Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lí 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 5 trang hoanvuK 09/01/2023 3030
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lí 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_dia_li_11_nam_hoc_2020_2021_co_da.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Địa lí 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN ĐỊA LÍ 11 Thời gian làm bài : 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 ĐIỂM) Câu 1: Cho bảng số liệu: Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số (triệu người) 141.9 143.8 143.2 143.5 143.7 GDP (triệu USD) 1524917 1904794 2016112 2079025 1860598 Theo bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng? A. Giai đoạn 2010 – 2014, tốc độ tăng trưởng dân số chậm hơn GDP. B. Dân số giai đoạn 2012 – 2014 tăng nhanh hơn giai đoạn 2010 – 2012. C. GDP giai đoạn 2012 – 2014 tăng chậm hơn giai đoạn 2010 – 2012. D. GDP giai đoạn 2010 – 2012 GDP tăng chậm hơn dân số. Câu 2: Hãng xe ô tô nào sau đây không phải của Nhật Bản A. Nissan. B. Mercedes-Benz. C. Mazda. D. Toyota. Câu 3: Cho bảng số liệu sau: TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC THEO GIÁ THỰC TẾ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2005 – 2010. (Đơn vị: tỉ USD) Năm 2005 2008 2009 2010 Tổng sản phẩm trong nước 4572 4849 5035 5495 Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế của Nhật Bản giai đoạn 2005 – 2010 là A. biểu đồ đường. B. biểu đồ cột. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ kết hợp. Câu 4: Cho bảng số liệu sau: Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số (triệu người) 141.9 143.8 143.2 143.5 143.7 GDP (triệu USD) 1524917 1904794 2016112 2079025 1860598 Từ bảng số liệu trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất thể hiện dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2014? A. Miền. B. Kết hơp. C. Cột chồng. D. Đường. Câu 5: Các trung tâm công nghiệp Nhật Bản phân bố chủ yếu ở A. ven biển. B. phía Nam đảo Hôn-su. C. phía Bắc. D. trên đảo Hôn-su. Câu 6: Yếu tố nào dưới đây không phải là ưu đãi của thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của miền Đông Liên bang Nga?
  2. A. Địa hình, khí hâu, đất đai đa dạng. B. Diện tích rộng, giàu khoáng sản. C. Sông ngòi có giá trị thủy điện lớn. D. Diện tích rừng lớn nhất thế giới. Câu 7: Đâu không phải nguyên nhân làm cho bộ phận đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga có mật độ dân số cao? A. Tài nguyên khoáng sản phong phú, nông nghiệp phát triển. B. Địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa. C. Lịch sử khai thác lâu đời, kinh tế phát triển mạnh. D. Cơ sở hạ tầng hiện đại, nhiều trung tâm công nghiệp. Câu 8: Đâu là hệ thống sông có giá trị nhất về giao thông vận tải của Liên bang Nga? A. Ê-nít-xây. B. Ô-bi. C. Vôn-ga. D. Lê-na. Câu 9: Ở vùng Viễn Đông Liên bang Nga, dân cư tập trung nhiều ở phía nam chủ yếu do thuận lợi về A. khí hậu. B. địa hình. C. cơ sở hạ tầng. D. vị trí. Câu 10: Biên giới trên đất liền của Liên bang Nga không tiếp giáp với quốc gia nào sau đây? A. Thụy Điển. B. Triều Tiên. C. Ba Lan. D. Na-uy. Câu 11: Mối quan hệ Nga – Việt hiện nay được xây dựng trên cơ sở nào? A. Việt Nam và Nga có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn. B. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô trước đây. C. Nga hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam rất lớn. D. Một phần nhân lực Việt Nam được đào tạo tại Nga. Câu 12: Tài nguyên khoáng sản nổi bật ở đảo Xi-cô-cư của Nhật Bản là A. than đá. B. đồng. C. dầu mỏ. D. sắt. Câu 13: Cho bảng số liệu sau: Dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010-2014 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Dân số (triệu người) 141.9 143.8 143.2 143.5 143.7 GDP (triệu USD) 1524917 1904794 2016112 2079025 1860598 Từ bảng số liệu trên, biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng dân số và GDP của Liên bang Nga giai đoạn 2010 – 2015? A. Đường. B. Cột chồng. C. Miền. D. Kết hơp. Câu 14: Ngành được coi là khởi nguồn của nền công nghiệp Nhật Bản ở thế kỷ XIX là A. sản xuất điện tử. B. công nghiệp dệt. C. công nghiệp chế tạo. D. xây dựng và công trình công cộng. Câu 15: Khu vực nào sau đây có trữ lượng khí tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất Liên bang Nga? A. Dãy U-ran. B. Đồng bằng Tây Xi-bia. C. Đồng bằng Đông Âu. D. Cao nguyên Trung Xi-bia. Câu 16: Phía bắc Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu A. cận nhiệt gió mùa, mùa đông không lạnh. B. ôn đới gió mùa có mùa đông kéo dài.
  3. C. cận nhiệt, mùa hạ nóng, có mưa to. D. kéo dài từ gió mùa cận nhiệt đến gió nùa ôn đới. Câu 17: Nhận định nào sau đây không đúng về thành tựu kinh tế – xã hội của Liên bang Nga sau năm 2000? A. Đời sông nhân dân được cải thiện. B. Thanh toán xong nợ nước ngoài, dự trử ngoại tệ lớn. C. Tăng trưởng kinh tế cao, giá trị xuất siêu tăng. D. Sản xuất công nghiệp đứng đầu thế giới. Câu 18: Địa hình miền Tây của Liên bang Nga chủ yếu là A. đồng bằng và đồi núi thấp. B. đồi núi và cao nguyên. C. Hoang mạc và núi thấp. D. đồng bằng và cao nguyên. Câu 19: Nhận xét không đúng về đặc điểm khí hậu của Nhật Bản là. A. Phía bắc mùa hạ có mưa to và bão, phía nam lạnh nhiều tuyết mùa đông. B. Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa đông kéo dài. C. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. D. Phía nam Nhật Bản có khí hậu cận nhiệt, mùa đông không lạnh lắm. Câu 20: Phía nam Nhật Bản nằm trong khu vực có khí hậu A. cận nhiệt, mùa đông rất lạnh, ít mưa. B. kéo dài từ cận nhiệt gió mùa đến ôn đới gió mùa. C. ôn đới gió mùa có mùa đông kéo dài. D. cận nhiệt gió mùa, mùa hạ nóng, có mưa to. Câu 21: Cho bảng số liệu sau: TỈ LỆ GIA TĂNG DÂN SỐ TỰ NHIÊN CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2011. (Đơn vị: %) Năm 1990 2000 2005 2008 2010 2011 Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 0,33 0,17 -0,01 -0,04 -0,10 -0,16 Căn cứ vào bảng số liệu hãy cho biết nhận xét nào đúng với tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2011? A. Giảm trong giai đoạn 1990-2000 và tăng trong giai đoạn 2005-2011. B. Giảm đều qua các năm. C. Tăng trong giai đoạn 1990-2000 và giảm trong giai đoạn 2005-2011. D. Giảm liên tục. Câu 22: Cho bảng số liệu sau TỔNG SẢN PHẨM TRONG NƯỚC (THEO GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2000 – 2010. (Đơn vị: tỉ USD) Khu vực kinh tế 2000 2010 Nông - lâm nghiệp - thủy sản 71,0 60,5 Công nghiệp-xây dựng 1471,3 1511,1 Dịch vụ 3188,7 3923,4
  4. Tổng số 4731,0 5495,0 Nhận định nào không đúng khi nói về cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản trong giai đoạn 2000-2010? A. Tuy giá trị tổng sản phẩm của công nghiêp-xây dựng tăng nhưng tỉ trọng lại giảm trong tổng số. B. Tỉ trọng nông - lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp-xây dựng có xu hướng giảm. C. Tỉ trọng dịch vụ cao nhất và tăng nhanh nhất. D. Tỉ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng. Câu 23: Nhật Bản thường xuyên chịu tác động của thiên tai như động đất, sóng thần do A. hoạt động tân kiến tạo diễn ra mạnh ở vùng ven biển. B. lãnh thổ nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương. C. quốc đảo nên nền địa chất không ổn định. D. mưa bão dẫn đến sóng thần và từ đó gây nên động đất. Câu 24: Cho biểu đồ tổng sản phẩm trong nước của Nhật Bản giai đoạn 1990-2010 Biểu đồ đã cho cần đặt tên chính xác là? A. Biểu đồ thể hiện giá trị đóng góp của các khu vực kinh tế vào tổng sản phẩm trong nước. B. Biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế. C. Biểu đồ sự gia tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế. D. Biểu đồ quy mô và cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế. II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM) Câu 1. Nêu đặc điểm tự nhiên phần phía Tây của Liên Bang Nga. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế? Câu 2: Nêu khái quát quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản? Giải thích nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản? HẾT ĐÁP ÁN I. Phần đáp án câu trắc nghiệm:
  5. 1 A 6 A 11 B 16 B 21 D 2 B 7 A 12 B 17 D 22 D 3 A 8 C 13 A 18 A 23 B 4 B 9 C 14 B 19 A 24 B 5 A 10 A 15 B 20 D II. Phần câu hỏi tự luận Câu 1. Nêu đặc điểm tự nhiên phần phía Tây của Liên Bang Nga. Đặc điểm đó có thuận lợi và khó khăn gì trong quá trình phát triển kinh tế? Trả lời a) Đặc điểm tự nhiên phần phía Tây của Liên Bang Nga - Vị trí địa lí: Phía Tây sông Ê-nix-xây - Địa hình: Chủ yếu là đồng bằng: đồng bằng Tây Xibia và đồng bằng Đông Âu. Phân chia 2 đồng bằng là dãy Uran - Khí hậu: Ôn đới là chủ yếu những ôn hòa hơn phần phía đông. Phía bắc khí hậu cận cực, phía nam khí hậu cận nhiệt - Sông ngòi: Có sông Vôn-ga là biểu tượng của nước Nga, ngoài ra còn có các con sông khác như: Ô bi, Ê-nix-xây - Đất đai: Vùng đồng bằng Đông Âu có đất đai màu mỡ - Khoáng sản: Nhiều dầu mỏ, khí đốt, than đá, quặng sắt, quặng kim loại màu b)Thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế - Thuận lợi: Phát triển kinh tế đa ngành: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải (Giải thích) - Khó khăn: Phía Bắc đồng bằng Tây Xibia chủ yếu là đầm lầy khó khăn cho phát triển nông nghiệp. Câu 2: Nêu khái quát quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản? Giải thích nguyên nhân của sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản? Trả lời a) Quá trinh phát triển kinh tế - Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước thua trân. Nền kinh tế bị suy sụp nghiêm trọng. - Đến năm 1952, kinh tế đã khôi phục bằng với mức trước chiến tranh - Giai đoạn 1955 – 1973 kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ cao. - Năm 2005 Nhật Bản là nền kinh tế số hai thế giới sau Hoa Kì. b) Nguyên nhân: - Chú trọng đầu tư, hiện đại hóa công nghiệp, tăng vốn gắn liền với áp dụng kĩ thuật mới. - Tập trung cao độ phát triển những ngành then chốt, trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể. - Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng. - Người lao động cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.