Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Nà Sản (Có đáp án)

doc 6 trang Hải Lăng 18/05/2024 1324
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Nà Sản (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ky_cuoi_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_ket_noi_t.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kỳ cuối kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 (Kết nối tri thức và cuộc sống) - Năm học 2022-2023 - Trường TH-THCS Nà Sản (Có đáp án)

  1. UBND HUYỆN MAI SƠN ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI KÌ I TRƯỜNG TH-THCS NÀ SẢN NĂM HỌC 2022 - 2023 Họ tên MÔN TIẾNG VIỆT: LỚP 3 Họ tên người người chấm coi thi - Họ và tên học sinh: . - Trường Tiểu học và trung học cơ sở Nà Sản (Học sinh làm bài trực tiếp trên đề) Điểm Lời phê của giáo viên Đọc: Viết: Tổng: . . ĐỀ BÀI I. KIỂM TRA ĐỌC ( 10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (4 điểm) - GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS. - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời. (Câu hỏi ở mức 1) 2. Đọc hiểu (6 điểm) Đọc thầm và làm bài tập: CÂU CHUYỆN VỀ MẸ NGỖNG Một hôm, ngỗng mẹ dẫn đàn con vàng ươm của mình dạo chơi. Đàn ngỗng con bắt đầu tản ra khắp đồng cỏ. Đúng lúc đó những hạt mưa đá to từ trên trời rào rào đổ xuống. Bầy ngỗng con chạy đến bên mẹ. Ngỗng mẹ dang đôi cánh che phủ đàn con của mình. Dưới cánh mẹ, ngỗng con cảm thấy ấm áp, dễ chịu. Rồi tất cả trở lại yên lặng. Những chú ngỗng ngay lập tức nằng nặc đòi: “Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi!” Ngỗng mẹ khẽ nâng đôi cánh lên và đàn ngỗng con chạy ùa ra bãi cỏ. Chúng đã nhìn thấy đôi cánh ướt đẫm, lông rụng tả tơi của mẹ. Nhưng kìa, ánh sáng, bãi cỏ, những chú cánh cam, những con ong mật đã khiến chúng quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì. Duy chỉ có một chú ngỗng bé bỏng, yếu ớt nhất chạy đến bên mẹ và hỏi: “Sao cánh mẹ lại rách như thế này?” Ngỗng mẹ khẽ trả lời: “Mọi việc điều tốt đẹp con ạ!” Đàn ngỗng con lại tản ra trên bãi cỏ và ngỗng mẹ cảm thấy hạnh phúc. V.A.Xu-khôm-lin-xki * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập:
  2. Câu 1: Điều gì đã xảy ra khi ngỗng mẹ dẫn đàn con đi dạo chơi? (0,5 điểm) A. Một trận lốc xoáy ập tới. B. Một trận mưa đá đổ xuống. C. Một cơn lũ ập đến. D. Một con cáo tấn công đàn con. Câu 2: Khi ngỗng mẹ bị thương, đàn ngỗng con đã làm gì? (0,5 điểm) A. Chạy ngay lại hỏi thăm vết thương của ngỗng mẹ. B. Dẫn ngỗng mẹ đi gặp bác sĩ. C. Gọi người đến giúp ngỗng mẹ. D. Quên cả hỏi mẹ xem có chuyện gì, chỉ có một chú ngỗng bé bỏng hỏi thăm mẹ. Câu 3. Theo em, câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì? (1 điểm) A. Bảo vệ con là bản năng của người mẹ. B. Để cha mẹ vui, chúng ta chỉ cần vui chơi thoả thích. C. Không cần quan tâm đến cảm xúc của người khác. D. Mẹ là người luôn yêu thương, bảo vệ chúng ta nên chúng ta phải biết quan tâm, chăm sóc mẹ, đáp lại tình thương đó. Câu 4. Nối Cột A với cột B cho phù hợp (1 điểm) A B Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi! Câu hỏi Sao cánh mẹ lại rách như thế này? Câu khiến Rồi tất cả trở lại yên lặng. Câu kể Ôi trời đất ơi! Câu cảm Câu 5: Điền dấu thích hợp vào ô trống: (1 điểm) Buổi sáng hôm nay  mùa đông đột ngột đến  không báo trước Vừa mới ngày hôm qua  trời hãy con nắng ấm và hanh  cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ ruống đất và làm giòn khô những chiếc lá rơi  Câu 6: Khoanh vào chữ cái trước các từ ngữ chỉ đặc điểm: (1 diểm) A. Chăm sóc, ngôi nhà, quan tâm, chăm chỉ. B. Yêu thương, giáo viên, vui chơi, quan tâm. C. vàng nhuộm, thơm lừng, trắng tinh, bé nhỏ. D. xanh non, thấp, chạy nhảy, bé nhỏ. Câu 7: Tìm và viết lại các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu ca dao sau: (1 diểm) Dòng sông bên lở, bên bồi Bên lở thị đục, bên bồi thì trong.
  3. II. KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm) 1. Nghe - viết bài: Cây gạo: (4 điểm) 2. Em hãy viết một đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với người thân. (6 điểm) Bài làm
  4. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 NĂM HỌC: 2022-2023 Mức 1 Mức 2 Mức 3 Chủ đề Số câu Số điểm TN TL TN TL TN TL Số câu 3 1 1 1 1 Đọc hiểu văn Câu số 1,2,6 5 3 7 4 bản Số điểm 2 1 1 1 1 Số câu 1 1 Kiến thức tiếng Câu số 1 2 Việt Số điểm 4 6 Số câu 3 1 1 2 2 Tổng Số điểm 2 1 1 5 7
  5. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3 I. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (M1)(4 điểm) - Đọc đúng, to, rõ ràng (3 điểm). - Trả lời được câu hỏi (1 điểm). - HS đọc tốc độ chậm trừ 0,5 điểm toàn bài. - HS đọc còn đánh vần cứ mỗi vần trừ 0,2 điểm. ( Hoặc căn cứ vào đặc điểm của lớp GV trừ điểm cho HS) 2. Đọc hiểu : (6 điểm) Câu 1B 2D 3D 6C Mức M1 M1 M2 M1 Điểm 0.5 đ 0.5 đ 1 đ 1 đ Câu 4. Nối Cột A với cột B cho phù hợp(M3) (1 điểm) A B Mẹ thả chúng con ra đi, mẹ ơi! Câu hỏi Sao cánh mẹ lại rách như thế này? Câu khiến Rồi tất cả trở lại yên lặng. Câu kể Ôi trời đất ơi! Câu cảm Câu 5: Điền dấu thích hợp vào ô trống (M2) (1 điểm) Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột ngột đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua, trời hãy con nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ ruống đất và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Câu 7: Tìm và viết lại các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau trong câu ca dao sau: (M2)(1 diểm) Dòng sông bên lở, bên bồi Bên lở thị đục, bên bồi thì trong. - Học sinh viết được cặp từ trái nghĩa: + Lở - bồi (0,5điểm) + đục - trong (0,5 điểm) II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (M2) 4 điểm: HS nghe - viết bài: "Cây gạo" 60 chữ/15 phút. Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng, đủ đoạn văn (4 điểm). - Cứ mắc 5 lỗi trừ 1,0 điểm (các lỗi mắc lại chỉ trừ một lần).
  6. - Chữ viết xấu, trình bày bẩn, chữ viết không đúng độ cao trừ (0,25 điểm) toàn bài. CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. 2. Tập làm văn:( M3) (6 điểm) Viết bài đảm bảo các yêu cầu sau: - HS viết được đoạn văn từ 4 - 5 câu đúng theo đề bài, trình bày thành đoạn văn. - Viết đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, trình bày sạch, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả. + Viết đủ số câu, chưa sắp xếp câu thành đoạn văn cho 5,0 điểm. + Viết chưa đủ 4 câu nhưng đúng ý cho 4 điểm. + Bài văn viết được từ 1 đến 2 câu cho 2,5 – 3,5 điểm.