Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2020_2021.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT MÔN SINH 12 (Đề có 4 trang) Thời gian làm bài: 45 Phút Câu 1: Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người A. Có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. B. Đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C. Có hệ thần kinh rất phát triển. D. Có hoạt động tư duy trừu tượng Câu 2: Loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh với cây họ Đậu để cố định nitơ, chúng có môi trường sống là A. Trên cạnB. ĐấtC. Sinh vật D. Nước Câu 3: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu PhiB. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì Câu 4: Sự phát sinh, phát triển của sự sống trên Trái Đất lần lượt trải qua các giai đoạn: A. Tiến hóa hóa học – tiến hóa sinh học. B. Tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học - tiến hóa sinh học. C. Tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học – tiến hóa tiền sinh học. D. Tiến hóa tiền sinh học – tiến hóa sinh học – tiến hóa hóa học. Câu 5: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Cho các Đại địa chất sau: (1) Đại Nguyên sinh (2) Đại Thái cổ (3) Đại Tân sinh (4) Đại Cổ sinh (5) Đại Trung sinh Các Đại địa chất diễn ra theo trình tự đúng là A. (1) (2) (3) (4) (5) B. (2) (3) (1) (4) (5) C. (2) (1) (4) (5) (3) D. (1) (2) (4) (5) (3) Câu 6: Đặc điểm nổi bật của đại trung sinh là gì? A. Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát. B. Sự xuất hiện thực vật hạt kín. C. Sự xuất hiện bò sát bay và chim. D. Sự xuất hiện thú có nhau thai. Câu 7: Một loài sâu có nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển là 2 oC, thời gian một vòng đời ở 22oC là 28 ngày. Một vùng có nhiệt độ trung bình 30oC thì thời gian một vòng đời của loài này tính theo lý thuyết sẽ là A. 30 ngày. B. 28 ngày. C. 25 ngày. D. 20 ngày. Câu 8: Tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể là? A. Tỷ lệ giới tính. B. Nhóm tuổi.C. Mật độ. D. Kích thước quần thể. Câu 9: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Quan hệ cộng sinh.B. Sinh vật kí sinh – sinh vật chủ. C. Sinh vật này ăn sinh vật khác. D. Nhiệt độ môi trường. Câu 10: Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh A. Tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau. B. Người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc. C. Vượn người tiến hóa hơn loài người.D. Người và vượn người có quan hệ gần gũi. Câu 11: Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây có một loài được lợi và loài còn bị hại? A. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế - cảm nhiễm.B. Kí sinh, sinh vật này ăn sinh vật khác. C. Kí sinh, ức chế - cảm nhiễm. D. Ức chế cảm nhiễm, cạnh tranh. Câu 12: Cho các ví dụ (1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.
- (2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng. (3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng. (4) Nấm sợi và vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y. Những ví dụ thể hiện mối quan hệ đối kháng giữa các loài trong quần xã sinh vật A. (2) và (3).B. (1) và (4). C. (1) và (2). D. (3) và (4). Câu 13: Mối quan hệ họ hàng giữa người với loài vượn người là: A. Người – Gôrila – Đười ươi – Vượn Gibbon – Tinh Tinh. B. Người – Tinh Tinh – Đười ươi – Vượn Gibbon – Gôrila. C. Người – Tinh Tinh – Gôrila – Đười ươi – Vượn Gibbon. D. Người – Tinh Tinh – Gôrila – Vượn Gibbon – Đười ươi. Câu 14: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. Môi trường.B. Ổ sinh thái. C. Khoảng thuận lợi.D. Giới hạn sinh thái Câu 15: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 25000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 8%/ năm, tỉ lệ tử vong là 5%/ năm, tỉ lệ nhập cư là 1%/ năm. Sau hai năm số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là A. 27040. B. 26000. C. 27000. D. 26040. Câu 16: Phân bố theo nhóm (hay điểm) là A. Dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau. B. Dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. C. Dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể thích sống tụ họp với nhau. D. Dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường không đồng nhất, các cá thể không thích sống tụ họp với nhau. Câu 17: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. (2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. (3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. (4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 18: Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ? A. Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt. B. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt. C. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm. D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. Câu 19: Biến động số lượng cá thể của quần thể theo chu kì xảy ra: A. do những thay đổi có chu kì của điều kiện môi trườngB. do sự tác động của con người C. do những thay đổi một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết D. do sự đột biến của quần thể. Câu 20. Khi nói về ứng dụng của việc nghiên cứu biến động số lượng các quần thể sinh vật trong nông nghiệp, có bao nhiêu tác dụng sau là sai? I. Xác định nhu cầu nước tưới, phân bón phù hợp với từng loại cây trồng giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao năng suất.
- II. Ban hành các quy định về kích thước đánh bắt tối thiểu tại các vùng biển để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. III. Chủ động tiêm phòng cho các đàn vật nuôi trước khi mùa dịch bệnh bùng phát. IV. Có các biện pháp để bảo tồn và phát triển hợp lý các loài thiên địch. A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Một trong những đặc trưng cơ bản của quần xã là A. Mật độ. B. Phân bố cá thể trong không gian C. Kích thước. D. Kiểu tăng trưởng. Câu 22: Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã A. Do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau B. Để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. C. Để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau và tăng không gian phân bố của các cá thể sinh vật. D. Để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích và tạo ra sự giao thoa ổ sinh thái giữa các quần thể sinh vật. Câu 23: Khi nói về sự khác nhau cơ bản giữa mối quan hệ vật chủ- ký sinh và mối quan hệ vật ăn thịt con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Vật ký sinh thường có số lượng ít hươn vật chủ, còn vật ăn thịt thường có số lượng nhiều hơn con mồi. B. Vật ký sinh thường không giết chết vật chủ, còn vật ăn thịt thì giết chết con mồi. C. Vật ký sinh thường có kích thước cơ thể lớn hơn vật chủ, còn vật ăn thịt thì luôn có kích thước cơ thể nhỏ hơn con mồi. D. Trong thiên nhiên, mối quan hệ vật ký sinh – vật chủ đóng vai trò kiểm soát và khống chế số lượng cá thể của các loài, còn mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi không có vai trò đó. Câu 24. Quan sát số lượng cây cỏ mực ở trong một quần xã sinh vật, người ta thấy được trên bờ mương, mật độ đo được 28 cây/m 2. Trong khi đó, ở giữa ruộng mật độ đo được là 8 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể? A. Tỷ lệ đực/cái. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Sự phân bố cá thể. D. Mật độ cá thể. Câu 25: Giả sử 4 quần thể của 1 loài thú được ký hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau: Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố 110 150 80 85 Mật độ (cá thể/ha) 19 20 26 24 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lý thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Kích thước quần thể C lớn hơn kích thước quần thể B. B. Quần xã A có kích thước nhỏ nhất. C. Nếu kích thước của quần thể B tăng 8%/năm thì sau 1 năm mật độ quần thể là 26 cá thể/ha. D. Nếu kích thước của quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể tăng thêm 104 cá thể. Câu 26: Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai? (1) Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. (2) Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. (3) Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. (4) Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao A. 1B. 2C. 3 D. 4 Câu 27: Kích thước của quần thể không phụ thuộc vào
- A. Sức sinh sảnB. Mức độ tử vong. C. Cá thể nhập cư và xuất cư. D. Tỷ lệ đực/cái Câu 28: Quá trình diễn thế thứ sinh tại rừng lim Hữu Lũng, tĩnh Lạng Sơn như thế nào? A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết→cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế→Trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây gỗ nhỏ và cây bụi→ Trảng cỏ. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →cây gỗ nhỏ và cây bụi →Trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết →rừng thưa cây gỗ nhỏ →cây gỗ nhỏ và cây bụi →cây bụi và cỏ chiếm ưu thế →Trảng cỏ. Câu 29: Cho các phát biểu sau về diễn thế sinh thái: I. Sự biến đổi của môi trường là nhân tố khởi động, còn quần xã sinh vật mới là động lực chính cho quá trình diễn thế. II. Quần xã đỉnh cực có tổng số sinh khối lớn nhưng sản lượng sinh vật sơ cấp tinh giảm so với quần xã trước đó. III. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế làm biến đổi môi trường mạnh và tiếp tục được duy trì vị trí ưu thế của mình. IV. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái. Số phát biểu sai là A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 30: Cho hình ảnh về các giai đoạn của một quá trình diễn thế sinh thái và các phát biểu sau đây: I. Quá trình này là quá trình diễn thế nguyên sinh. II. Thứ tự đúng của các giai đoạn là a → e → c → b → d. III. Giai đoạn a được gọi là quần xã sinh vật tiên phong. IV. Quần xã ở giai đoạn d có độ đa dạng cao nhất. Số phát biểu sai là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. ĐÁP ÁN 1 A 6 A 11 B 16 B 21 B 26 A 2 C 7 D 12 C 17 C 22 A 27 D 3 B 8 A 13 C 18 B 23 B 28 D 4 B 9 D 14 D 19 A 24 C 29 C 5 C 10 A 15 A 20 D 25 D 30 C