Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Thạnh (Có đáp án)

doc 8 trang Kiều Nga 05/07/2023 2831
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Thạnh (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Thạnh (Có đáp án)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 5 GHKI Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Chủ đề Số câu và số TN TL TN TL TN TL TN TL TỔNG điểm Số câu 2 2 1 1 6 Đọc hiểu văn bản: Câu số 1, 2 3,5 4 6 Số 1 1 1 1 4 điểm Số câu 1 1 1 1 4 Kiến thức tiếng Việt Câu số 8 7 9 10 Số 0,5 0,5 1 1 3 điểm Tổng số câu 3 3 1 1 2 10 Tổng số điểm 1,5 1,5 2 2 7
  2. Trường Tiểu học Minh Thạnh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -NH 2022-2023 Họ tên: MÔN TIẾNG VIỆT (đọc hiểu)-LỚP 5 Thời gian: 35 phút (không kể phát đề) Lớp: 5/ Minh Thạnh, ngày tháng . năm 2022 Điểm Nhận xét của giáo viên GV coi KT GV chấm KT I. KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm) 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (3 điểm) 2. Kiểm tra đọc hiểu, kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng Việt (7 điểm) * Đọc bài sau, trả lời câu hỏi và làm bài tập CÂY GIỮ PHIỀN MUỘN Người thợ tôi thuê để tu bổ lại nông trại vừa hoàn tất một ngày làm việc đầu tiên vất vả. Nhưng anh đến làm việc trễ hơn hai giờ vì bị bể bánh xe, xe bị mất điện, chiếc xe tải của anh ta không thể khởi động được. Nét mặt anh lộ rõ vẻ căng thẳng vì chưa hoàn tất công việc như dự định. Tôi lái xe mời anh về nhà mình ăn tối. Trên đường về, tôi ngỏ ý muốn ghé thăm gia đình anh ấy. Khi chúng tôi đến cửa, anh chợt dừng lại ở một cây nhỏ cạnh cửa, đưa tay chạm nhẹ vào những nhánh cây. Khi cửa mở, anh thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Khuôn mặt anh giãn ra với nụ cười tươi tắn - nụ cười đầu tiên trong ngày. Anh ôm hai đứa trẻ vào lòng và ân cần hỏi thăm mẹ và vợ của mình. Sau đó anh ta đi với tôi ra xe. Chúng tôi đi ngang qua cây nhỏ khi nãy và tính tò mò của tôi nổi lên. Tôi hỏi anh ta về những gì tôi vừa mới thấy lúc nãy. - Ô, đó là cây trút phiền muộn của tôi. - Anh giải thích. - Tôi biết tôi không thể tránh được những lo toan, rắc rối trong công việc, nhưng tôi chắc một điều là những rắc rối đó không thuộc về ngôi nhà nhỏ của tôi. Chính vì vậy tôi đã treo nó lên cây vào mỗi buổi tối khi tôi về đến nhà. Rồi mỗi buổi sáng tôi sẽ mang chúng theo. - Thật là một điều buồn cười. - Anh ta mỉm cười. - Khi tôi ra khỏi nhà vào mỗi buổi sáng và đem chúng theo, hầu như những điều phiền muộn ấy không còn nhiều như đêm hôm trước nữa. (Theo Hạt giống tâm hồn) Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau Câu 1. Vì sao người thợ lại trở nên căng thẳng, khó chịu? (M1- 0,5đ) A. Vì chiếc xe bị hỏng. B. Vì anh phải làm quá nhiều việc. C. Vì anh chưa hoàn thành công việc như dự định. D. Vì anh bị ốm. Câu 2. Trước khi về ngôi nhà nhỏ, người thợ đã làm điều gì? (M1- 0,5đ) A. Anh chạm tay vào cây nhỏ cạnh cửa, vui vẻ bước vào nhà. B. Anh rửa chân tay sạch sẽ, vui vẻ bước vào nhà. C. Anh vứt bỏ đồ đạc, tức giận bước vào nhà. D. Anh nhẹ nhàng ôm hôn con với khuôn mặt khó chịu. Câu 3. Hình ảnh cây nhỏ cạnh cửa nhà của người thợ thể hiện điều gì? (M2 – 0,5đ)
  3. A. Đó là niềm vui của gia đình anh. B. Đó là nơi trút phiền muộn, lo toan, rắc rối mà anh không muốn mang về ngôi nhà. C. Đó là cây cho bóng mát, thư giãn sau mỗi ngày làm việc. D. Đó là nơi anh chia sẻ hạnh phúc sau một ngày làm việc. Câu 4. Vì sao người thợ lại muốn trút bỏ những nỗi buồn phiền trước khi về nhà? (M3- 1đ) A. Vì anh không muốn vợ con mình buồn. B. Vì con anh yêu cầu làm điều đó. C. Vì anh muốn trút bỏ được nỗi buồn phiền để cảm nhận sự thanh bình, yêu thương. D. Vì đó là thói quen của anh. Câu 5. Điều kì lạ vào mỗi sáng hôm sau khi người thợ ra khỏi nhà là gì? (M2 – 0,5đ) A. Những điều phiền muộn tan biến đi hết. B. Anh cảm thấy vui vẻ, sáng khoái. C. Cây trút bỏ phiền muộn biến mất. D. Những điều phiền muộn không còn nhiều như đêm hôm trước. Câu 6. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho cuộc sống? (M4 – 1đ) Câu 7. Dòng nào dưới đây gồm các từ đồng nghĩa? (M2 – 0,5đ) A. Ồn ào, yên tĩnh, nháo nhiệt. B. Mảnh mai, mỏng manh, nhẹ nhàng. C. Tuyệt mĩ, tuyệt vời, tuyệt diệu. D. Vắng vẻ, hiu hắt, mênh mông. Câu 8. Điền cặp từ trái nghĩa thích hợp để hoàn thiện câu tục ngữ, thành ngữ sau: (M1- 0,5đ) Đêm tháng năm chưa nằm đã Ngày tháng mười chưa cười đã . A. sáng, tối B. ngủ, thức C. tối, sáng D. trưa, ngủ Câu 9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau. (M3- 1đ) Khi cửa mở, anh thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Chủ ngữ: Vị ngữ: Câu 10. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ Cao. (M4 – 1đ) - Có chiều cao lớn hơn mức bình thường. - Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường. Nghĩa 1: . Nghĩa 2: .
  4. Trường Tiểu học Minh Thạnh ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I -NH 2022-2023 Họ tên: . MÔN TIẾNG VIỆT (viết)-LỚP 5 Lớp: 5/ Thời gian: 50 phút (không kể phát đề) Minh Thạnh, ngày tháng . năm 2022 Điểm Nhận xét của giáo viên GV coi KT GV chấm KT II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Viết chính tả (15 phút – 2 điểm) Bài:
  5. 2. Tập làm văn ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả quang cảnh cơn mưa. Bài làm
  6. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Giữa kì I – Năm học 2022 - 2023 Môn Tiếng Việt – Lớp 5 Câu 1 - C 2 - A 3 - B 4 - C 5 - D 7 - C 8 - A Điểm 0,5 0,5 0,5 1 0,5 0,5 0,5 Câu 6. (1 điểm) - Trong cuộc sống chúng ta gặp nhiều điều phiền muộn, rắc rối nhưng chỉ có chúng ta mới có thể đem lại cho mình sự bình yên, thanh thản nếu biết cách trút bỏ những điều phiền muộn đó. Câu 9. Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau. (1 điểm) Khi cửa mở, anh thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Chủ ngữ : anh Vị ngữ: thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Câu 10. Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ Cao. (1 điểm) - VD: Nghĩa 1: Bạn An cao nhất lớp em. Nghĩa 2: Mẹ em mua hàng Việt Nam chất lượng cao. 1. Chính tả (nghe – viết) . 15 phút Bài: Hoa đồng nội Không hiểu vì sao và từ bao giờ tôi yêu hoa đồng nội đến thế. Không rực rỡ, lộng lẫy như bao loài hoa khác, hoa đồng nội đẹp mỏng manh trong bộ cánh trắng mềm mại điểm nhị vàng và có mùi thơm ngai ngái. Hoa nở khắp nơi trên cánh đồng. Những cánh hoa nép mình bên bờ mương, lẫn trong đám cỏ xanh um hay lao xao trên bờ đê giữa mênh mông nắng gió. Chúng nở suốt bốn mùa, trong thời tiết ấm áp của mùa xuân, nắng cháy của mùa hạ hay cái rét thâm tím của chiều mưa mùa đông. 2. Tập làm văn ( 8 điểm ) Đề bài: Em hãy tả quang cảnh cơn mưa. Điểm thành phần Yêu cầu cần đạt Mở bài - Giới thiệu cơn mưa diễn ra thời gian nào? ở đâu? (1 điểm) Thân bài Nội dung - Tả bao quát cơn mưa (4 điểm) (1,5 điểm) - Tả cảnh trước khi mưa - Tả cảnh trong khi mưa và sau khi mưa tạnh. Kĩ năng -Viết được bài văn theo yêu cầu đề bài có đủ 3 phần (mở (1,5 điểm) bài, thân bài, kết bài. - Học sinh có khả năng lập ý, sắp xếp ý ; khả năng dùng từ, đặt câu, liên kết câu để viết được đảm bảo nội dung
  7. của bài văn. Cảm xúc - Khả năng thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của em (1 điểm) đối với cảnh cơn mưa. Kết bài Em rất quý cơn mưa, mang lại không khí mát mẻ dễ chịu, (1 điểm) cây cối xanh tươi, +Chữ viết, chính tả (0,5 - Bài viết sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả. điểm) + Dùng từ, đặt câu (0,5 điểm) - Biết cách dùng từ, đặt câu đúng ngữ pháp + Sáng tạo (1 điểm) - Có sự sáng tạo trong câu văn, bài văn.