Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- de_kiem_tra_giua_ki_i_mon_tieng_viet_lop_5_nam_hoc_2022_2023.docx
Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì I môn Tiếng Việt Lớp 5 - Năm học 2022-2023 (Có đáp án)
- ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I KHỐI 5 NĂM HỌC 2022-2023 ĐỌC – HIỂU * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45 - Học sinh dựa vào nội dung bài đọc và các kiến thức đã học, chọn câu trả lời đúng nhất. MỨC ĐỘ 1 Câu 1: Anh Thủy gặp A-lếch-xây ở đâu? a. Ở nông trường. b. Ở công trường. c. Ở nhà máy. d. Ở nước ngoài. Câu 2: A-lếch-xây làm nghề gì? a. Chuyên gia máy xúc. b. Chuyên gia giáo dục. c. Chuyên gia chăn nuôi. d. Kỹ sư xây dựng. Câu 3:. Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? a. Bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe, khuôn mặt to. b. Bộ quần áo nông dân, thân hình vạm vỡ, khuôn mặt to. c. Bộ quần áo giám đốc, thân hình chắc khỏe, đẹp trai. d. Bộ quần áo lịch sự, mái tóc đen mượt mà. * Bài : Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau: Câu 4: Bài tập đọc “Thư gửi các học sinh” do ai viết: a. Nguyễn Du b. Nguyễn Trãi c. Đoàn Giỏi d. Hồ Chí Minh
- Câu 5: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 là ngày khai trường lần thứ mấy của nước ta? a. Ngày khai trường đầu tiên c. Ngày khai trường thứ 3 b. Ngày khai trường thứ 2 d. Ngày khai trường thứ 4 * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36 Câu 6: Xa- xa-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào? a. Khi Mĩ gây chiến tranh với Nhật Bản. b. Khi Xa-xa-cô 10 tuổi. c. Khi Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. d. Khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. Câu 7: Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? a. tin vào truyền thuyết nếu gấp đủ một nghìn con sếu treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh. b. bằng cách nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình. c. vận động các bạn ở nước Nhật và trên thế giới gấp sếu giấy giúp mình. d. ngồi bên cửa sổ lặng lẽ ngắm nhìn hàng nghìn con sếu bay qua. * Bài : Em hãy đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau: Câu 8: “Màu đỏ”” trong bài thơ gợi ra hình ảnh nào ? a. Màu máu b. Màu cờ Tổ quốc c. Màu khăn quàng đội viên d. Tất cả các đáp án trên đều đúng Câu 9: “Màu vàng” trong bài thơ gợi ra hình ảnh nào? a. Màu của lúa chín b. Màu của hoa cúc mùa thu c. Màu của nắng d. Tất cả các đáp án trên đều đúng
- NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT Câu 1:: Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? a. Vì thủy thủ trên tàu nổi lòng tham. b. Vì chúng cướp hết tặng vật của ông. c. Vì chúng đòi giết ông. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng. Câu 2: Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? a. Đàn cá voi đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn. b. Đàn cá heo đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn. c. Đàn cá voi xanh đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn. d. Đàn cá đuối khổng lồ đã bơi đến vây quanh tàu, và chúng đã cứu A-ri-ôn. KÌ DIỆU RỪNG XANH Câu 3: Những liên tưởng về cây nấm rừng của tác giả đã làm cho cảnh vật đẹp thêm như thế nào? a. Làm cho cảnh vật trở nên kì bí, huyền diệu. b. Làm cho cảnh vật trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. c. Làm cho cảnh vật trở nên mơ hồ, huyền ảo. d. Làm cho cảnh vật trở nên tối tăm hơn. Câu 4: Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào? a. Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp b. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. c. Những con mang vàng đang ăn cỏ non, những chiếc chân vàng giẫm trên thảm lá vàng. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng ĐẤT CÀ MAU
- Câu 5: Cây cối trên đất Cà Mau mọc ra sao? a. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát. b. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng. c. Cây bình bát, cây bần quây quấn thành chòm, thành rặng. Đước mọc san sát. d. Cây cối mọc thành chòm, thành rặng, rễ dài, cắm sâu vào lòng đất. Câu 6: Mưa Cà Mau có gì khác thường: a. Mưa Cà Mau là mưa dông rất đột ngột. b. Mưa rất phũ, chóng tạnh. c. Trong mua thường có cơn dông d. Mưa Cà Mau là mưa dông rất đột ngột, rất dữ dội nhưng chóng tạnh.
- MỨC ĐỘ 2 * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45 Câu 1: Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn diễn ra như thế nào? a. tự nhiên, cởi mở và thân mật b. ngại ngùng, khó nói. c. nhanh chóng, gần gũi. d. e ngại và rụt rè Câu 2: Nội dung chính của câu chuyện là: a. Ca ngợi tinh thần lao động cần cù của người nước ngoài. b. Ca ngợi tinh thần dũng cảm của người công nhân lái máy xúc. c. Ca ngợi tình cảm chân thành của một chuyên gia máy xúc nước ngoài. d. Ca ngợi vẻ đẹp của một chuyên gia máy xúc nước ngoài. * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36 Câu 3: Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- xa-cô? a. Cầu nguyện cho Xa- xa-cô mau khỏi bệnh. b. Gởi thư thăm hỏi Xa- xa-cô. c. Gấp những con sếu giấy gởi cho Xa-xa-cô. d. Quyên góp tiền cho Xa-xa-cô chữa bệnh. Câu 4: Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hòa bình? a. Quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. b. Khắc dưới tượng đài dòng chữ: “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình”. c. Cả hai ý trên đều đúng. d. Cả hai ý trên đều sai NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT
- Câu 5: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào? a. Vì chúng biết thưởng thức tiếng hát của nghệ sĩ. b. Vì chúng biết cứu giứp nghệ sĩ khi ông nhảy xuống biển. c. Vì cá heo là bạn tốt của người. d. Cả 3 đáp án trên đều đúng. KÌ DIỆU RỪNG XANH Câu 6: Sự có mặt của muông thú mang lại vẻ đẹp gì cho cánh rừng ? a. Làm cho cánh rừng trở nên kì bí, huyền diệu. b. Làm cho cánh rừng trở nên lãng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích. c. Làm cho cánh rừng trở nên sống động, đầy những điều thú vị và bất ngờ. d. Làm cho cánh rừng trở nên tối tăm hơn. ĐẤT CÀ MAU Câu 7: Ở Cà Mau trồng nhiều nhất là: a. Cây bình bát b. Cây bần c. Cây đước d. Cây thông Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau: Câu 8: “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là tên nước ta giai đoạn nào ? a. Từ năm 1930 đến năm 1944 b. Từ năm 1945 đến năm 1976 c. Từ năm 1977 đến năm 1985 d. Từ năm 1986 đến năm 1997 Em hãy đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau Câu 9: “Màu đen” trong bài gợi ra hình ảnh nào ? a. Hòn than b. Đôi mắt em bé c. Mái tóc d. Cả a và b đều đúng
- MỨC ĐỘ 3 * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45 Câu 1: Tác giả miêu tả những gì để làm nổi rõ sự giản dị, thân mật, tình hữu nghị mà A-lếch–xây dành cho anh Thủy? a. Nét mặt, cách ăn mặc b. Cử chỉ mỉm cười thân thiện, nắm chắc bàn tay anh Thủy lắc mạnh. c. Lời nói chân tình: Chúng mình là đồng nghiệp. d. Cả 3 ý trên đều đúng. * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36 Câu 1: Em hãy nêu nội dung chính của bài? . ⇨ Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 Câu 2: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác ? a. Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước ta. b. Ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. c. Từ ngày khai trường này các em học sinh được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam. d. Tất cả các đáp án trên đều đúng. * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 Câu 3: Vì sao bạn nhỏ lại nói rằng: Em yêu tất cả - Sắc màu Việt Nam ?
- . ⇨ Vì các màu sắc đó đều gắn với những cảnh vật, những con người bạn yêu quý. ⇨ Vì bạn yêu quê hương đất nước mình NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT Câu 4: Em có suy nghĩ gì về hành động của đám thủy thủ đối với A-ri-ôn? a. Tham lam, độc ác. b. Không có nhân tính và không biết khâm phục người tài ba. c. Khâm phục người tài ba. d. Cả 2 ý a và b. KÌ DIỆU RỪNG XANH Câu 5: Nêu cảm nghĩ của em khi đọc bài văn? (Đáp án: - Bài văn cho em thấy cảnh rừng rất đẹp và muốn đi tham quan rừng. - Tác giả thật khéo léo khi miêu tả vẻ đẹp của rừng. - Tác giả là người yêu rừng đến kì lạ mới có thể quan sát và miêu tả như vậy) ĐẤT CÀ MAU Câu 6: Nhà nọ sang nhà kia phải: a. Leo trên cầu bằng thân cây đước b. Leo trên cầu bằng thân cây bần c. Đi bộ d. Leo trên cầu bằng thân cây bình bát
- MỨC ĐỘ 4 * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Một chuyên gia máy xúc”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 45 Câu 1: Chi tiết nào trong bài khiến em nhớ nhất? Vì sao? - Chi tiết kể về cuộc gặp gỡ giữa anh Thủy và anh A – lếch – xây. Họ rất hiểu nhau về công việc. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật. - Đoạn miêu tả ngoại hình A-lếch-xây. Đoạn văn tả rất đúng về một người nước ngoài. Hoặc tương tự * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Những con sếu bằng giấy”, sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1 trang 36 Câu 2 : Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa- xa-cô? -Cái chết của bạn làm tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh. -Bom nguyên tử, chiến tranh hạt nhân là kẻ thù của loài người. Chúng tôi sẽ đấu tranh để xóa bỏ loại vũ khí này. -Cái chết của bạn nhắc nhở chúng tôi phải biết yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình trên trái đất. -Tôi căm ghét chiến tranh. Tôi căm ghét những kẻ làm bạn phải chết. -Hoặc tương tự NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện: (Đáp án: Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người.) KÌ DIỆU RỪNG XANH Câu 4 : Nêu ý nghĩa của bài văn: (Đáp án: Tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng, từ đó cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng.)
- ĐẤT CÀ MAU Câu 5 : Qua bài văn em cảm nhận được điều gì về thiên nhiên và con người Cà Mau? a. Thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau. b. Thiên nhiên Cà Mau quá khắc nghiệt, con người ở đây giàu nghị lực. c. Thiên nhiên và con người Cà Mau quá tuyệt vời. d. Thiên nhiên Cà Mau hiền hòa với những con người thông minh, có tinh thần thượng võ. Em hãy đọc thầm bài “Thư gửi các học sinh” sgk TV5/tập 1/trang 4 và làm các bài tập sau: Câu 6: Nêu nội dung chính của bài: ⇨ Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới. * Bài : Học sinh đọc thầm bài “Sắc màu em yêu” sgk TV 5/tập 1/trang 19-20 và làm các bài tập sau: Câu 7 : Em hãy nêu nội dung chính của bài thơ: ⇨ Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với những sắc màu, những con người và cảnh vật xung quanh. Qua đó thể hiện tình yêu của bạn nhỏ với quê hương đất nước.