Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

docx 5 trang hoanvuK 09/01/2023 3010
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_lich_su_lop_11_nam_hoc_2020_2.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Lịch sử Lớp 11 - Năm học 2020-2021 (Có đáp án)

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: LỊCH SỬ, LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút I. TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Tại Hội nghị Muyních (Đức), Anh và Pháp đã có động thái như thế nào? A. Quyết định liên kết với Liên Xô chống lại Đức và Italia. B. Tiếp tục nhân nhượng Đức, trao cho Đức vùng Xuyđét của Tiệp Khắc. C. Cắt một phần lãnh thổ của hai nước cho Đức để Đức tấn công Liên Xô. D. Kêu gọi đoàn kết chống lại chủ nghĩa phát xít, kiên quyết bảo vệ vùng Xuyđét của Tiệp Khắc. Câu 2: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô? A. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận. B. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán. C. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài. D. Kế hoạch chiến tranh chớp nhoáng. Câu 3: Đạo luật trung lập (8-1935) của Chính phủ Mĩ đã thể hiện chính sách: A. Không can thiệp vào cuộc chiến giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát xít. B. Không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. C. Không can thiệp vào tình hình các nước phát xít. D. Không can thiệp vào các sự kiện ở châu Âu. Câu 4: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì? A. Gây ra mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, khiến người dân theo các tôn giáo khác lo sợ. B. Làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển ở Việt nam. C. Gây mâu thuẫn trong quan hệ với phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc, bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến. D. Gây không khí căng thẳng trong quan hệ với các nước phương Tây. Câu 5: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định? A. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nha Nguyễn. B. Gia Định không có quân triều đình đóng. C. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng. D. Gia Định có hệ thống giao thông thuận lợi, từ Gia Định có thể rút quân sang Campuchia. Câu 6: Việc Nhật Bản đầu hàng không điều kiện có ý nghĩa như thế nào? A. Các nước thuộc địa của Nhật được giải phóng. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn mặt trận. C. Quân Nhật chính thức ngừng chiến đấu trên các mặt trận. D. Khẳng định sức mạnh của Liên Xô và Mĩ. Câu 7: Tháng 6 – 1941, phát xít Đức quyết định tấn công Liên Xô vì:
  2. A. Thực hiện cam kết với Anh, Pháp về việc tiêu diệt chủ nghĩa cộng sản. B. Hiệp ước Xô – Đức không xâm lược lẫn nhau hết hiệu lực. C. Các nước Anh, Pháp và hầu hết châu Âu đã đầu hàng. D. Quân Đức đã thống trị phần lớn châu Âu, có đủ điều kiện tấn công Liên Xô. Câu 8: Nhật Bản đầu hàng không phải vì lí do nào sau đây? A. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống thành phố Hirôsima và Nagaxaki. B. Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản ở Mãn Châu. C. Chính phủ Nhật Bản đa quá hoảng sợ, nhân dân và binh lính Nhật muốn đầu hàng. D. Các nước đồng minh gửi Tuyên cáo Pốtxđam yêu cầu Nhật Bản đầu hàng. Câu 9: Sự kiện đánh dấu cuộc Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ là: A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. B. Quân đội Đức tấn công Ba Lan. C. Đức tấn công Anh, Pháp. D. Đức tấn công Liên Xô. Câu 10: Điểm nổi bật của chế độ phong kiến Việt Nam giữa thế kỉ XIX là: A. Có những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. B. Có một nền chính trị độc lập. C. Đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, văn hóa. D. Chế độ quân chủ chuyên chế đang trong thời kì thịnh trị. Câu 11: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện ngày 9-5-1945 có ý nghĩa gì? A. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn ở châu Âu. B. Liên Xô đã giành thắng lợi hoàn toàn. C. Chiến tranh chấm dứt hoàn toàn trên thế giới D. Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt hoàn toàn. Câu 12: Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng ( từ tháng 8/1958 đến tháng 2/1859 ) đã: A. làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. B. bước đầu làm thất bại âm mưu “ chinh phục từng gói nhỏ ” của Pháp. C. làm thất bại hoàn toàn âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. D. bước đầu làm thất bại âm mưu “ đánh nhanh, thắng nhanh ” của Pháp. Câu 13: Một trong những âm mưu của thực dân Pháp khi đưa quân từ Đà Nẵng vào Gia Định là: A. buộc nhà Nguyễn đầu hàng không điều kiện. B. hoàn thành chiếm Trung kì. C. làm bàn đạp tấn công kinh thành Huế. D. cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình.
  3. Câu 14: Ngày 17/2/1859 diễn ra sự kiện nào sau đây ? A. Thực dân Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa. B. Thực dân Pháp tấn công thành Gia Định. C. Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. D. Liên quân Pháp –Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng. Câu 15: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước: A. Đức, Liên Xô, Anh. B. Mĩ, Liên Xô, Anh. C. Đức, Italia, Nhật Bản. D. Italia, Hunggari, Áo. Câu 16: Sự kiện buộc Mĩ phải chấm dứt chính sách trung lập và tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai là: A. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. B. Chiến thắng của Hồng quân Liên Xô ở Xtalingrát. C. Liên quân Anh – Mĩ giành thắng lợi ở En Alamen. D. Nhật Bản bất ngờ tập kích căn cứ của Mĩ ở Trân Châu Cảng. Câu 17: Liên minh chống phát xít hình thành năm 1942 thường được gọi là gì? A. Phe Liên minh. B. Phe Đồng minh. C. Phe Hiệp ước. D. Phe Trục . Câu 18: Khi biết tin Pháp tấn công Đà Nẵng, Ông đã tự chiêu mộ 300 người, xin Vua được ra chiến trường. Ông là ai ? A. Phan Văn Trị. B. Phạm Văn Nghị. C. Nguyễn Trường Tộ. D. Nguyễn Trị Phương. Câu 19: Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển nào? A. Lăng Cô. B. Thuận An. C. Hội An. D. Đà Nẵng. Câu 20: Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân làm cho phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược ở Nam Kì nửa sau thế kỉ XIX thất bại? A. Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho ta, vũ khí thô sơ. B. Phong trào thiếu sự liên kết, thống nhất. C. Triều đình Huế từng bước đầu hàng thực dân Pháp. D. Nhân dân không kiên quyết đánh Pháp và không có người lãnh đạo. Câu 21: Trận đánh có ý nghĩa bước ngoặt của Hồng quân Liên Xô chuyển từ phòng thủ sang tấn công là: A. Trận công phá Béclin. B. Trận Mátxcơva. C. Trận Xtalingrát. D. Trận Cuốcxcơ. Câu 22: Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô?
  4. A. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức. B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô. C. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô. D. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc trên hai mặt trận. Câu 23: Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày: A. Hình thành trật tự thế giới mới. B. Chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai. C. Thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít. D. Giải phóng châu Âu. Câu 24: Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch gì tiếp theo? A. Nhờ Anh giúp đỡ đánh tiếp. B. Cố thủ chờ viện binh. C. Đánh thẳng kinh thành Huế. D. Kéo quân vào đánh Gia Định. II. PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1:Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Hãy so sánh tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873. Câu 2:Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? ĐÁP ÁN I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 1 B 6 B 11 A 16 D 21 C 2 D 7 D 12 D 17 B 22 D 3 B 8 C 13 D 18 B 23 C 4 C 9 B 14 B 19 D 24 D 5 B 10 A 15 C 20 D II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? Hãy so sánh tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì: + Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng. + Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế,buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam. + Là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ * So sánh tinh thần chống Pháp của triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873:
  5. + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp . + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. Câu 2: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai? - Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hioàn toàn của các nước phát xít Đức, Italia, Nhật - Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trọg lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ) . - Chiến tranh kết thúc đã dãn đến những thay đổi căn bản của tình hình thế giới. .