Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

doc 4 trang hoanvuK 07/01/2023 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_8_nam_hoc_2020_2021_kem_hu.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Ngữ văn 8 - Năm học 2020-2021 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KIỂM TRA HKII NĂM HỌC 2020-2021 TẠO THỊ XÃ NINH HÒA Môn: NGỮ VĂN 8 BẢNG CHÍNH Thời gian làm bài: 90 phút (Không tính thời gian phát đề) A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “ (1) Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. (2) Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. (3) Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. (4) Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. (5) Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. (6) Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. (7) Xin chớ bỏ qua.” (Ngữ văn 8, Tập 2, NXB Giáo dục) Câu 1 (1,00 điểm). a) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tên tác giả? b) Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Câu 2 (1,00 điểm). Trong đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra những phương pháp học đúng đắn nào? Câu 3 (1,00 điểm). Em đã áp dụng phương pháp nào trong những phương pháp học đúng đắn mà tác giả đã nêu vào việc học hiện nay của bản thân? Vì sao? B. TIẾNG VIỆT (2,00 điểm) Câu 1 (1,00 điểm). Xét theo mục đích nói, câu (6) và (7) trong đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Nêu hành động nói của các câu đó. Câu 2 (1,00 điểm). Xác định tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu sau: a) Tiếng Việt chúng ta phản ánh sựhình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. (Phạm Văn Đồng) b) Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. (Nam Cao) C. TẬP LÀM VĂN (5,00 điểm) Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Từ đó, liên hệ tình cảm của mình với quê hương. HẾT HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN NGỮ VĂN LỚP 8
  2. Nội dung Điểm A. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3,00 điểm) Câu 1. Mỗi ý đúng được 0,25 điểm 1,00 a) - Trích trong Bàn luận về phép học (Luận học pháp) 0,25 - Tác giả: Nguyễn Thiếp 0,25 b) - Thể loại: tấu 0,25 - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0,25 Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã đưa ra những phương pháp học đúng đắn: 1,00 - Học từ thấp đến cao theo hệ thống. - Học rộng rồi tóm lược lại cho gọn. - Theo điều học mà làm (học đi đôi với hành) * Đúng 3 ý được 1,00 điểm; đúng 2 ý được 0,75 điểm; đúng 1 ý được 0,50 điểm. Câu 3. Học sinh có thể trình bày suy nghĩ theo nhiều cách, nhưng phải hợp lý và không vi 1,00 phạm chuẩn mực đạo đức và quan điểm chính trị Một số gợi ý như sau: - Nêu được phương pháp học của mình. 0,50 - Lý giải ngắn gọn, thuyết phục cho phương pháp học của mình. 0,50 B. TIẾNG VIỆT (2,00 điểm) Câu 1. Xác định kiểu câu và hành động nói: 1,00 (6). Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. - Kiểu câu: câu trần thuật 0,25 - Hành động nói: nhận định – thuộc nhóm trình bày 0,25 (7). Xin chớ bỏ qua. - Kiểu câu: câu cầu khiến 0,25 - Hành động nói: đề nghị - thuộc nhóm điều khiển 0,25 Câu 2. Xác định tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong các câu: 1,00 a) Tiếng Việt chúng ta phản ánh sự hình thành và trưởng thành của xã hội Việt Nam và của dân tộc Việt Nam, của tập thể nhỏ là gia đình, họ hàng, làng xóm và tập thể lớn là dân tộc, quốc gia. Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng (sắp xếp theo thứ tự tăng dần) 0,50 b) Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của đối tượng: nhấn mạnh, làm nổi bật tầm quan trọng 0,50 của thẻ và hình đều bị người ta giữ. C. TẬP LÀM VĂN (5,00 điểm) 1. Yêu cầu chung:
  3. - Về kỹ năng: Học sinh biết cách làm một bài văn nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm. - Về nội dung: Phân tích bài thơ để thấy được vẻ đẹp của bức tranh làng chài qua bài thơ Quê hương. 2. Yêu cầu cụ thể: (dàn bài tham khảo) Bài làm của học sinh có những cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: a) Mở bài: 0,50 - Giới thiệu đôi nét về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương. - Nêu vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp của bức tranh làng chài được thể hiện trong bài thơ. b) Thân bài: 4,00 Luận điểm 1. Đó là vẻ đẹp của chính làng quê tác giả, một làng chài ven biển Trung Bộ. - Phân tích hình ảnh thơ ở hai câu thơ đầu để thấy cách giới thiệu về làng chài, quê ông: 0,50 Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới , Nước bao vây , Luận điểm 2. Đó là vẻ đẹp tươi sáng, khoẻ khoắn của cuộc sống và con người làng chài khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá: Phân tích hình ảnh thơ ở sáu câu thơ tiếp theo để thấy được vẻ đẹp của người dân làng chài lúc ra khơi: + Bức tranh ấy hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên trong sáng, thơ mộng của buổi bình minh: Khi trời trong 1,00 + Khí thế lao động hăng hái được gợi tả qua hình ảnh những chàng trai khoẻ khoắn và hình ảnh những con thuyền băng băng lướt sóng: Dân trai tráng bơi thuyền hình ảnh so sánh con thuyền + Hình ảnh cánh buồm là một so sánh độc đáo gợi ra linh hồn của làng chài với bao nhiêu nỗi niềm của người dân chài: cánh buồm , tác dụng phép tu từ nhân hóa: Rướn thân trắng Luận điểm 3. Vẻ đẹp của bức tranh làng chài trong cảnh đón thuyền cá trở về bến: Phân tích hình ảnh thơ ở tám câu thơ tiếp theo để thấy được: + Cảnh ồn ào tấp nập trên bến đỗ là một bức tranh sinh hoạt lao động ở làng chài được miêu tả hết sức sinh động, chan hoà niềm vui sướng trước thành quả lao động và thể hiện khát vọng ấm no hạnh phúc của người dân chài: khắp dân làng tấp nập đón ghe về 1,00 + Hình ảnh người dân chài và những con thuyền sau chuyến ra khơi tạo nên một vẻ đẹp vừa thực vừa lãng mạn: các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa để miêu tả dân chài lưới, miêu tả con thuyền lúc nằm im trên bến Đó là bức tranh làng quê tươi sáng, sinh động và giàu sức sống, ấm áp tình người. Luận điểm 4. Vẻ đẹp bức tranh làng chài qua nỗi nhớ quê hương. Phân tích hình ảnh và từ ngữ trong khổ cuối bài thơ để thấy được trong bức tranh ấy là nỗi niềm của một người con xa quê, nhớ quê da diết. Nỗi nhớ quê hương của Tế Hanh thấm đượm trong những bức tranh về làng chài 1,00 + Những hình ảnh thơ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền ra khơi + Cách thể hiện trực tiếp cảm xúc: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá! * HS liên hệ tình cảm của bản thân với quê hương. 0,50
  4. - Yêu quê hương, học tập tốt xây dựng quê hương giàu đẹp; cùng đồng lòng, đoàn kết xây dựng quê hương; có ý thức bảo vệ biển đảo quê hương. - Phê phán những người xa quê không nhớ về quê, có người phản bội quê hương, hay xuyên tạc chống phá Nhà nước c) Kết bài: 0,50 - Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng, tha thiết, sâu lắng. - Bức tranh quê trong bài thơ thể hiện tình cảm trong sáng, thiết tha của Tế Hanh với “Quê hương”. - Bài thơ viết về làng quê riêng của chính tác giả nhưng mang theo nét đẹp của cuộc sống và con người ở mọi làng chài Việt Nam. * Lưu ý: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài: nêu được vấn đề. Thân bài: triển khai được vấn đề. Kết bài: kết luận được vấn đề. b. Chính tả, ngữ pháp: đảm bảo các quy tắc về chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. 2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi câu, đồng thời phải diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. 3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống hoàn toàn đáp án, có những ý ngoài đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục. 4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng. 5. Nếu học sinh chỉ phân tích bài thơ mà không chứng minh luận điểm thì bài làm đạt tối đa 2,50 điểm. oOo