASEAN Câu 7. Trong cơ cấu kinh tế hiện nay thì kinh tế tri thức thể hiện chủ yếu đặc điểm nào? A. Công nhân tri thức chủ yếu. B. Các ngành kinh tế tri thức thống trị. C. Công nghiệp và dịch vụ chủ yếu. D. Phát triển nhanh lương thực và thực phẩm. Câu 8. Khi tầng ô-zôn bị thủng sẽ dẫn đến hậu quả gì đối với con người? A. Gia tăng bệnh về mắt, da và hô hấp. B. Suy giảm đa dạng sinh học. C. Thiên tai xảy ra thường xuyên. D. Ô nhiễm môi trường biển. Câu 9. Hiện nay vấn đề quan tâm chủ yếu của toàn nhân loại là A. chênh lệch bình quân thu nhập giữa các nhóm nước. B. Ô nhiễm và suy thoái môi trường toàn cầu. C. Vấn đề dịch bệnh ở Châu Phi. D. Hiện tượng hoang mạc hóa ở Tây Nam Á. Câu 10. Hiệu ứng nhà kính xảy ra chủ yếu do A. sự tăng lượng CO2 đáng kể trong khí quyển. B. dân số tăng nhanh. C. mực nước biển dâng cao. D. sử dụng các chất độc hại trong công nghiệp. Câu 11. Nguyên nhân nào làm ô nhiễm MT biển và đại dương? A. Chất thải công nghiệp và sinh hoạt B. Việc rửa các tàu thuyền C. Sự cố thiên tai. D. Các sự cố đắm tàu, các sự cố tràn dầu, rửa tàu. Câu 12. Tình trạng sa mạc hóa ở châu Phi chủ yếu là do A. cháy rừng. B. khai thác rừng quá mức. C. lượng mưa thấp. D. chiến tranh. Câu 13. Đặc điểm nào dưới đây không đúng về kinh tế khu vực Mĩ La Tinh: A. Khu vực Mĩ latinh là sân “sau” của Hoa Kì B. Tình hình kinh tế các nước Mĩ Latinh đang được cải thiện C. Nợ nước ngoài rất ít, chiếm tỉ lệ không đáng kể trong GDP
  9. D. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài là từ Hoa Kì và Tây Ban Nha Câu 14. Tỉ lệ dân thành thị các nước Mĩ Latinh cao là vì: A. Các quốc gia này không phát triển nông nghiệp B. Kinh tế phát triển cao, nhiều khu công nghiệp lớn C. Đồng bằng rộng lớn, thuận tiện việc xây dựng đô thị D. Dân nghèo không ruộng kéo ra thành phố tìm việc Câu 15. Nguyên nhân nào sau khiến cho kinh tế các nước Mĩ Latinh phát triển không ổn định? A. Do nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú nên người dân ít lao động. B. Nền kinh tế chỉ tập trung vào sản xuất nông sản nhiệt đới, ít quan tâm tới ngành công nghiệp. C. Do ảnh hưởng của các cuộc xung đột vũ trang diễn ra liên tục. D. Tình hình chính trị không ổn định lại mắc nợ nhiều. Câu 16. Đặc điểm nào sau thể hiện không chính xác về nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước châu Phi kém phát triển? A. Bị cạnh tranh bởi các khu vực khác B. Xung đột sắc tộc. C. Khả năng quản lí kém. D. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo. Câu 17. Đặc điểm nào sau đây thể hiện không đúng về kinh tế của Châu Phi? A. Tốc độ tăng trưởng GDP ở châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa qua. B. Hậu quả thống trị nặng nề của thực dân còn in dấu nặng nề trên đường biên giới quốc gia. C. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển. D. Nhà nước của nhiều quốc gia châu Phi còn non trẻ, thiếu khả năng quản lí. Câu 18. Các nước khu vực Tây Nam Á và Trung Á có tài nguyên nổi bật là A. thủy sản. B. dầu khí. C. kim cương. D. rừng. Câu 19. Số dân sống dưới mức nghèo khổ chủ yếu của châu Mĩ Latinh còn khá đông là do A. cuộc cải cách ruộng đất không triệt để B. người dân không cần cù, trình độ thấp. C. điều tự nhiên khắc nghiệt, thiếu khoáng sản. D. hiện tượng đô thị hóa bùng nổ. Câu 20. Dựa vào bảng số liệu: Tốc độ tăng GDP của Mĩ La Tinh- (Đơn vị: %) năm 1985 1990 1995 2000 2002 2004 GDP 2,3 0,5 0,4 2,9 0,5 6,0 `Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La Tinh thích hợp là biểu đồ: A. Tròn B. Đường C. Cột đơn D. Cột nhóm II. TỰ LUẬN Câu 1. (2,0 điểm) Cho bảng số liệu: Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước năm 2004. Đơn vị: % Nhóm Khu vực I Khu vực II Khu vực III nước Phát triển 2,0 27,0 71,0 Đang PT 25,0 32,0 43,0 a. Vẽ biểu đồ nào là thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của hai nhóm nước? Tại sao? b. Nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của 2 nhóm nước? Câu 2. (2,0 điểm) Phân tích cơ hội và thách thức của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Câu 3. (1,0 điểm) Trình bày đặc điểm dân cư xã hội của khu vực Châu Phi.
  10. IV. HƯỚNG DẪN CHẤM (MÃ 123) A. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm; mỗi câu 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời D A C B A B C D B A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Trả lời D B C A B B D D C A B. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (3,0 điểm) a. Nêu các biểu hiện của toàn cầu hóa: - Thương mại thế giới phát triển mạnh.(0,25đ) - Đầu tư nước ngoài tăng nhanh. (0,25đ) - Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.(0,25đ) - Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. (0,25đ) b. Toàn cầu hóa mang đến cho Việt Nam: - Cơ hội: + Tự do hoá thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ.(0,25đ) + Có cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài.(0,25đ) + Đón đầu và áp dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất.(0,25đ) + Tạo điều kiện để đa phương hóa quan hệ quốc tế.(0,25đ) - Thách thức: - Cạnh tranh kinh tế phải làm chủ các ngành kinh tế mũi nhọn trong khi điều kiện nhân lực, CSVC, KT hạn chế (0,25đ) - Sự áp đặt lối sống, văn hoá của các siêu cường; xói mòn giá trị đạo đức, khó khăn trong giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp (0,25đ). - Áp lực nặng nề về tự nhiên, suy thoái môi trường( 0,25đ). - Chuyển giao công nghệ lỗi thời gây ô nhiễm MT (0,25đ). Câu 2 (2,0điểm) * Thuận lợi: - Khoáng sản giàu có và đa dạng: kim loại đen, kim loại màu, nhiên liệu phát triển CN (0,25đ). * Khó khăn: - Khí hậu khô nóng: thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất (0,25đ). - Diện tích hoang mạc, bán hoang mạc và xa van lớn: khó khăn cho phát triển NN (0,25đ). - Tài nguyên rừng bị khai thác quá mức, làm hoang mạc hóa đất đai (0,25đ). - Tài nguyên khoáng sản bị khai thác mạnh, có nguy cơ cạn kiệt, ô nhiễm môi trường (0,25đ). b. Châu Phi cần có những giải pháp gì để khắc phục những khó khăn về mặt tự nhiên? + Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí (0,5đ). + Tăng cường các biện pháp thủy lợi để hạn chế sự khô hạn (0,5đ). ĐÁP ÁN CHẤM (MÃ 234) I. Trắc nghiệm: 5,0 điểm. Mỗi đáp án đúng 0,25đ 1.C; 2.A; 3.B; 4.D; 5.C; 6.B; 7.B; 8.A; 9.B; 10.A; 11.D; 12.B; 13.C; 14.D; 15.D;16.A; 17.C; 18.B; 19.A; 20.C. II. Tự luận: Câu 1: (2,0 điểm) a. - Vẽ BĐ tròn vì thể hiện được cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của 2 nhóm nước. (0,5điểm) b. – Nhận xét 1,5điểm: Các nước phát triển: + khu I chiểm tỉ trọng rất nhỏ (DC) + Khu vực III chiểm trọng chủ yếu (DC) + Sự chênh lệch của 3 khu vực lớn Các nước đang phát triển: + khu I chiểm tỉ trọng khá cao (DC) + Khu vực III chiểm trọng còn thấp (DC) + Sự chênh lệch của 3 khu vực không lớn. Câu 2: 2,0 điểm Những cơ hội và thchs thức của các nước đang phát triển: - Cơ hội: + Mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá.
  11. + Tăng cường hợp tác quốc tế. + Thu hút vốn đầu tư.Thực hiện việc chuyển giao công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học- kĩ thuật, công nghệ cao vào sản xuất( Thu hút vốn đầu tư và công nghệ mới từ nước ngoài) - Khó khăn: + Ô nhiễm môi trường( tiếp nhận công nghệ lạc hậu, các ngành sx gây ô nhiễm môi trường) + Phụ thuộc vào nước ngoài (Về vốn, công nghệ) + Cạnh tranh với các nước có nền kinh tế phát triển . Câu 3: 1,0 điểm a. Dân cư - Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. - Tuổi thọ trung bình thấp. b. Xã hội - Nhiều hủ tục lạc hậu. - Xung đột sắc tộc. - Bệnh tật hoành hành: HIV, sốt rét - Trình độ dân trí thấp. - Chỉ số HDI thấp.