Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

docx 76 trang nhatle22 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_cong_nghe_lop_6_hoc_ki_2_nam_hoc_2016_2017_t.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra môn Công nghệ Lớp 6 - Học kì 2 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

  1. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: Công nghệ 6 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN TL KQ Chủ đề 1 Nhận biết được Cơ sở ăn uống thực phẩm có hợp lí. lợi, chứa nhiều vitamin C. Số câu 2 Số câu: 2 Số điểm 1,0 đ Số điểm: 1,0 Tỉ lệ: % 10% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 Khái niệm an Các thực Phòng tránh Vệ sinh an toàn toàn thực phẩm nên ăn ngộ độc thức thực phẩm. phẩm. hạn chế. ăn. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ 2 đ Số điểm: 3,0 Tỉ lệ: % 5% 5% 20% Tỉ lệ: 30% Chủ đề 3 Biết được các Lý do không Bảo quản chất phương pháp ăn nhiều mỡ dinh dưỡng, các làm chín thưc động vật. phương pháp chế phẩm. biến. Số câu 1 1 Số câu: 2 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ Số điểm: 1,0 Tỉ lệ : % 5% 5% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 4 Lựa chọn thực Thay thế bữa Tổ chức bữa ăn đơn cho bữa ăn ăn hợp lý, hợp lý trong gia thường ngày. cách thay thế. đình. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 2,0 đ 2,0 Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: % 5% 20% đ Tỉ lệ: 45% 20% Chủ đề 5 Nêu được khái Thu nhập gia đình niệm thu nhập trong gia đình. Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm 0.5 đ Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: % 5% Tỉ lệ: 5% Tổng số câu: 11 Số câu: 7 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 5,0 Số điểm: 3,0 Số điểm: 2,0 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 30% Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 100%
  2. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN NĂM HỌC: 2016-2017 MÔN: Công nghệ 6 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (4,0 đ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau: Câu 1. Vitamin C có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây: Cam, chanh. Gạo, đậu nành. Cà rốt, củ cải trắng. Thịt lợn, tôm Câu 2. Loại thực phẩm nên ăn hạn chế hoặc ăn ít là: Gạo, khoai. Đường, muối. Thịt, cá. Rau, quả tươi. Câu 3. Không nên ăn nhiều mỡ động vật vì: Làm suy hô hấp. Nguy cơ gây bệnh tim mạch cao. Dễ gây buồn ngủ. Câu A, B, C đúng. Câu 4. Các thay thế thực phẩm nào sau đây không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng: Thịt lợn thay bằng cá. Trứng thay bằng rau. Lạc thay bằng sắn. Gạo thay bằng mỡ. Câu 5. Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh gì: Bệnh tim mạch. Bệnh huyết áp. Bệnh táo bón. Bệnh phổi. Câu 6. An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm: Tươi ngon, không bị khô héo. C. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc. B. Khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến D. Khỏi bị biến chất, ôi thiu. chất. Câu 7. Nấu cơm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng: Nước. Nước và hơi nước. Hơi nước. Dầu ăn. Câu 8. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu do các thành viên trong gia đình tạo ra. Bằng tiền. C. Bằng hiện vật. B. Bằng tiền và bằng hiện vật. D Mua sắm. II. TỰ LUẬN (6,0 đ) Câu 1. (2,0 đ): Theo em, cần phải làm những việc gì để phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình? Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn như bị nôn, tiêu chảy nhiều lần, em xử lý như thế nào? Câu 2. (2,0 đ): Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào? Câu 3. (2,0 đ): Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày?
  3. Hết ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM. A. TRẮC NGHIỆM:(4.0 điểm). Mỗi ý đúng 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 A C C A B B C B B. TỰ LUẬN: (6.0 điểm) Nội dung Điểm Câu 1. (2.0 đ): Để phòng tránh ngộ độc thức ăn tại gia đình, ta cần: - Bảo quản thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, ngăn nắp, hợp vệ sinh tránh để ruồi bọ xâm nhập vào thức ăn. 0.25đ - Sử dụng thực phẩm tươi ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh; không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn. 0,25đ - Đảm bảo an toàn thực phẩm từ khi sản xuất, mua sắm đến khi chế biến, bảo quản để phòng tránh ngộ độc thức ăn. 0,25đ - Cần có biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm để đảm bảo an toàn trong ăn uống. 0,25đ Khi có dấu hiệu ngộ độc thức ăn như bị nôn, tiêu chảy nhiều lần, em xử lý như: - Tùy theo mức độ nặng, nhẹ mà có biện pháp xử lý thích hơp. - Nếu hiện tượng xảy ra nghiêm trọng, chưa rõ nguyên nhân cần cho người nhà 0.5đ đưa ngay vào bệnh viện cấp cứu và chữa trị kịp thời. Câu 2. (2.0 đ): 0.5đ - Thay thế thức ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán. - Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng . 0.5đ - Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp 0.5đ dẫn . - Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc chung phương pháp chế 0.5đ biến . 0.5đ Câu 3. (2.0 đ): - Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày (gồm đủ các nhóm thức ăn). 1,0đ - Khi chuẩn bị thưc đơn hàng ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. 1,0đ Phê duyệt của tổ chuyên môn. Người ra đề: Bùi Thị Hưng Phê duyệt của nhà trường
  4. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: Công nghệ 6 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN TL KQ Chủ đề 1 Nhận biết được Cơ sở ăn uống thực phẩm có hợp lí. lợi, chứa nhiều vitamin C. Số câu 2 Số câu: 2 Số điểm 1 đ Số điểm: 1 Tỉ lệ: % 10% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 Thực phẩm dễ Các thực Vệ sinh an toàn gây ngộ độc. phẩm nên ăn thực phẩm. hạn chế. Số câu 1 1 Số câu: 2 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ Số điểm: 1 Tỉ lệ: % 5% 5% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3 Biết được các Lý do không Cho biết sự Bảo quản chất phương pháp ăn nhiều mỡ khác nhau dinh dưỡng, các làm chín thưc động vật. giữa xào và phương pháp chế phẩm. rán, nấu và biến. luộc. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ 2 đ Số điểm: 3 Tỉ lệ : % 5% 5% 20% Tỉ lệ: 30% Chủ đề 4 Lựa chọn thực Thay thế bữa Tổ chức bữa ăn đơn cho bữa ăn ăn hợp lý, hợp lý trong gia thường ngày. cách thay thế. đình. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 2 đ 2 đ Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: % 5% 20% 20% Tỉ lệ: 45% Chủ đề 5 Nêu được khái Thu nhập gia đình niệm thu nhập gia đình. Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm 0.5 đ Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: % 5% Tỉ lệ: 5% Tổng số câu: 11 Số câu: 7 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 5 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 30% Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 100%
  5. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN NĂM HỌC: 2016-2017 * MÔN: Công nghệ 6 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (4đ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau : Câu 1. Vitamin C có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây: Cam, chanh. Gạo, đậu nành. Cà rốt, củ cải trắng. Thịt lợn, tôm Câu 2. Loại thực phẩm nên ăn hạn chế hoặc ăn ít là: Gạo, khoai. Đường, muối. Thịt, cá. Rau, quả tươi. Câu 3. Không nên ăn nhiều mỡ động vật vì: Làm suy hô hấp. Nguy cơ gây bệnh tim mạch cao. Dễ gây buồn ngủ. Câu A, B, C đúng. Câu 4. Các thay thế thực phẩm nào sau đây không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng: Thịt lợn thay bằng cá. Thịt lợn thay bằng gạo. Thịt bò thay cải bắp. Thịt gà thay cải xanh. Câu 5. Chất xơ dùng để ngăn ngừa bệnh gì: Bệnh tim mạch. Bệnh huyết áp. Bệnh tiêu hóa. Bệnh phổi. Câu 6. Thức ăn dễ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hoá: Thức ăn chế biến từ cá nóc. Đồ hộp đã quá hạn sử dụng. Thức ăn được đun nấu lại nhiều lần. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Nấu cơm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng: Nước. Nước và hơi nước. Hơi nước. Dầu ăn. Câu 8. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu do các thành viên trong gia đình tạo ra. Bằng tiền. B. Bằng hiện vật. C. Bằng tiền và bằng hiện vật. C. Mua sắm. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1. (2 đ): Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc? Câu 2. (2 đ): Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào? Câu 3. (2 đ): Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày?
  6. Hết ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM. A. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm). Mỗi ý đúng 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 A C C A B D C C B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Nội dung Điểm Câu 1. (2 đ): Sự khác nhau giữa luộc và nấu, rán và xào * Món xào: - Thời gian chế biến nhanh. Lượng mỡ vừa phải. Cần lửa to. * Món rán: 0.5đ - Thời gian chế biến lâu. Lượng mỡ nhiều. Lửa vừa phải. * Món luộc: 0,5đ - Không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật. * Món nấu: 0,5đ - Có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ nhừ hơn món luộc. 0,5đ Câu 2. (2 đ): - Thay thế thức ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán, cần thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng . 1đ - Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn . 0.5đ - Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc chung phương pháp chế biến . 0.5đ Câu 3. (2đ): - Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày ( gồm đủ các nhóm thức ăn). 1đ - Khi chuẩn bị thưc đơn hàng ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. 1đ Phê duyệt của tổ chuyên môn. Người ra đề Nguyễn Thị Huệ Phê duyệt của nhà trường
  7. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: Công nghệ 6 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên Cấp độ thấp Cấp độ cao Chủ đề Cộng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TN TL KQ Chủ đề 1 Nhận biết được Cơ sở ăn uống thực phẩm có hợp lí, thực phẩm lợi, chứa nhiều để trang trí món vitamin C. ăn. Số câu 2 Số câu: 2 Số điểm 1 đ Số điểm: 1 Tỉ lệ: % 10% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 2 Thực phẩm dễ Các thực Vệ sinh an toàn gây ngộ độc. phẩm nên ăn thực phẩm. hạn chế. Số câu 1 1 Số câu: 2 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ Số điểm: 1 Tỉ lệ: % 5% 5% Tỉ lệ: 10% Chủ đề 3 Biết được các Lý do không Cho biết sự Bảo quản chất phương pháp ăn nhiều mỡ khác nhau dinh dưỡng, các làm chín thưc động vật. giữa xào và phương pháp chế phẩm. rán, nấu và biến. luộc. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 0.5 đ 2 đ Số điểm: 3 Tỉ lệ : % 5% 5% 20% Tỉ lệ: 30% Chủ đề 4 Lựa chọn thực Thay thế bữa Tổ chức bữa ăn đơn cho bữa ăn ăn hợp lý, hợp lý trong gia thường ngày. cách thay thế. đình. Số câu 1 1 1 Số câu: 3 Số điểm 0.5 đ 2 đ 2 đ Số điểm: 4.5 Tỉ lệ: % 5% 20% 20% Tỉ lệ: 45% Chủ đề 5 Nêu được khái Thu nhập gia đình niệm thu nhập gia đình. Số câu 1 Số câu: 1 Số điểm 0.5 đ Số điểm: 0.5 Tỉ lệ: % 5% Tỉ lệ: 5% Tổng số câu: 11 Số câu: 7 Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 11 Tổng số điểm: 10 Số điểm: 5 Số điểm: 3 Số điểm: 2 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% Tỷ lệ: 50% Tỷ lệ: 30% Tỷ lệ: 20% Tỷ lệ: 100%
  8. PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA HẾT HỌC KÌ II TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN NĂM HỌC: 2016-2017 * MÔN: Công nghệ 6 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. TRẮC NGHIỆM (4đ) Chọn đáp án đúng nhất cho mỗi câu sau : Câu 1. Vitamin C có nhiều trong loại thực phẩm nào sau đây: Cam, chanh. Gạo, đậu nành. Cà rốt, củ cải trắng. Thịt lợn, tôm Câu 2. Loại thực phẩm nên ăn hạn chế hoặc ăn ít là: Gạo, khoai. Đường, muối. Thịt, cá. Rau, quả tươi. Câu 3. Không nên ăn nhiều mỡ động vật vì: Làm suy hô hấp. Nguy cơ gây bệnh tim mạch cao. Dễ gây buồn ngủ. Câu A, B và C đúng. Câu 4. Các thay thế thực phẩm nào sau đây không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng: Thịt lợn thay bằng cá. Thịt lợn thay bằng gạo. Thịt bò thay cải bắp. Thịt gà thay cải xanh. Câu 5. Trong trang trí món ăn người ta dùng cà chua để tỉa: Hoa huệ trắng. Hoa đồng tiền. Hoa huệ tây. Hoa hồng. Câu 6. Thức ăn dễ gây ngộ độc và rối loạn tiêu hoá: Thức ăn chế biến từ cá nóc. Đồ hộp đã quá hạn sử dụng. Thức ăn được đun nấu lại nhiều lần. Cả A, B, C đều đúng. Câu 7. Nấu cơm là phương pháp làm chín thực phẩm bằng: A. Nước. B. Hơi nước. C. Nước và hơi nước. D. Dầu ăn. Câu 8. Thu nhập của gia đình là tổng các khoản thu do các thành viên trong gia đình tạo ra. Bằng tiền. C. Bằng hiện vật. B. Bằng tiền và bằng hiện vật. D. Mua sắm. II. TỰ LUẬN (6đ) Câu 1. (2 đ): Cho biết sự khác nhau giữa xào và rán, giữa nấu và luộc? Câu 2. (2 đ): Vì sao phải thay thế thức ăn? Nên thay bằng cách nào? Câu 3. (2 đ): Lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày?
  9. ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM. A. TRẮC NGHIỆM:(4 điểm). Mỗi ý đúng 0,5đ 1 2 3 4 5 6 7 8 A C C A D D C B B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Nội dung Điểm Câu 1. (2 đ): Sự khác nhau giữa luộc và nấu, rán và xào * Món xào: - Thời gian chế biến nhanh. Lượng mỡ vừa phải. Cần lửa to. 0.5đ * Món rán: - Thời gian chế biến lâu. Lượng mỡ nhiều. Lửa vừa phải. 0,5đ * Món luộc: - Không có gia vị, luộc riêng từng loại động vật, thực vật. 0,5đ * Món nấu: - Có gia vị, phối hợp giữa động vật và thực vật. Món nấu thường có độ 0,5đ nhừ hơn món luộc. Câu 2. (2 đ): - Thay thế thức ăn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán, cần thay đổi các 1đ phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng . - Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp 0.5đ dẫn . - Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc chung phương pháp chế 0.5đ biến . Câu 3. (2đ): - Nên chọn đủ các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày 1đ ( gồm đủ các nhóm thức ăn).
  10. - Khi chuẩn bị thưc đơn hàng ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng 1đ nhu cầu năng lượng khẩu phần ăn trong ngày. Phê duyệt của tổ chuyên môn. Người ra đề Nguyễn Thị Huệ Phê duyệt của nhà trường Trường THCS Ngô Gia Tự ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2011-2012 Tổ :Tự Nhiên MÔN CÔNG NGHỆ LỚP 6 Ngày Kiểm tra: 18-04-2012 I. PHẠM VI KIẾN THỨC : Từ tuần 20 đến tuần 33 (bài 40 – bài 48 / SGK) – Công nghệ 6 II. MỤC ĐÍCH: - Đối với HS: tự làm và tự đánh giá khả năng của mình đối với các yêu cầu về chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong học tập và định hướng việc học tập cho bản thân. - Đối với GV: đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học xong Chương III (Từ bài 15 – bài 23/ SGK – Công nghệ 6) Qua đó xây dựng các đề kiểm tra hoặc sử dụng để ôn tập - hệ thống kiến thức cho học sinh phù hợp với chuẩn kiến thức kĩ năng được quy định trong chương và đánh giá được đúng đối tượng học sinh. III. PHƯƠNG ÁN KIỂM TRA: Kết hợp trắc nghiệm và tự luận (40% TNKQ, 60% TL) IV. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA : 1 Tính trọng số nội dung kiểm tra theo phân phối chương trình : Nội Dung Kiến thức Tổng số tiết L Thuyết Tỉ lệ thực dạy Trọng số LT VD LT VD 1 Chương III :.Nấu ăn trong gia 24 15 10.5 13.5 43,75 56,25 đình Tổng 24 15 10.5 13.5 43,75 56,25
  11. 2. Tính số câu hỏi và điểm số : Nội dung Chủ đề Trọng số Số lượng câu Điểm Tổng số Tr Nghiệm Tự luận 1 Chương III :.Nấu ăn trong gia 43,75 4,8 5 5(2, 5 đ) 2, 5 đình 1 Chương III :.Nấu ăn trong gia 56,25 6,2 6 3 (1,5 đ) 3 (6 đ) 7,5 đình Tổng 100 11 câu 8 câu ; 4 đ 3 câu, 6 đ 10 3. Thiết lập bảng ma trận : Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL - Biết được vai trò các chất dinh - Hiểu được nguyên nhân - Lựa chọn được thực phẩm ở các nhóm thức dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng của gây ngộ độc thức ăn, các ăn cân đối, hợp lý Chương cơ thể biện pháp bảo đảm vệ sinh - Thay thế được các nhóm thức ăn trong cùng III : - Biết được ý nghĩa của việc phân an toàn thực phẩm và phòng một nhóm để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng .Nấu ăn chia thức ăn thành các nhóm và tránh ngộ độc thức ăn - Thực hiện được việc bảo đảm vệ sinh an toàn trong gia giá trị dinh dưỡng của từng nhóm - Hiểu được khái niệm, qui thực phẩm phòng tránh ngộ độc thức ăn tại đình - Biết được ý nghĩa và cách bảo trình thực hiện, yêu cầu kĩ gia đình quản chất dinh dưỡng khi chế thuật chế biến thực phẩm - Chế biến được món ăn đơn giản trong gia biến món ăn không sử dụng nhiệt đình - Biết được khái niệm bữa ăn hợp - Hiểu được cách thực hiện - Xây dựng đực thực đơn bữa cơm thường và lý, nguyên tắc tổ chức bữa ăn và qiu trình tổ chức bữa ăn liên hoan đơn giản phân chia số bữa ăn trong ngày Số câu 5 3 2 1 11 hỏi Số điểm 2,5 1, 5 4 2 10 TS câu 5 3 3 11 hỏi
  12. TS điểm 2,5 1,5 6 10
  13. TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II(Năm học:2011- 2012) Môn: CÔNG NGHỆ 6, Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 18-04-2012 ĐỀ A II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Thời gian làm bài: 15 phút (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế Cá A Đậu que. C. Đậu đũa B. Đậu phụ (đậu hủ). D. Đậu rồng Câu 2: Không ăn bữa sáng là : A. Có hại cho sức khoẻ. C Tiết kiệm thời gian B. Thói quen tốt D. Góp phần giảm cân Câu 3: Món gỏi ngó sen - thịt gà đựoc dùng làm món A. Sau khai vị C. Khai vị B. Món chính D. Món thêm Câu 4: Để làm món tráng miệng, người ta thường chọn các loại thực phẩm nào? A. Các loại gia vị C. Các loại rau sống B. Các loại canh D. Các lọai chè hoặc trái cây Câu 5: Thông thường một ngày chúng ta ăn mấy bữa? A. Một bữa chính vào lúc 12 giờ trưa C. Ba bữa chính B. Một bữa phụ và một bữa chính D. Hai bữa chính và một bữa phụ Câu 6: Thực đơn cho bữa ăn thường ngày gồm cơm và A. Thịt kho, dưa muối, canh chua C. Nhiều món ăn tùy theo ý thích B. Ba món chính là canh, mặn, xào D. Khai vị, đồ uống, tráng miệng Câu 7 Bữa ăn hợp lý là bữa ăn : A. Có nhiều tiền B. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động C. Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. D Có nhiều loại thức ăn . Câu 8: Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện theo quy trình A. Xây dựng thưc đơn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn B. Xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn C. Xây dựng thưc đơn; chế biến món ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn D. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn Hết
  14. TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II(Năm học:2011- 2012) Môn: CÔNG NGHỆ 6, Thời gian: 45 phút Ngày kiểm tra: 18-04-2012 ĐỀ B II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Thời gian làm bài: 15 phút (4đ) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1: Em hãy chọn một loại thực phẩm trong các thực phẩm sau đây để thay thế Cá A Đậu que. C. Đậu phụ (đậu hủ). B. Đậu đũa D. Đậu rồng Câu 2: Không ăn bữa sáng là : A. Thói quen tốt C Tiết kiệm thời gian B. Có hại cho sức khoẻ. D. Góp phần giảm cân Câu 3: Món gỏi ngó sen - thịt gà đựoc dùng làm món A. Khai vị C. Sau khai vị B. Món chính D. Món thêm Câu 4: Để làm món tráng miệng, người ta thường chọn các loại thực phẩm nào? A. Các loại gia vị C. Các loại rau sống B. Các lọai chè hoặc trái cây D. Các loại canh Câu 5: Thông thường một ngày chúng ta ăn mấy bữa? A. Một bữa chính vào lúc 12 giờ trưa C. Ba bữa chính B. Hai bữa chính và một bữa phụ D. Một bữa phụ và một bữa chính Câu 6: Thực đơn cho bữa ăn thường ngày gồm cơm và A. Thịt kho, dưa muối, canh chua C. Ba món chính là canh, mặn, xào B. Nhiều món ăn tùy theo ý thích D. Khai vị, đồ uống, tráng miệng Câu 7 Bữa ăn hợp lý là bữa ăn : A. Có nhiều loại thức ăn B. Cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động C. Có nhiều tiền D Cung cấp đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cho nhu cầu của cơ thể. . Câu 8: Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần thực hiện theo quy trình A. Xây dựng thưc đơn; chế biến món ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn B. Xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn C. Xây dựng thưc đơn; lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; chế biến món ăn; trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn D. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn; xây dựng thưc đơn; trình bày bàn ăn; chế biến món ăn và thu dọn sau khi ăn
  15. Hết TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ MÔN : CÔNG NGHỆ KHỐI 6 KIỂM TRA HỌC KÌ II Thời gian làm bài: 45 phút Năm học: 2011-2012 Họ và Tên: Lớp: Chữ kí giám thị Điểm Nhận xét của Giáo viên I. PHẦN TỰ LUẬN: Thời gian làm bài 30 phút (6 điểm) Câu 1 (2 điểm): Thức ăn được phân chia thành những nhóm dinh dưỡng nào? Việc phân nhóm đó có tác dụng gì trong việc tổ chức bữa ăn gia đình? Câu 2 (2 điểm): Thế nào là bữa ăn hợp lý? Để tổ chức 1 bữa ăn hợp lý cần tuân theo những nguyên tắc nào? Câu 3 (2 điểm): Nêu các nguyên tắc xây dựng thực đơn. Hãy hoàn chỉnh thực đơn sau bằng cách định lượng thực phẩm cần chuẩn bị: Thực đơn cho bữa ăn hàng ngày (dùng cho 4 người) 1. Rau muống luộc; 2. Thịt kho; 3. Nước chấm; 4. Cơm BÀI LÀM II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : Thời gian làm bài 15 phút (4 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án I. PHẦN TỰ LUẬN:
  16. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-200912 Môn Công nghệ Lớp 6 Câu Nội dung Điểm + Thức ăn được phân chia làm 4 nhóm: Nhóm giàu chất đạm; nhóm giàu chất 1 đường bột; nhóm giàu chất béo; nhóm giàu vitamin và chất khoáng 1 + Tác dụng của việc phân nhóm thức ăn: Giúp cho người tổ chức bữa ăn mua (2đ) đủ các loại thực phẩm cần thiết và thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán, hợp 1 khẩu vị, thời tiết mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng. + Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các 1 chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng. 2 + Có 4 nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình: Dựa vào nhu cầu của các thành viên trong gia đình 0,25 (2đ) Tuỳ theo điều kiện tài chính của gia đình. 0,25 Đảm bảo sự cân bằng chất dinh dưỡng 0,25 Thay đổi món ăn 0,25 + Có 3 nguyên tắc xây dựng thực đơn: - Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa 0,25 ăn - Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn 0,25 - Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả 0,5 3 kinh tế. 0,25 (2đ) + Định lượng thực phẩm cho thực đơn: 0,25 - Rau muống luộc: 1-2 mớ (1kg) - Thịt kho: 3-4 lạng 0,25 - Nước chấm: ½ bát 0,25 - Cơm: 1, 5- 2 bơ gạo (1kg) II. PHẦN TRẮC NGHIỆM : (4 điểm) Mỗi câu đúng 0,5đ ĐỀ A Câu 1 2 3 4 5 6 7 8
  17. Đáp án B A C D D B C A ĐỀ B Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B A B B C D C Ninh Hưng, ngày 12 tháng 04 năm 2012 BGH Tổ Trưởng GVBM Phan Văn Xuấn THIẾT LẬP MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN 6 Đề 2 I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn KTKN các đơn vị kiến thức trong chương trình kỳ 2, môn Ngữ văn lớp 6 theo ba phân môn Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản bồi dưỡng phẩm chất đạo đức học sinh qua hình thức kiểm tra tự luận. Trọng tâm là văn bản Vượt Thác; biện pháp tu từ so sánh; ngôi kể trong văn tự sự, viết bài văn miêu tả II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: - Hình thức : Tự luận - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra hình thức tự luận trong 90 phút III. MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao Tên chủ đề 1. Văn học Nhận biết về Hiểu nội - Liên hệ thực Văn bản: Vượt tên tác phẩm, dung văn bản tế trong việc Thác tác giả góp phần bảo vệ thiên nhiên, môi trường. Số câu Số câu: 1 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:0 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 0,5 Số điểm: 1 Số điểm:1 Số điểm: 0 Số điểm: 2,5 tỉ lệ% tỉ lệ% :2,5%
  18. 2. Tiếng Việt - Chỉ ra câu Đặt 1 câu có So sánh văn có hình sử dụng phép ảnh so sánh tu từ so sánh Số câu Số câu:0,5 Số câu:0,5 Số câu:0 Số câu: 0 Số câu: 1 Số điểm tỉ lệ% Số điểm:1,5 Số điểm:0,5 Số điểm:0 Số điểm: 0 Số điểm: 2,0 tỉ lệ%: 20% 3. Tập làm văn. Nhận biết Viết bài văn - Ngôi kể trong được ngôi kể tả một người văn tự sự trong đoạn bạn mà em - Phương pháp trích cụ thể. yêu quý. tả người Số câu Số câu:1 Số câu: 0 Số câu:0 Số câu:1 Số câu: 2 Số điểm tỉ lệ% Số điểm:0,5 Số điểm:0 Số điểm:0 Số điểm:5,0 Số điểm: 5,5 tỉ lệ% :55% - Tổng số câu: Số câu: 3 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:1 Số câu:6 - Tổng số điểm: Sốđiểm: 3,0 Số điểm:1,0 Số điểm: 1 Số điểm: 5 Số điểm:10 - Tỉ lệ% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 50% Tỉ lệ : 100% BÀI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Đề 2 GV coi Họ và tên Lớp Điểm GV chấm ĐỀ BÀI I. PHẦN ĐỌC- HIỂU (5 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi. “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” ( Ngữ Văn 6- tập 2) Câu 1. Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Đoạn trích được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết ? Câu 3. Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có sử dụng phép tu từ so sánh.
  19. Câu 4. Nêu nội dung đoạn trích? Câu 5. Với tình hình biến đổi khí hậu ngày nay em sẽ làm gì để góp phần vào bảo vệ thiên nhiên, môi trường nơi em đang sinh sống? II. PHẦN VIẾT (5điểm) Em hãy tả lại một người bạn mà em yêu quý. BÀI LÀM : HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Ngữ văn 6 Đề 2 A. Lưu ý chung: - Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể. - Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học. B. Hướng dẫn cụ thể: I. Các tiêu chí về nội dung bài kiểm tra phần đọc hiểu: 5,0 điểm Câu Nội dung Điểm 1 Đoạn trích được trích trong văn bản Vượt Thác. 0,25 Tác giả: Võ Quảng 0,25 2 Đoạn trích được kể theo ngôi thứ 3 0,25 Người kể giấu mình gọi tên nhân vật bằng chính tên gọi của họ 0,25
  20. 3 Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc 0,5 - Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của 0,5 Trường Sơn oai linh hùng vĩ. - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở 0,5 nhà. Đặt câu văn đúng yêu cầu. 0,5 4 Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác qua 1 đó làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên, hùng vĩ. 5 - Không chặt phá rừng, không bắt và giết các loại thú quý hiếm. 1 Không có những hành động hủy hoại môi trường như hút cát ở các sông, suối - Luôn có ý thức giữ gìn bảo vệ tài nguyên rừng. - Trồng và chăm sóc rừng như một tài nguyên quý II. Các tiêu chí về nội dung bài viết: 4,0 điểm Mở bài - Giới thiệu chung về người bạn mà em yêu quý ( Người đó là ai? 0,5 có đặc điểm gì nổi bật khiến em yêu quí ? Có quan hệ với em như thế nào?) Thân - Miêu tả những nét nổi bật về ngoại hình. bài + Hình dáng 0,5 + Cách ăn mặc 0,25 + Giọng nói 0,25 - Miêu tả những nét nổi bật về tính tình thông qua: + Thói quen, sở thích. 0,5 + Việc làm hằng ngày. 0,5 + Cách ứng xử của bạn với bạn bè, mọi người. 0,5 + Tình cảm mà bạn ấy dành cho em. 0,5 Kết bài - Cảm nghĩ của em đối với bạn. 0,5 III. Các tiêu chí khác cho nội dung phần II viết bài văn: 1,0 điểm Hình thức Trình bày sạch, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, ít mắc các lỗi 0,25 chính tả, dùng từ, đặt câu , diễn đạt. Sáng tạo Sử dụng ngôn ngữ miêu tả chọn lọc, có sử dụng kết hợp biện pháp 0,5 tu từ đã học để miêu tả. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, bài viết lôi cuốn, hấp dẫn, cảm xúc. Lập luận Bài làm cần tập trung làm nổi bật ngôi trường nơi em dáng theo 0,25 học. Miêu tả ngôi trường theo một trình tự hợp lý, logic giữa các phần, có sự liên kết. PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH
  21. TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH ĐỀ THI HỌC KỲ II - NH: 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) I/ MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1.1.Kiến thức: Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, các nội dung cơ bản của 3 phần Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn môn Ngữ văn 6 ở HKII. 1.2.Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung, cách thức kiểm tra viết, rèn luyện kĩ năng tổng hợp, thực hành. 1.3.Thái độ: Nâng cao ý thức tự giác, nghiêm túc trong học tập, trong quá trình làm bài kiểm tra; bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, gia đình và cuộc sống. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Hình thức kiểm tra: Tự luận - Cách thức kiểm tra: Học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút. III/ THIẾT LẬP MA TRẬN: Vận dụng Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao 1.Đọc hiểu -Nhớ tên tác -Hiểu ý nghĩa văn bản. giả, tác phẩm của đoạn của văn bản đã trích trong học. văn bản. -Nhận biết được nội dung đoạn trích, kiểu câu, xác định biện pháp tu từ, thành phần chính của một số câu trong đoạn trích. Số câu 3 1 4 Số điểm 3 1 4 Tỉ lệ 30% 10% 40% 2.Tạo lập văn - Hiểu và xác - Vận dụng kiến - Biết lồng bản. định được thức đã học tạo ghép các yếu kiểu văn bản lập văn bản tố tưởng miêu tả. miêu tả, có bố tượng, so . cục ba phần rõ sánh, nhận ràng xét vào trong - Nội dung đúng bài văn miêu yêu cầu của đề, tả, có sự không sai lỗi sáng tạo. chính tả, ngữ pháp, lỗi dùng từ, đặt câu. Số câu 1 Số điểm 2 3 1 6 Tỉ lệ % 20% 30 % 10 % 60 %
  22. Số câu 5 Tổng số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ % 30 % 30 % 30 % 10 % 100 % PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH ĐỀ THI HỌC KỲ II - NH: 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ 1 I/ ĐỌC - HIỂU: (4 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1,0 điểm) Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì? (1,0 điểm) Câu 3: Đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ gì? (1,0 điểm) Câu 4: Xác định thành phần chính của câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín.’’ (1.0 điểm) II/ TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) Miêu tả hình ảnh người thân chăm sóc khi em ốm. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II - NH: 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 6
  23. I/ ĐỌC - HIỂU: (4 điểm) Câu 1: (1.0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1 điểm) + Đoạn văn được trích trong văn bản “Cây tre Việt Nam”. (0.5 điểm) + Tác giả:Thép Mới. (0.5 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.5 điểm) + Chỉ đạt một trong hai ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: (1.0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.0 điểm) + Đoạn văn đã ca ngợi cây tre là người bạn thân của người Việt Nam trong chiến đấu chống quân thù. - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (1.0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.0 điểm) + Phép tu từ nhân hóa.( Phạm vi kiến thức lớp6 HKII) - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 4: (1.0 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.0 điểm) + Chủ ngữ: Tre; Vị ngữ: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín - Mức không đạt: (0 điểm) + Trả lời sai hoặc không trả lời. II/TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) * TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: 1.Mở bài: (0.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) + Nêu lí do em bị ốm, dấu hiệu biết mình bị ốm và ai là người chăm sóc em - Mức chưa đạt tối đa: (0.25 điểm) Biết cách giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay, còn mắc lỗi dùng từ, diễn đạt, đặt câu. - Mức không đạt: (0 điểm) Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai kiến thức hoặc không có mở bài. 2.Thân bài: (4.0 điểm) a. Miêu tả thái độ, cử chỉ, nét mặt, hành động khi biết em bệnh: (1.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.5 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.75 điểm) Thiếu một trong hai ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập đến các ý này. b. Miêu tả dáng vẻ tiều tụy, phờ phạc của người thân sau một đêm thức trắng để chăm sóc em. (1.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.5 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.5 điểm - 1.0 điểm) Chỉ đạt 1/2 hoặc 2/3 ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức cơ bản hoặc không đề cập đến các ý này. c. Miêu tả trạng thái của bản thân khi hết bệnh và những cử chỉ thể hiện lòng yêu thương, lòng biết ơn người đã chăm sóc mình(1.0 điểm)
  24. - Mức đạt tối đa: (1.0 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.5 điểm) Chỉ đạt một trong hai ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức hoặc không đề cập đến các ý này. 3. Kết bài: (0.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) + Khẳng định vai trò quan trọng của người thân trong cuộc sống của em. + Nêu suy nghĩ, bộc lộ tình cảm, niềm mong ước của em đối với người thân - Mức chưa đạt tối đa: (0.25 điểm) + Thiếu một trong hai ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) + Sai kiến thức hoặc không có kết bài. * CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1.0 điểm) 1.Hình thức: (0.5 điểm) -Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) + Bài viết có đủ kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. -Mức không đạt: (0 điểm) + Không có các ý trên. 2.Sáng tạo: (0.5 điểm) -Mức tối đa: (0.5 điểm) + Biết lồng ghép các yếu tố tưởng tượng, so sánh, nhận xét vào trong bài văn miêu tả, có kết hợp yếu tố biểu cảm + Có sự tìm tòi trong diễn đạt, từ ngữ chọn lọc. -Mức không đạt: (0 điểm) + Không có các ý trên. HẾT Duyệt của BGH TTCM Giáo viên Phan Đức Cường Trần Thị Loát Ngô Thị Ca PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
  25. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, các nội dung cơ bản của ba phân môn (Văn,Tiếng việt, Tập làm văn) đã học ở học kì II môn Ngữ Văn 6. 2. Kĩ năng: - Vận dụng linh hoạt tích hợp các kiến thức kĩ năng của cả ba phần: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn một cách toàn diện theo nội dung và cách kiểm tra đánh giá mới. - Viết, rèn luyện kĩ năng, tổng hợp thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc trong bài làm. II. Hình thức đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 90 phút. III. Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng thấp cao cộng Chủ đề 1. Đọc- hiểu: - Nhớ tên tác Hiểu được các - Truyện hiện giả, thể loại, phép tu từ và đại Việt Nam. phương thức nội dung đoạn - Các phép tu biểu đạt. trích qua từ từ. - Nhận biết các ngữ miêu tả. phép tu từ. Số câu: 2 2 4 Số điểm: 2 2 4 Tỉ lệ: 20% 20% 40% 2. Tạo lập - Hiểu được - Viết được Viết bài văn văn bản: tình huống văn tả cảnh có tưởng Văn tả cảnh. viết văn miêu sân trường tượng sáng tả. trong giờ ra tạo, cảm xúc chơi. Quan dồi dào. sát kĩ cảnh sân trường và hoạt động của học sinh. Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 3 1 6 Tỉ lệ: 10% 10% 30% 10% 60% Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ: 30% 30% 30% 10% 100% Duyệt của BGH TTCM Giáo viên
  26. Phan Đức Cường Trần Thị Loát Ngô Thị Ca PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015- 2016 Môn: Ngữ Văn 6 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
  27. ĐỀ 2 I. ĐỌC - HIỂU: ( 4 điểm ) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi. ˝Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.˝ (Trích Ngữ văn 6 - Tập hai) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?. 2. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt nào? 3. Chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn trích trên? Ghi lại những từ ngữ thể hiện phép tu từ đó? 4. Em hãy cho biết nội dung của đoạn văn trên ? II. TẬP LÀM VĂN: ( 6 điểm ) Tả lại cảnh một thầy (cô) giáo đang giảng bài. Duyệt của BGH TTCM Giáo viên Phan Đức Cường Trần Thị Loát Ngô Thị Ca PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯỜNG THCS THÁI BÌNH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KÌ II
  28. NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Ngữ Văn 6 I/ ĐỌC - HIỂU: (4 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Mức đạt tối đa: (1 điểm) + Đoạn văn trên được trích từ văn bản: Sông nước Cà Mau (0.5 điểm) + Tác giả: Đoàn Giỏi. (0.5 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.5 điểm) Đạt một trong hai ý trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 2: (0.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả. - Mức không đạt: (0 điểm) Trả lời sai hoặc không trả lời. Câu 3: (1.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (1.5 điểm) + Sử dụng phép tu từ so sánh. + Các câu sử dụng so sánh: nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. - Mức chưa đạt tối đa: (0.75 điểm) Chỉ đạt 1/2 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên. Câu 4: (1 điểm) - Mức đạt tối đa: (1 điểm) + Đoạn trích miêu tả về dòng sông Năm Căn và các cảnh vật trên dòng sông Năm Căn. (1 điểm) - Mức chưa đạt tối đa: (0.25 điểm - 0.75 điểm) Chỉ đạt 1/4 hoặc 3/4 yêu cầu trên. - Mức không đạt: (0 điểm) Sai kiến thức hoặc không đề cập đến các ý trên. II/ TẬP LÀM VĂN: (6 điểm) * TIÊU CHÍ VỀ NỘI DUNG PHẦN BÀI VIẾT: (5 điểm) 1.Mở bài: (0.5 điểm) - Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) HS giới thiệu được đối tượng cần tả - Mức chưa đạt tối đa: (0.25 điểm) HS biết cách dẫn dắt, giới thiệu khái quát phù hợp nhưng chưa hay còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ. - Mức không đạt: (0 điểm) Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai kiến thức hoặc không có mở bài. 2.Thân bài: (4 điểm) 2.1 HS tả ngoại hình của gv.(1đ)
  29. - Mức tối đa: (1đ) HS viết đúng yêu cầu của bài văn. - Mức chưa tối đa: (0.5đ) Thực hiện được 1/2 những yêu cầu trên. - Không đạt: (0 đ) Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không đề cập đến ý này. 2.2 Tả chi tiết cụ thể của giáo viên khi đang giảng bài( nhiệt tình chỉ bảo, , ) (1.5đ) - Mức tối đa: (1,5đ) HS tả rõ cụ thể từng hoạt động vui chơi của học sinh. - Mức chưa tối đa: (0.75đ) HS thực hiện được 2/3 những yêu cầu trên. - Không đạt: (0 đ) Lạc đề/sai cơ bản về văn miêu tả. 2.3 Quan sát tưởng tượng, liên tưởng, so sánh ví von để làm nổi bật đối tượng được tả. (1.5đ) - Mức tối đa:(1.5đ) HS biết:Quan sát tưởng tượng, liên tưởng, so sánh ví von để làm nổi bật các hoạt động của học sinh trong giờ ra chơi. - Mức chưa tối đa: (0.75đ) HS thực hiện được 2/3 những yêu cầu trên. - Không đạt: (0 đ) Lạc đề/sai cơ bản về các kiến thức đưa ra/ hoặc không đề cập đến ý này. 3. Kết bài: (0.5đ) - Nêu cảm nghĩ của em về thầy cô đó. - Mức tối đa: (0.5đ) HS biết phát biểu cảm nghĩ của mình về công lao của thầy cô. - Mức chưa tối đa: (0.25đ) Thực hiện được 2/3 những yêu cầu trên. - Không đạt: (0 đ)Thực hiện dưới 1/3 yêu cầu; hoặc HS không làm bài. * CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1 điểm) 1.Hình thức: (0.5 điểm) -Mức đạt tối đa: (0.5 điểm) + Bài viết có đủ kết cấu 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. + Các ý sắp xếp hợp lí, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp. -Mức không đạt: (0 điểm) 2.Sáng tạo: (0.5 điểm) -Mức tối đa: (0.5 điểm) + Thể hiện sự tưởng tượng sáng tạo của bản thân trước khi tả. + Có sự tìm tòi trong diễn đạt, từ ngữ chọn lọc. -Mức không đạt: (0 điểm) Không có các ý trên. HẾT PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH TRƯỜNG THCS PHAN BỘI CHÂU MA TRẬN ĐỀ THI KSCL GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn 6 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Đánh giá được mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng, các nội dung cơ bản của ba phân môn (Văn,Tiếng việt, Tập làm văn) đã học giữa học kì II môn Ngữ Văn 6 2. Kĩ năng:
  30. - Vận dụng linh hoạt tích hợp các kiến thức kĩ năng của cả ba phần: Văn, Tiếng việt, Tập làm văn một cách toàn diện theo nội dung và cách kiểm tra đánh giá mới. - Viết, rèn luyện kĩ năng, tổng hợp thực hành. 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh ý thức tự giác, nghiêm túc trong bài làm. II. Hình thức đề kiểm tra: - Hình thức: Tự luận. - Cách tổ chức kiểm tra: Cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong vòng 60 phút. III. Ma trận: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng Tổng thấp cao cộng Chủ đề Văn bản: - Nhớ tên tác - Hiểu được Truyện hiện giả, tác phẩm. nội dung đoạn đại Việt Nam. - Phương thức trích qua từ biểu đạt. ngữ miêu tả. Số câu: 2 1 3 Số điểm: 2 1 3 Tỉ lệ: 20% 10% 30% Tiếng Việt: - Xác định Phép tu từ. được từ loại so sánh. Số câu: 1 1 Số điểm: 1 1 Tỉ lệ: 10% 10% Tập làm văn: - Giới thiệu - Hiểu được - Cảm nhận - Viết bài văn Văn miêu tả. được đối tình huống viết được tình miêu tả người tượng định tả. văn miêu tả. cảm của thân. - Nhận biết người thân được tình cảm - Tình cảm của người của em đối thân. với người thân. Số câu: Số điểm: 1 1 3 1 6 Tỉ lệ: 10% 10% 30% 10% 60% Tổng số câu 2 2 4 Tổng số điểm 3 3 3 1 10 Tỉ lệ: 30% 30% 30% 10% 100% Duyệt của BGH TTCM Giáo viên Phan Đức Cường Trần Thị Loát Ngô Thị Ca
  31. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014- TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN 2015 Môn: NGỮ VĂN 6 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) I. Trắc nghiệm; (3,0điểm) Chọn đáp án đúng nhất A,B,C hoặc D Câu 1. Nhà văn nào có sở trường về thể tùy bút và kí, có phong cách nghệ thuật độc đáo,tài hoa,sự hiểu biết uyên thâm nhiều mặt, là nhà nghệ sĩ của ngôn từ? A.Nguyễn Tuân B.Tô Hoài C.Đoàn Giỏi D. Võ Quảng Câu 2. Văn bản “Cây tre Việt Nam” thuộc thể loại gì? A. Kí B.Hồi kí C. Truyện ngắn D. Truyện thơ Câu 3. Câu “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.” thuộc loại câu đơn nào? A. Đánh giá B. Định nghĩa C. Miêu tả D. Tồn tại Câu 4. Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ? A. Áo chàm đưa buổi phân li B. Người Cha mái tóc bạc C. Ngày Huế đổ máu D. Mồ hôi mà đổ xuống đồng Câu 5. Mục đích của văn bản miêu tả là gì? A.Tái hiện sự vật, hiện tượng, con người B. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc C. Trình bày diễn biến sự việc D. Nêu nhận xét, đánh giá Câu 6. Những nội dung nào bắt buộc phải có trong đơn? A. Quốc hiệu,tiêu ngữ, tên đơn,lý do gửi B.Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng viết C. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi D. Đơn gửi ai? Ai gửi đơn? Gửi đơn đề đạt nguyện vọng gì? II. Tự luận (7điểm) Câu1:(2,0 điểm) Chép chính xác hai khổ thơ em nhớ nhất trong bài “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ. Nêu suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ bằng một đoạn văn ngắn. Câu2:(5,0 điểm) Dựa vào văn bản bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy đóng vai anh đội viên để kể và tả lại cảnh một đêm không ngủ của Bác trên đường ra mặt trận. Hết Xác nhận của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề Bùi Thị Hưng
  32. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II MÔN TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN NGỮ VĂN 6 Năm học 2014– 2015 I. Trắc nghiệm(3,0điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,5đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A A D B A D II. Tự luận(7,0điểm) Câu 1: (2,0điểm) - Chép chính xác hai khổ thơ em nhớ nhất trong bài: “Đêm nay Bác không ngủ”của Minh Huệ - Trình bày suy nghĩ về hình ảnh Bác Hồ được thể hiện trong bài thơ bằng một đoạn văn ngắn - Học sinh có thể trình bày nhiều suy nghĩ khác nhau nhưng cần nêu được 4 ý chính sau: + Nêu khái quát hoàn cảnh ra đời của bài thơ + Suy nghĩ chung về vẻ đẹp bình dị, gần gũi mà thiêng liêng của hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ + Suy nghĩ về sự chăm sóc ân cần, tình yêu thương mênh mông của Bác với các anh bộ đội, dân công và với nhân dân nói chung. + Tình cảm yêu quý,kính trọng, biết ơn Bác Hồ của người chiến sĩ Câu 2: 5,0điểm I. Yêu cầu: - Dựa vào bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ đóng vai anh đội viên để kể và tả lại cảnh một đêm không ngủ của Bác trên đường ra mặt trận. - Bám sát các tình tiết của văn bản để kể lại kết hợp giữa kể và tả (ngôn ngữ tự sự và ngôn ngữ miêu tả) - Biết viết bố cục một bài văn đủ ba phần + Mở bài: Anh đội viên tự giới thiệu về mình, người có vinh dự được chứng kiến một đêm không ngủ của Bác Hồ và tả lại như những hồi ức, kỉ niệm. + Thân bài: Kể theo trật tự thời gian (hai lần thức dậy của người đội viên) có thể kết hợp tả lại khung cảnh mái lều tranh giữa rừng Việt Bắc, cảnh Bác Hồ bên bếp lửa, cảnh Bác chăm sóc giấc ngủ cho các anh chiến sĩ + Kết bài: Cảm xúc của anh đội viên trước tấm lòng yêu thương mênh mông và đức hi sinh quên mình của Bác. II. Biểu điểm: Điểm 4-5 - Ghi nhớ văn bản, kể đủ các tình tiết, biết cách kết hợp giữa kể và tả, ngôn ngữ sáng tạo. - Bố cục rõ ràng mạch lạc. - Có thể vẫn còn một số lỗi nhỏ về diễn đạt: đặt câu, dùng từ, chính tả Điểm 2,5-3,5 - Ghi nhớ văn bản, kể đủ các tình tiết nhưng chưa có sự sang tạo trong ngôn ngữ kể, tả được một số cảnh, một vài chi tiết còn sơ lược, diễn xuôi ý thơ. - Bố cục rõ - Mắc từ 5 – 10 lỗi diễn đạt Điểm 2 - Nhớ tương đối chính xác văn bản, chọn ngôi kể đúng nhưng kể chưa đủ tình tiết, nhiều đoạn mới dừng ở việc diễn xuôi ý thơ. - Bố cục không rõ - Còn mắc nhiều lỗi diễn đạt
  33. Điểm 1-1,5 - Không nhớ văn bản, ngôi kể không đúng, thiếu tình tiết, không biết miêu tả - Bài quá sơ lược - Bố cục rối, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt Điểm 0 Bỏ giấy trắng hoặc chỉ viết được một vài dòng không liên quan gì đến câu hỏi. PHÒNG GD&ĐT HƯNGHÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂN NĂM HỌC 2014-2015 TIẾN MÔN: NGỮ VĂN 6 Vận dụng Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Thấp Cao Tổng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Lĩnh vực nội dung C1 1 Tác giả 0,5 đ =5% Văn 1 học Thể loại C2 o,5 đ =5% Các loại 1 câu C3 0,5đ =5% c4 1 Tiếng Biện pháp 0,5 đ việt tu từ =5% Mục đích 1 của văn C5 0,5đ miêu tả =5% 1 Tập Đơn C6 0,5đ =5% làm Viết câu, 1 văn viết đoạn C1 2đ =20% Viết bài 1 văn tự sự 5đ kết hợp C2 =50% với miêu tả Tổng số câu:8 1 5 1 1 8 Tổng số điểm:10 0,5 2,5 2 5 10 Tỉ lệ % 5% 25% 20% 50% 100%
  34. Xác nhận của tổ chuyên môn Giáo viên ra đề: Bùi Thị Hưng PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ Đề kiểm tra cuối năm -Môn Ngữ văn 6- TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Năm học 2017-2018 NĂM HỌC 2017 - 2018 MÔN Ngữ Văn – Khối lớp 6 (Đề thi có 01 trang) Thời gian làm bài : 90 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh : Lớp: Mã đẠ 775 Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cán chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.” (Ngữ văn 6, tập hai - trang 38) Câu 1. (0,5 điểm) # Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. (1 điểm) #2 Em hãy ghi lại những câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có phép so sánh. Câu 3. (0,5 điểm) #2 Xác định phương thức biểu đạt chinh trong đoạn văn. Câu 4. (1,0 điểm) #2 Nêu nội dung đoạn văn. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 5. (2,0 điểm) #3 Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”. Từ đó em rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng và sự thành công của người khác? (Viết một đoạn văn từ 3-5 câu). Câu 6. (5,0 điểm) #4 Lượm của Tố Hữu là một bài thơ hay viết về thiếu nhi Việt Nam anh hùng. Em hãy viết bài văn miêu tả chú bé liên lạc Lượm. (Ngữ văn 6, tập hai - trang 38)
  35. HẾT Mức độ kiến thức Nội dung kiến thức Tổng Nhận Biết Thông Hiểu Vận Dụng Vận Dụng Cao Kiểm tra học cuối năm môn Ngữ văn 6 Số câu: 1 3 1 1 6 Số điểm: 0.5 đ 2,5đ 2đ 5đ 10đ Tỷ lệ phầm trăm: 5,0% 25,0% 20,0% 50,0% 100,0% Tổng số câu: 1 3 1 1 6 Tổng số điểm: 0,5 2,5 2đ 5đ 10đ Tỷ lệ phầm trăm: 5.0 25,0% 20,0% 50,0% 100,0% PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐÁP ÁN TRƯỜNG TH&THCS TÂN TIẾN MÔN Ngữ Văn – Khối lớp 6 Thời gian làm bài : 90 phút (Không kể thời gian phát đề) Phần đáp án câu tự luận: Tổng câu tự luận: 6. Mã đề 775 Câu 1 (0,5 điểm) # Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Gợi ý làm bài: - Đoạn văn được trích từ văn bản: “Vượt thác”. - Tác giả: Võ Quảng. Câu 2 (1,0 điểm) #2 Em hãy ghi lại những câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh? Đặt một câu có phép so sánh. Gợi ý làm bài: Các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh: - Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, - Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. - Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà - Đặt câu văn đúng yêu cầu. Câu 3 (0,5 điểm) #2 Xác định phương thức biểu đạt chinh trong đoạn văn. Gợi ý làm bài: TL: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: Miêu tả. Câu 4 (1,0 điểm) #2 Nêu nội dung đoạn văn. Gợi ý làm bài: TL: Nội dung của đoạn văn: Hình ảnh quả cảm, căng thẳng, quyết tâm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Qua đó đoạn văn làm nổi bật vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Câu 5 (2,0 điểm) #3
  36. Ý nghĩa của truyện “Bức tranh của em gái tôi”. Từ đó em rút ra bài học gì về thái độ ứng xử trước tài năng và sự thành công của người khác? (Viết một đoạn văn từ 3-5 câu). Gợi ý làm bài: TL: - Ý nghĩa của văn bản Bức tranh của em gái tôi: (1,0 điểm) Truyện Bức tranh của em gái tôi nêu lên bài học: Qua câu chuyện về người anh và cô em gái có tài năng hội họa, truyện Bức tranh của em gái tôi cho thấy: Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. - Viết đoạn văn rút ra bài học về thái độ ứng xử trước tài năng và sự thành công của người khác. (1,0 điểm) - Yêu cầu hình thức: Khoảng 3-5 câu, giữa các câu có sự liên kết chặt chẽ. - Yêu cầu nội dung: Nêu được những ý chinh sau: + Không nên ghen tị trước tài năng hay thành công của người khác mà phải biết cố gắng vươn lên. + Trước sự thành công hay tài năng của người khác, mỗi người cần vượt qua lòng mặc cảm, tự ti để có được sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành. Câu 6 (5,0 điểm) #4 Lượm của Tố Hữu là một bài thơ hay viết về thiếu nhi Việt Nam anh hùng. Em hãy viết bài văn miêu tả chú bé liên lạc Lượm. Gợi ý làm bài: TL: A. Về kĩ năng: (1,0 điểm) - Viết đúng kiểu bài miêu tả. Trình tự tả hợp lí, liên kết chặt chẽ, biết vận dụng các phép tu từ vào văn miêu tả. - Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. - Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, chữ viết đẹp, đúng, chuẩn chính tả. B. Về nội dung: (4,0 điểm) HS có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, song cần tập trung vào các ý chính dưới đây: a. Mở bài: (0,5 điểm) - Giới thiệu đối tượng miêu tả: Lượm là một chú bé xung phong vào làm liên lạc trong thời kì Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. - Cảm xúc chung của em về nhân vật Lượm - thiếu nhi Việt Nam anh hùng. b. Thân bài: (3,0 điểm) Tả chi tiết về Lượm - Ngoại hình: Hình dáng, trang phục, nét mặt - Lời nói: Toát lên sự hồn nhiên, vui vẻ, đáng yêu, thích thú với công việc liên lạc - Cử chỉ: Nhanh nhẹn, hoạt bát. - Hành động: Bất chấp hiểm nguy, dũng cảm hy sinh. c. Kết bài: (0,5điểm) - Thể hiện tình cảm của em với Lượm: Yêu mến, khâm phục, tự hào Lượm sống mãi trong lòng em và sống mãi với quê hương đất nước. - Liên hệ: Noi gương Lượm, phấn đấu học tập tốt góp phần xây dựng Tổ quốc xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của Lượm * Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng chung, giáo viên cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá điểm cho hợp lý. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN Năm học: 2016 -2017 Môn: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút- không kể giao đề). MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ đề cao
  37. Chủ đề 1 Nhận biết về Hiểu nội Văn học tác phẩm, tác dung văn Văn bản: Cây giả, phương bản tre Việt Nam. thức biểu đạt. Số câu Số câu: 2 Số câu: 1 Số câu: 3 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm:1,0 2,0 điểm Tỉ lệ % =20 % Chủ đề 2 Xác định biện pháp tu từ, Tiếng Việt thành phần - Phép tu từ, chính của một thành phần số câu trong chính của câu, đoạn trích, từ tính từ. loại tính từ. Số câu Số câu:3 Số câu: 3 Số điểm:2,0 Số điểm 2,0 điểm Tỉ lệ % =20 % Chủ đề 3 Viết bài miêu tả Bài văn sử có bố cục ba dụng các Làm văn phần rõ ràng, biện pháp tu Viết bài văn đúng yêu cầu từ so sánh, miêu tả. của đề. nhân hóa, liên tưởng, . tưởng tượng Số câu Số câu: 1 Số điểm 6,0 điểm Tỉ lệ % =60% Tổng số câu Số câu: 5 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 7 Tổng số điểm Số điểm: 3,0 Số điểm:1,0 Số điểm:6 Số điểm:10 Tỉ lệ % =30% =10% =60% =100% PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mầm non măng mọc thẳng. Vào đâu tre cũng sống, ở đâu tre cũng xanh tốt. Dáng tre vươn mộc
  38. mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời ” (Sách Ngữ văn 6 – trang 95, 96, tập hai) Câu 1. ( 0,5 điểm) Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. ( 0,5điểm) Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì? Câu 3. (0,5điểm) Tác giả đã sử dụng phép tu từ nào khi viết: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”? Câu 4. ( 1,0 điểm) Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu: “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời ” Câu 5. ( 0,5 điểm) Các từ: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại nào? Câu 6. (1,0 điểm) Nêu ý nghĩa của văn bản Cây tre Việt Nam. Phần II. Tập làm văn (6.0 điểm) Câu 7. Miêu tả một trận mưa rào trên quê hương em. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: . PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ II Năm học 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6 Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm): Câu 1: - Đoạn văn được trích từ văn bản: “Cây tre Việt Nam”. (0,25 đ) - Tác giả văn bản: Thép Mới. (0,25 đ) Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên: miêu tả. (0,5 đ)
  39. Câu 3: Tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hóa khi viết: “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người.” (0,5 đ) Câu 4: * Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ trong các câu: - “Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.” + Chủ ngữ: mái đình mái chùa cổ kính. (0,25 đ) + Vị ngữ: thấp thoáng. (0,25 đ) - “Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời.” + Chủ ngữ: ta. (0,25 đ) + Vị ngữ: gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. (0,25 đ) Câu 5: Các từ: cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, thanh cao, giản dị là những từ thuộc từ loại tính từ. (0,5 đ) Câu 6: * Ý nghĩa của văn bản Cây tre Việt Nam: (1,0 đ) Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. (HS có thể nêu theo ý hiểu, nếu đủ ý vẫn cho điểm tối đa). Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm): Câu 7. (6,0 điểm) A. Yêu cầu 1. Về kĩ năng: 1.1 Viết đúng kiểu bài miêu tả. Vận dụng phương pháp tả cảnh, kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; biết sử dụng các phép tu từ vào văn miêu tả. 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.2 Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, chữ viết đẹp, đúng, chuẩn chính tả. 2. Về nội dung: Bài miêu tả phải tái hiện được những nét đặc trưng nổi bật của một trận mưa rào, dựng lên được bức tranh thiên nhiên sống động, phong phú ở làng quê nơi mình ở theo một trình tự phù hợp. Qua miêu tả cơn mưa, bài viết thể hiện tình yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống. HS có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, song cần tập trung vào các ý chính dưới đây: a. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh trước cơn mưa: - Cơn mưa diễn ra ở đâu? (Ở xóm em; ở trường em; ) - Diễn ra vào thời gian nào? (Sáng sớm; xế trưa; xế chiều; ) - Cơn mưa đến như thế nào? (Rất nhanh; bất chợt; ) b.Thân bài: Tả cơn mưa. - Lúc sắp mưa: Trời oi bức, đứng gió, không khí ngột ngạt. Bầu trời tối sầm, mây đen kéo tới. Gió bỗng thổi mạnh. Sấm, chớp xuất hiện. Cây cối nghiêng ngả. Con người hối hả, con vật cuống quýt chạy mưa - Lúc mưa: Mưa từ nhỏ đến lớn. Mưa trắng xóa. Trời đất mù mịt. Con người, cảnh vật hả hê vui sướng.
  40. - Sau cơn mưa: Bầu trời quang đãng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường c. Kết bài: Cảm nghĩ của em: Cơn mưa đem lại cảm giác dễ chịu, đúng lúc, có ích (Giáo viên chấm khuyến khích những bài văn biết sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng, tránh những bài viết chỉ mang tính liệt kê các sự vật, hiện tượng hoặc sa vào kể lể ) Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng chung, giáo viên cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá điểm cho hợp lý. B. Biểu đểm - Điểm 6: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 5- 4,5: Hiểu đề. Đáp ứng phần lớn các yêu cầu, sai 3-5 lỗi chính tả, diễn đạt. - Điểm 4- 3,5: Đảm bảo được 2/3 yêu cầu; có thể mắc 6-8 lỗi diễn đạt. - Điểm 3- 2,5: Đảm bảo được 1/2 yêu cầu; chưa có sáng tạo; còn mắc khá nhiều lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Hiểu đề lơ mơ, nội dung sơ sài văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết những nội dung không liên quan đến yêu cầu của đề. Phê duyệt của tổ CM GV ra đề: Ngày tháng năm 2017 TT Phạm Thị Lan Bùi Thị Hưng
  41. PHÒNG GIÁO DẠC - ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯẠNG THCS THÁI BÌNH ĐẠ THI HẠC KẠ II - NH: 2015 - 2016 Môn: NgẠ văn 6 ThẠi gian: 90 phút (Không k˝ th˝i gian phát đ˝) I/ MẠC TIÊU KIẠM TRA: 1.1.Ki˝n th˝c: Đánh giá đư˝c m˝c đ˝ đ˝t chu˝n ki˝n th˝c, kĩ năng, các n˝i dung cơ b˝n c˝a 3 ph˝n Văn h˝c, Ti˝ng Vi˝t, T˝p làm văn môn Ng˝ văn 6 ˝ HKII. 1.2.Kĩ năng: V˝n d˝ng nh˝ng ki˝n th˝c, kĩ năng đã h˝c m˝t cách t˝ng h˝p, toàn di˝n theo n˝i dung, cách th˝c ki˝m tra vi˝t, rèn luy˝n kĩ năng t˝ng h˝p, th˝c hành. 1.3.Thái đ˝: Nâng cao ý th˝c t˝ giác, nghiêm túc trong h˝c t˝p, trong quá trình làm bài ki˝m tra; b˝i dư˝ng tình yêu quê hương, đ˝t nư˝c, gia đình và cu˝c s˝ng. II/ HÌNH THẠC KIẠM TRA:
  42. - Hình th˝c ki˝m tra: T˝ lu˝n - Cách th˝c ki˝m tra: H˝c sinh làm bài ki˝m tra t˝ lu˝n trong 90 phút. III/ THIẠT LẠP MA TRẠN: VẠn dẠng Tên chẠ đẠ NhẠn biẠt Thông hiẠu CẠp đẠ thẠp CẠp đẠ CẠng cao 1.Đ˝c hi˝u -Nh˝ tên tác -Hi˝u ý văn b˝n. gi˝, tác ph˝m nghĩa c˝a c˝a văn b˝n đo˝n trích đã h˝c. trong văn -Nh˝n bi˝t b˝n. đư˝c n˝i dung đo˝n trích, ki˝u câu, xác đ˝nh bi˝n pháp tu t˝, thành ph˝n chính c˝a m˝t s˝ câu trong đo˝n trích. SẠ câu 3 1 4 SẠ điẠm 3 1 4 TẠ lẠ 30% 10% 40% 2.T˝o l˝p - Hi˝u và xác - V˝n d˝ng - Bi˝t văn b˝n. đ˝nh đư˝c ki˝n th˝c đã l˝ng ghép ki˝u văn h˝c t˝o l˝p các y˝u t˝ b˝n miêu văn b˝n miêu tư˝ng t˝. t˝, có b˝ c˝c tư˝ng, so . ba ph˝n rõ ràng sánh, nh˝n - N˝i dung đúng xét vào trong yêu c˝u c˝a bài văn miêu đ˝, không sai t˝, có s˝ l˝i chính t˝, sáng t˝o. ng˝ pháp, l˝i dùng t˝, đ˝t câu. SẠ câu 1 SẠ điẠm 2 3 1 6 TẠ lẠ % 20% 30 % 10 % 60 % SẠ câu 5 TẠng sẠ 3 3 3 1 10 điẠm 30 % 30 % 30 % 10 % 100 % TẠ lẠ %
  43. PHÒNG GIÁO DẠC - ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯẠNG THCS THÁI BÌNH ĐẠ THI HẠC KẠ II - NH: 2015 - 2016 Môn: NgẠ văn 6 ThẠi gian: 90 phút (Không kẠ thẠi gian phát đẠ) ĐẠ 1 I/ ĐẠC - HIẠU: (4 điẠm) Đ˝c đo˝n trích sau và tr˝ l˝i câu h˝i. “ G˝y tre, chông tre ch˝ng l˝i s˝t thép c˝a quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đ˝i bác. Tre gi˝ làng, gi˝ nư˝c, gi˝ mái nhà tranh , gi˝ đ˝ng lúa chín. Tre hy sinh đ˝ b˝o v˝ con ngư˝i. Tre, anh hùng lao đ˝ng! Tre, anh hùng chi˝n đ˝u!” Câu 1: Đo˝n văn trên trích trong văn b˝n nào? Tác gi˝ là ai? (1,0 đi˝m) Câu 2: Đo˝n văn th˝ hi˝n n˝i dung gì? (1,0 đi˝m) Câu 3: Đo˝n văn trên tác gi˝ s˝ d˝ng phép tu t˝ gì? (1,0 đi˝m) Câu 4: Xác đ˝nh thành ph˝n chính c˝a câu: “Tre giể làng, giể nưểc, giể mái nhà tranh , giể đểng lúa chín.’’ (1.0 đi˝m) II/ TẠP LÀM VĂN: (6 điẠm) Miêu t˝ hình ˝nh ngư˝i thân chăm sóc khi em ˝m. HẠT
  44. ĐÁP ÁN ĐẠ THI HẠC KẠ II - NH: 2015 - 2016 Môn: NgẠ văn 6 I/ ĐẠC - HIẠU: (4 đi˝m) Câu 1: (1.0 đi˝m) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1 đi˝m) + Đo˝n văn đư˝c trích trong văn b˝n “Cây tre Vi˝t Nam”. (0.5 đi˝m) + Tác gi˝:Thép M˝i. (0.5 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Ch˝ đ˝t m˝t trong hai ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. Câu 2: (1.0 đi˝m) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.0 đi˝m) + Đo˝n văn đã ca ng˝i cây tre là ngư˝i b˝n thân c˝a ngư˝i Vi˝t Nam trong chi˝n đ˝u ch˝ng quân thù. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. Câu 3: (1.0 đi˝m) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.0 đi˝m) + Phép tu t˝ nhân hóa.( Ph˝m vi ki˝n th˝c l˝p6 HKII) - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. Câu 4: (1.0 đi˝m) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.0 đi˝m) + Ch˝ ng˝: Tre; V˝ ng˝: gi˝ làng, gi˝ nư˝c, gi˝ mái nhà tranh , gi˝ đ˝ng lúa chín - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. II/TẠP LÀM VĂN: (6 đi˝m) * TIÊU CHÍ VẠ NẠI DUNG PHẠN BÀI VIẠT: 1.MẠ bài: (0.5 đi˝m) - M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Nêu lí do em b˝ ˝m, d˝u hi˝u bi˝t mình b˝ ˝m và ai là ngư˝i chăm sóc em - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.25 đi˝m) Bi˝t cách gi˝i thi˝u v˝n đ˝ nhưng chưa hay, còn m˝c l˝i dùng t˝, di˝n đ˝t, đ˝t câu. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) L˝c đ˝, m˝ bài không đ˝t yêu c˝u, sai ki˝n th˝c ho˝c không có m˝ bài. 2.Thân bài: (4.0 điẠm) a. Miêu tẠ thái đẠ, cẠ chẠ, nét mẠt, hành đẠng khi biẠt em bẠnh: (1.5 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.5 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.75 đi˝m)
  45. Thi˝u m˝t trong hai ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Sai ki˝n th˝c cơ b˝n ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n các ý này. b. Miêu tẠ dáng vẠ tiẠu tẠy, phẠ phẠc cẠa ngưẠi thân sau mẠt đêm thẠc trẠng đẠ chăm sóc em. (1.5 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.5 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m - 1.0 đi˝m) Ch˝ đ˝t 1/2 ho˝c 2/3 ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Sai ki˝n th˝c cơ b˝n ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n các ý này. c. Miêu tẠ trẠng thái cẠa bẠn thân khi hẠt bẠnh và nhẠng cẠ chẠ thẠ hiẠn lòng yêu thương, lòng biẠt ơn ngưẠi đã chăm sóc mình(1.0 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.0 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) Ch˝ đ˝t m˝t trong hai ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Sai ki˝n th˝c ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n các ý này. 3. KẠt bài: (0.5 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) + KhẠng đẠnh vai trò quan trẠng cẠa ngưẠi thân trong cuẠc sẠng cẠa em. + Nêu suy nghĩ, bẠc lẠ tình cẠm, niẠm mong ưẠc cẠa em đẠi vẠi ngưẠi thân - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.25 đi˝m) + Thi˝u m˝t trong hai ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Sai ki˝n th˝c ho˝c không có k˝t bài. * CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1.0 điẠm) 1.Hình thẠc: (0.5 đi˝m) -M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Bài vi˝t có đ˝ k˝t c˝u 3 ph˝n: M˝ bài, thân bài, k˝t bài. + Các ý s˝p x˝p h˝p lí, di˝n đ˝t m˝ch l˝c, ch˝ vi˝t rõ ràng, trình bày s˝ch đ˝p. -M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Không có các ý trên. 2.Sáng tẠo: (0.5 đi˝m) -M˝c t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Bi˝t l˝ng ghép các y˝u t˝ tư˝ng tư˝ng, so sánh, nh˝n xét vào trong bài văn miêu t˝, có k˝t h˝p y˝u t˝ bi˝u c˝m + Có s˝ tìm tòi trong di˝n đ˝t, t˝ ng˝ ch˝n l˝c. -M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) + Không có các ý trên. H˝T DuyẠt cẠa BGH TTCM Giáo viên
  46. Phan Đ˝c Cư˝ng Tr˝n Th˝ Loát Ngô Th˝ Ca PHÒNG GIÁO DẠC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯẠNG THCS THÁI BÌNH MA TRẠN ĐẠ THI HẠC KÌ II NĂM HẠC: 2015 - 2016 Môn: NgẠ văn 6 ThẠi gian: 90 phút (Không k˝ th˝i gian phát đ˝) I. MẠc tiêu: 1. KiẠn thẠc: - Đánh giá đư˝c m˝c đ˝ đ˝t chu˝n ki˝n th˝c, kĩ năng, các n˝i dung cơ b˝n c˝a ba phân môn (Văn,Ti˝ng vi˝t, T˝p làm văn) đã h˝c ˝ h˝c kì II môn Ng˝ Văn 6. 2. Kĩ năng: - V˝n d˝ng linh ho˝t tích h˝p các ki˝n th˝c kĩ năng c˝a c˝ ba ph˝n: Văn, Ti˝ng vi˝t, T˝p làm văn m˝t cách toàn di˝n theo n˝i dung và cách ki˝m tra đánh giá m˝i. - Vi˝t, rèn luy˝n kĩ năng, t˝ng h˝p th˝c hành. 3. Thái đẠ: - Giáo d˝c h˝c sinh ý th˝c t˝ giác, nghiêm túc trong bài làm. II. Hình thẠc đẠ kiẠm tra: - Hình th˝c: T˝ lu˝n. - Cách t˝ ch˝c ki˝m tra: Cho h˝c sinh làm bài ki˝m tra t˝ lu˝n trong vòng 90 phút. III. Ma trẠn: MẠc đẠ NhẠn biẠt Thông hiẠu VẠn dẠng VẠn dẠng TẠng thẠp cao cẠng ChẠ đẠ 1. ĐẠc- hiẠu: - Nh˝ tên tác Hi˝u đư˝c gi˝, th˝ các phép tu t˝
  47. - Truy˝n lo˝i, phương và n˝i dung hi˝n đ˝i th˝c bi˝u đo˝n trích Vi˝t Nam. đ˝t. qua t˝ ng˝ - Các phép tu - Nh˝n bi˝t miêu t˝. t˝. các phép tu t˝. S˝ câu: 2 2 4 S˝ đi˝m: 2 2 4 T˝ l˝: 20% 20% 40% 2. TẠo lẠp - Hi˝u đư˝c - Vi˝t Viết bài văn văn bẠn: tình hu˝ng đư˝c văn có tưởng tượng sáng Văn t˝ vi˝t văn miêu t˝ c˝nh sân tạo, cảm xúc c˝nh. t˝. trư˝ng dồi dào. trong gi˝ ra chơi. Quan sát kĩ c˝nh sân trư˝ng và ho˝t đ˝ng c˝a h˝c sinh. S˝ câu: 1 1 S˝ đi˝m: 1 1 3 1 6 T˝ l˝: 10% 10% 30% 10% 60% TẠng sẠ câu 2 2 1 5 TẠng sẠ 3 3 3 1 10 điẠm 30% 30% 30% 10% 100% TẠ lẠ: DuyẠt cẠa BGH TTCM Giáo viên Phan Đ˝c Cư˝ng Tr˝n Th˝ Loát Ngô Th˝ Ca
  48. PHÒNG GIÁO DẠC VÀ ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯẠNG THCS THÁI BÌNH ĐẠ THI HẠC KÌ II NĂM HẠC: 2015- 2016 Môn: Ng˝ Văn 6 Th˝i gian: 90 phút (không k˝ th˝i gian phát đ˝) ĐẠ 2
  49. I. ĐẠC - HIẠU: ( 4 điẠm ) ĐẠc kĩ đoẠn trích sau và trẠ lẠi các câu hẠi. ˝Dòng sông Năm Căn mênh mông, nư˝c ˝m ˝m đ˝ ra bi˝n ngày đêm như thác, cá nư˝c bơi hàng đàn đen trũi nhô lên h˝p xu˝ng như ngư˝i bơi ˝ch gi˝a nh˝ng đ˝u sóng tr˝ng. Thuy˝n xuôi gi˝a dòng con sông r˝ng hơn ngàn thư˝c, trông hai bên b˝, r˝ng đư˝c d˝ng lên cao ng˝t như hai dãy trư˝ng thành vô t˝n.˝ (Trích Ng˝ văn 6 - T˝p hai) 1. Đo˝n văn trên đư˝c trích t˝ văn b˝n nào? Tác gi˝ là ai?. 2. Đo˝n văn trên vi˝t theo phương th˝c bi˝u đ˝t nào? 3. Ch˝ ra bi˝n pháp tu t˝ s˝ d˝ng trong đo˝n trích trên? Ghi l˝i nh˝ng t˝ ng˝ th˝ hi˝n phép tu t˝ đó? 4. Em hãy cho bi˝t n˝i dung c˝a đo˝n văn trên ? II. TẠP LÀM VĂN: ( 6 điẠm ) T˝ l˝i c˝nh m˝t th˝y (cô) giáo đang gi˝ng bài. DuyẠt cẠa BGH TTCM Giáo viên Phan Đ˝c Cư˝ng Tr˝n Th˝ Loát Ngô Th˝ Ca
  50. PHÒNG GIÁO DẠC & ĐÀO TẠO CHÂU THÀNH TRƯẠNG THCS THÁI BÌNH ĐÁP ÁN ĐẠ THI HẠC KÌ II NĂM HẠC: 2015 - 2016 Môn: Ng˝ Văn 6 I/ ĐẠC - HIẠU: (4 điẠm) Câu 1: (1 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1 đi˝m) + Đo˝n văn trên đư˝c trích t˝ văn b˝n: Sông nư˝c Cà Mau (0.5 đi˝m) + Tác gi˝: Đoàn Gi˝i. (0.5 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) Đ˝t m˝t trong hai ý trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. Câu 2: (0.5 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) Phương th˝c bi˝u đ˝t chính: Miêu t˝. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Tr˝ l˝i sai ho˝c không tr˝ l˝i. Câu 3: (1.5 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1.5 đi˝m) + S˝ d˝ng phép tu t˝ so sánh. + Các câu s˝ d˝ng so sánh: nư˝c ˝m ˝m đ˝ ra bi˝n ngày đêm như thác, cá nư˝c bơi hàng đàn đen trũi nhô lên h˝p xu˝ng như ngư˝i bơi ˝ch, r˝ng đư˝c d˝ng lên cao ng˝t như hai dãy trư˝ng thành vô t˝n. - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.75 đi˝m) Ch˝ đ˝t 1/2 yêu c˝u trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Sai ki˝n th˝c ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n các ý trên. Câu 4: (1 điẠm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (1 đi˝m) + Đo˝n trích miêu t˝ v˝ dòng sông Năm Căn và các c˝nh v˝t trên dòng sông Năm Căn. (1 đi˝m) - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.25 đi˝m - 0.75 đi˝m) Ch˝ đ˝t 1/4 ho˝c 3/4 yêu c˝u trên. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) Sai ki˝n th˝c ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n các ý trên.
  51. II/ TẠP LÀM VĂN: (6 điẠm) * TIÊU CHÍ VẠ NẠI DUNG PHẠN BÀI VIẠT: (5 điẠm) 1.MẠ bài: (0.5 điểm) - M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) HS gi˝i thi˝u đư˝c đ˝i tư˝ng c˝n t˝ - M˝c chưa đ˝t t˝i đa: (0.25 đi˝m) HS bi˝t cách d˝n d˝t, gi˝i thi˝u khái quát phù h˝p nhưng chưa hay còn m˝c l˝i v˝ di˝n đ˝t, dùng t˝. - M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) L˝c đ˝, m˝ bài không đ˝t yêu c˝u, sai ki˝n th˝c ho˝c không có m˝ bài. 2.Thân bài: (4 điểm) 2.1 HS tạ ngoại hình cạa gv.(1đ) - M˝c t˝i đa: (1đ) HS vi˝t đúng yêu c˝u c˝a bài văn. - M˝c chưa t˝i đa: (0.5đ) Th˝c hi˝n đư˝c 1/2 nh˝ng yêu c˝u trên. - Không đ˝t: (0 đ) L˝c đ˝/sai cơ b˝n v˝ các ki˝n th˝c đưa ra/ ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n ý này. 2.2 Tạ chi tiạt cạ thạ cạa giáo viên khi đang giạng bài( nhiạt tình chạ bạo, , ) (1.5đ) - M˝c t˝i đa: (1,5đ) HS t˝ rõ c˝ th˝ t˝ng ho˝t đ˝ng vui chơi c˝a h˝c sinh. - M˝c chưa t˝i đa: (0.75đ) HS th˝c hi˝n đư˝c 2/3 nh˝ng yêu c˝u trên. - Không đ˝t: (0 đ) L˝c đ˝/sai cơ b˝n v˝ văn miêu t˝. 2.3 Quan sát tưạng tưạng, liên tưạng, so sánh ví von đạ làm nại bạt đại tưạng đưạc tạ. (1.5đ) - M˝c t˝i đa:(1.5đ) HS bi˝t:Quan sát tư˝ng tư˝ng, liên tư˝ng, so sánh ví von đ˝ làm n˝i b˝t các ho˝t đ˝ng c˝a h˝c sinh trong gi˝ ra chơi. - M˝c chưa t˝i đa: (0.75đ) HS th˝c hi˝n đư˝c 2/3 nh˝ng yêu c˝u trên. - Không đ˝t: (0 đ) L˝c đ˝/sai cơ b˝n v˝ các ki˝n th˝c đưa ra/ ho˝c không đ˝ c˝p đ˝n ý này. 3. Kết bài: (0.5đ) - Nêu c˝m nghĩ c˝a em v˝ th˝y cô đó. - Mức tối đa: (0.5đ) HS biết phát biểu cảm nghĩ của mình về công lao của thầy cô. - M˝c chưa t˝i đa: (0.25đ) Th˝c hi˝n đư˝c 2/3 nh˝ng yêu c˝u trên. - Không đ˝t: (0 đ)Th˝c hi˝n dư˝i 1/3 yêu c˝u; ho˝c HS không làm bài. * CÁC TIÊU CHÍ KHÁC: (1 điểm) 1.Hình th˝c: (0.5 đi˝m) -M˝c đ˝t t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Bài vi˝t có đ˝ k˝t c˝u 3 ph˝n: M˝ bài, thân bài, k˝t bài. + Các ý s˝p x˝p h˝p lí, di˝n đ˝t m˝ch l˝c, ch˝ vi˝t rõ ràng, trình bày s˝ch đ˝p. -M˝c không đ˝t: (0 đi˝m) 2.Sáng t˝o: (0.5 đi˝m) -M˝c t˝i đa: (0.5 đi˝m) + Th˝ hi˝n s˝ tư˝ng tư˝ng sáng t˝o c˝a b˝n thân trư˝c khi t˝. + Có s˝ tìm tòi trong di˝n đ˝t, t˝ ng˝ ch˝n l˝c. -M˝c không đ˝t: (0 đi˝m)
  52. Không có các ý trên. H˝T PHÒNG GIÁO DẠC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHẠ TÂY NINH TRƯẠNG THCS PHAN BẠI CHÂU MA TRẠN ĐẠ THI KSCL GIẠA HẠC KÌ II NĂM HẠC: 2015 - 2016 Môn: NgẠ văn 6 ThẠi gian: 60 phút (Không k˝ th˝i gian phát đ˝) I. MẠc tiêu: 1. KiẠn thẠc: - Đánh giá đư˝c m˝c đ˝ đ˝t chu˝n ki˝n th˝c, kĩ năng, các n˝i dung cơ b˝n c˝a ba phân môn (Văn,Ti˝ng vi˝t, T˝p làm văn) đã h˝c gi˝a h˝c kì II môn Ng˝ Văn 6 2. Kĩ năng: - V˝n d˝ng linh ho˝t tích h˝p các ki˝n th˝c kĩ năng c˝a c˝ ba ph˝n: Văn, Ti˝ng vi˝t, T˝p làm văn m˝t cách toàn di˝n theo n˝i dung và cách ki˝m tra đánh giá m˝i. - Vi˝t, rèn luy˝n kĩ năng, t˝ng h˝p th˝c hành. 3. Thái đẠ: - Giáo d˝c h˝c sinh ý th˝c t˝ giác, nghiêm túc trong bài làm. II. Hình thẠc đẠ kiẠm tra: - Hình th˝c: T˝ lu˝n. - Cách t˝ ch˝c ki˝m tra: Cho h˝c sinh làm bài ki˝m tra t˝ lu˝n trong vòng 60 phút. III. Ma trẠn: MẠc đẠ NhẠn biẠt Thông hiẠu VẠn dẠng VẠn dẠng TẠng thẠp cao cẠng ChẠ đẠ Văn bẠn: - Nh˝ tên tác - Hi˝u đư˝c Truy˝n gi˝, tác n˝i dung hi˝n đ˝i ph˝m. - đo˝n trích Vi˝t Nam. Phương th˝c qua t˝ ng˝ bi˝u đ˝t. miêu t˝. S˝ câu: 2 1 3
  53. S˝ đi˝m: 2 1 3 T˝ l˝: 20% 10% 30% TiẠng ViẠt: - Xác đ˝nh Phép tu t˝. đư˝c t˝ lo˝i so sánh. S˝ câu: 1 1 S˝ đi˝m: 1 1 T˝ l˝: 10% 10% TẠp làm văn: - Gi˝i thi˝u - Hi˝u đư˝c - C˝m - Viết bài văn Văn miêu t˝. đư˝c đ˝i tình hu˝ng nh˝n đư˝c miêu tả người thân. tư˝ng đ˝nh vi˝t văn miêu tình c˝m t˝. t˝. c˝a ngư˝i - Nh˝n bi˝t thân đư˝c tình - Tình c˝m c˝m c˝a c˝a em đ˝i ngư˝i thân. v˝i ngư˝i thân. S˝ câu: S˝ đi˝m: 1 1 3 1 6 T˝ l˝: 10% 10% 30% 10% 60% TẠng sẠ câu 2 2 4 TẠng sẠ 3 3 3 1 10 điẠm 30% 30% 30% 10% 100% TẠ lẠ: DuyẠt cẠa BGH TTCM Giáo viên Phan Đ˝c Cư˝ng Tr˝n Th˝ Loát Ngô Th˝ Ca
  54. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KỲ II TRƯỜNGTHCS TÂNTIẾN Năm học: 2016 -2017 Môn: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút- không kể giao đề). MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cộng Tên chủ Cấp độ thấp Cấp độ đề cao Chủ đề 1 Nhớ tên tác Hiểu ý nghĩa giả, tác phẩm. của đoạn Văn học trích trong Văn bản: Cây . văn bản. tre Việt Nam. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm Số điểm: 1,0 Số điểm:1,0 2,0 điểm Tỉ lệ % =20 % Chủ đề 2 Nhận biết biện pháp tu Tiếng Việt từ, các thành - Phép tu từ, phần chính thành phần của câu. chính của câu, tính từ Số câu Số câu: 2 Số câu: 2 Số điểm:2,0 Số điểm 2,0 điểm Tỉ lệ % =20 % Chủ đề 3 Viết đoạn văn Viết bài văn nêu cảm nghĩ về miêu tả Làm văn nhân vật Lượm. ngôi Viết đoạn văn trường cảm nghĩ, bài văn miêu tả. Số câu Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 2 Số điểm 1,0 điểm 5,0 điểm 6,0 điểm Tỉ lệ % =10% =50% =60% Tổng số câu Số câu: 3 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 6 Tổng số điểm Số điểm: 3,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 1,0 Số điểm: 5 Số điểm:10 Tỉ lệ % =30% =10% =10% =50% =100%
  55. PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN NĂM HỌC: 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 90 phút (không kể giao đề) Phần I. Đọc – hiểu (4,0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi. “ Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hy sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!” Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Đoạn văn thể hiện nội dung gì? Câu 3: Trong đoạn văn tác giả sử dụng phép tu từ gì? Câu 4: Xác định thành phần chính của câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.’’ Phần II. Tập làm văn (6.0 điểm) Câu 5: Viết đoạn văn từ 5- 7 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm trong bài thơ “Lượm” của nhà thơTố Hữu. Câu 6: Miêu tả ngôi trường em đang học. HẾT Họ và tên học sinh: Số báo danh: PHÒNG GD&ĐT HƯNG HÀ HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ TRƯỜNG THCS TÂN TIẾN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CUỐI KÌ II Năm học 2016-2017 Môn: Ngữ văn 6
  56. Phần I. Đọc - hiểu (4,0 điểm): Câu 1: - Đoạn văn được trích từ văn bản: “Cây tre Việt Nam”. (0, 5 đ) - Tác giả văn bản: Thép Mới. (0, 5 đ) Câu 2: Đoạn văn đã ca ngợi cây tre là người bạn thân của nhân dân Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. (1, 0 đ) Câu 3: Đoạn văn trên tác giả sử dụng phép tu từ: Nhân hóa (1, 0 đ) Câu 4: * Xác định thành phần chính trong câu: “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.’’ Chủ ngữ: Tre; Vị ngữ: giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín (1,0 đ) Phần II. Tập làm văn (6,0 điểm): Câu 5: Viết đoạnvăn từ 5- 7 câu nêu cảm nghĩ của em về nhân vật Lượm: - Lượm là một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời. (0,5 đ) - Lượm hăng hái, dũng cảm, say mê công tác kháng chiến. (0,5 đ) Câu 6. (5,0 điểm) A. Yêu cầu 1. Về kĩ năng: 1.1 Viết đúng kiểu bài miêu tả - văn tả cảnh kết hợp với tả người. Vận dụng phương pháp miêu tả, kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng; biết sử dụng các phép tu từ vào văn miêu tả. 1.2 Bài viết có bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. 1.3 Diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc, chữ viết đẹp, đúng, chuẩn chính tả. 2. Về nội dung: Bài miêu tả biết lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu đã quan sát được miêu tả theo một trình tự hợp lí. Tả quang cảnh chung ngôi trường, những hình ảnh tiêu biểu về ngôi trường. Kết hợp miêu tả cảnh với tả người (hình ảnh và hoạt động của các thầy cô, các bạn học sinh ); nêu cảm xúc, suy nghĩ của mình về ngôi trường, thầy cô, các bạn HS có thể trình bày bố cục theo nhiều cách khác nhau, song cần tập trung vào các ý chính dưới đây: a. Mở bài: Giới thiệu ngôi trường em đang học. b.Thân bài: -Tả bao quát quang cảnh chung của ngôi trường qua hình ảnh, màu sắc, âm thanh - Tả chi tiết theo trình tự hợp lí, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu c. Kết bài: Nêu suy nghĩ và tình cảm của em với ngôi trường.
  57. (Giáo viên chấm khuyến khích những bài văn sáng tạo, biết quan sát để miêu tả quang cảnh ngôi trường gắn với thực tế biết sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liên tưởng, tưởng tượng, kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt, ). Lưu ý: Trên đây chỉ là định hướng chung, giáo viên cần căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để đánh giá điểm cho hợp lý. B. Biểu điểm - Điểm 5: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng tốt các yêu cầu trên. - Điểm 3- 4: Thực hiện đảm bảo các yêu cầu của đề. - Điểm 1- 2: Thực hiện sơ sài các yêu cầu của đề bài. - Điểm 0: Không viết được gì hoặc viết những nội dung không liên quan đến yêu cầu của đề. Phê duyệt của tổ CM GV ra đề: Ngày tháng năm 2017 TT Phạm Thị Lan Bùi Thị Hưng