Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2018-2019

doc 13 trang nhatle22 20870
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_dinh_ki_mon_tieng_viet_lop_5_hoc_ki_i_nam_hoc_20.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra định kì môn Tiếng Việt Lớp 5 - Học kì I - Năm học 2018-2019

  1. PHÒNG GD&ĐT TX GIA NGHĨA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP Thứ ngày tháng năm 2018. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 5 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: TIẾNG VIỆT (Thời gian 75 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên : . Lớp : 5 Điểm số Lời nhận xét I. KIỂM TRA ĐỌC: A. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:( 3 điểm) Kiểm tra kết hợp trong các tiết ôn tập( GV cho học sinh bốc thăm các bài đã học, đọc và trả lời các câu hỏi liên quan) B. Đọc thầm và làm bài tập sau: :( 7 điểm) Chuột đồng và lúa nếp Hôm ấy, vừa sáng tinh mơ, ông chủ đã dẫn tôi đi săn chuột. Chúng tôi đi qua cánh đồng còn đẫm sương mai. Những bông lúa uốn câu bắt đầu ngả màu vàng, hương lúa dìu dịu quyện cùng mùi bùn thoang thoảng khiến đầu óc tôi them sảng khoái. Đang đi, tôi bỗng thấy một con chuột đồng mập ú từ trong hang chui ra. Tôi lao về phía nó, ông chủ cũng bám sát tôi. Chuột chạy lẹ ghê. Nó phóng như bay và biến mất hút trong đám lúa. Tìm mãi không thấy nó đâu, ông chủ bảo : “ Thôi, ta đi đi, Mực ! ” Chúng tôi quay về lối cũ. Ơ kìa, giữa đám lúa nếp trĩu bông nằm ngả rạp bên bờ ruộng, có mấy gié lúa bị cắn đứt ngang, con chuột nọ đang nhẩn nha nhấm nháp từng hạt lúa nếp thơm ngon. Lúc nãy chạy ngang qua đấy, tôi đã nghi nghi. Nhưng mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át cả mùi chuột đồng nên tôi đã bỏ qua. Tôi lao tới và kêu lên : “Phen này mày chết nha chuột !” Thấy tôi, nó hốt hoảng nhả ngay gié lúa, cắm đầu chạy hòng thoát thân. Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục. Tôi lao tới, đứng ngay trước mặt nó. Hình như tôi nghe nó thều thào : “Nếu mình không cắn những bông lúa đã che chở cho mình thì đâu có gặp nạn này !” PHẠM HẢI LÊ CHÂU Dựa vào nội dung bài đọc Chuột đồng và lúa nếp để làm các bài tập sau : Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
  2. Câu 1: Nhân vật “tôi” trong câu chuyện này là ai ? A. Là chó mực. B. Là ông chủ. C. Là thợ gặt lúa. D. Là nông dân. Câu 2: Các nhân vật đi đâu ? A. Đi dạo. B. Đi thăm lúa. C. Đi săn chuột. D. Đi cấy. Câu 3: Vì sao chuột đồng biến mất hút ? A. Vì Mực chạy lạc đường . B. Vì chuột lủi nhanh trong đám lúa. C. Vì chuột chạy vào hang. D. Vì chuột nấp nhanh vào rạ. Câu 4: Sau đó chuột đồng bị phát hiện vì : A. Chuột cắn gục những bông lúa nếp đã che cho nó. B. Ông chủ chỉ cho Mực cách tìm ra chuột đồng. C. Chuột đồng vấp phải bụi lúa và kêu rất to. D. Chuột có mùi hôi bốc lên từ trong đám lúa. Câu 5: Em hiểu câu: “Nếu mình không cắn những bông lúa đã che chở cho mình thì đâu có gặp nạn này !” có ý nghĩa như thế nào? A. Gặp nạn là vì xui xẻo. B. Phải cẩn thận với những việc mình làm. C. Vong ân bội nghĩa sẽ có hậu quả xấu. D. Xui xẻo thì phải chịu. Câu 6: Từ nào trong câu “Nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục.” là đại từ ? A. vừa. B. nó . C. vì D. nhưng. Câu 7: Trong câu văn “Vì mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột nên tôi đã bỏ qua.” có cặp quan hệ từ nào ? A. Vì đã B. Nên đã C. Vì nên D. Vì nên tôi Câu 8: Từ trái nghĩa với “thong thả” là : A. Uể oải. B. Từ tốn. C. Vội vã. D. An nhàn. Câu 9: Từ in đậmtrong dòng nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? A. Tôi chuẩn bị ăn sáng . B. Cả nhà em đang ăn tối. C. Mẹ lo bữa ăn cho gia đình. D. Tàu vào cảng ăn than. Câu 10: Đặt câu có cặp quan hệ từ biểu thị mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
  3. II. KIỂM TRA VIẾT: Học sinh viết bài vào vở ô li A. Chính tả: (Nghe -viết) (2 điểm) Bài viết: Mùa thảo quả (Tiếng Việt 5-Trang 114. Từ Sự sống đến từ dưới đáy rừng.) B.Tập làm văn: (8 điểm) Đề bài: em hãy tả lại một người mà em yêu thích nhất.
  4. ĐÁP ÁN MÔN TIẾNG VIỆT CUỐI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC : 2018 – 2019 I/ - ĐỌC THẦM : ( 7 điểm ) CÂU Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN A C B A B B C C D ĐIỂM 0,5 0,5 0,5 0,5 1 0,5 1 0,5 1 1 Câu 10: Học sinh đặt câu có cặp quan hệ từ: vì .nên Ví dụ: Vì trời mưa nên em đi học muộn. III.Chính tả: ( 2 điểm) - Bài viết rõ ràng, đúng cỡ chữ, trình bày đúng quy định, sạch đẹp ( 1 điểm) .Sai mỗi nội dung trên trừ 0,2 điểm. - Không mắc quá 5 lỗi chính tả( 1 điểm). Từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi trừ 0,2 điểm. IV.Tập làm văn: ( 8 điểm) - Mở bài: Giới thiệu được đối tượng miêu tả( 1 điểm) - Thân bài: ( 4 điểm) + Miêu tả đúng nội dung yêu cầu( 1,5 điểm) + Có kĩ năng miêu tả theo đúng trình tự( 1,5 điểm) + Biết thể hiện cảm xúc trong miêu tả( 1 điểm) - Kết bài: Nêu được cảm nghĩ hoặc nhận xét về đối tượng miêu tả( 1 điểm) - Viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp ( 0,5 điểm) - Dùng từ, viết câu đúng ngữ pháp ( 0,5 điểm) - Có sáng tạo trong cách miêu tả( 1 điểm) *Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể ghi các mức điểm: 8 ;7,5đ – 7đ – 6,5 đ 0,5đ.
  5. PHÒNG GD&ĐT TX GIA NGHĨA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP Thứ ngày tháng năm 2018. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 5 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: TOÁN (Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên : . Lớp : 5 Điểm số Lời nhận xét I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng. Câu 1. Chữ số 3 trong số thập phân 477,538 có giá trị là: A. 3 B.0,3 C.0,03 D.30 Câu 2. Số thập phân gồm: Ba đơn vị, tám phần mười, năm phần nghìn viết là: A. 3285 B. 3,805 C. 3,285 D. 328,5 Câu 3. Một hình vuông có nửa chu vi là 6,4cm. Diện tích của hình vuông đó là: A 10,24 cm2 B. 5,35cm2 C. 27,3cm2 D. 10,42 cm2 Câu 4. Số lớn nhất trong các số : 9,85 ; 9,58 ; 98,5 ; 8,95 ; 9,89 là : A. 9,85 B. 9,58 C. 98,5 D. 9,89 Câu 5. Phép chia 73,432 : 100 có kết quả là: A. 7343,2 B. 0,73432 C. 0,073432 D. 73432 Câu 6. 25% của 600 là: A. 150 B. 1500 C. 15 D. 15000 II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a. 23 6 = . . . . b. 42 = . . . 1000 10 Câu 2. Điền số thập phân thích hợp vào chỗ chấm a. 4m2 3cm2 = . . . . . m2 b. 7650 cm2 = . . . . . . m2
  6. Câu 3. Đặt tính rồi tính. a. 56,23 + 143, 6; b. 168,89 - 58,65; c. 25,4 x 6,3; d. 15,12 : 3,6 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Câu 4: Một đàn gà có 18 con gà trống . Biết số gà trống chiếm 60% số gà của cả đàn. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con gà mái ? Câu 5: Tìm số tự nhiên X mà khi đem X chia cho 3 được 3,3 dư 0,1.
  7. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I MÔN: Toán Năm học: 2018 – 2019 I. Trắc nghiệm: (3 điểm) Mỗi đáp án đúng: 0,5 điểm Câu 1. C ; Câu 2. B ; Câu 3. A ; Câu 4. C ; Câu 5. B ; Câu 6. A ; II. Tự luận: (7 điểm) Câu 1. ( 1điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm. a. 23 6 = 23,006 b. 42 = 4,2 1000 10 Câu 2. ( 1điểm) Mỗi ý đúng 0,5 điểm. a. 4m2 3cm2 = 4,0003m2 b. 7650 cm2 = 0,7650m2 Câu 3. (2 điểm) Mỗi phép tính đúng 0,5 điểm. a. 56,23 + 143, 6; b. 168,89 - 58,65; c. 25,4 x 6,3; d. 15,12 : 3,6 56,23 168,89 25,4 15,1,2 3,6 + - x 6,3 0 7 2 4,2 143,6 58,65 76 2 0 0 199,83 110,24 1524 160,02 Câu 4.( 2 điểm ) Số gà trống và gà mái là: (0,4 điểm) 18 : 60 x 100 = 30 (con) (0,4 điểm) Số gà mái là: (0,4 điểm) 30 – 18 = 12 (con) (0,4 điểm) Đáp số: 12 con (0,4 điểm) Học sinh có thể làm cách khác nếu đúng vẫn ghi điểm tối đa. Câu 5.( 1 điểm ) X = 3 x 3,3 + 0,1 (0,5 điểm) Vậy X = 9,9 + 0,1 = 10 (0,5 điểm)
  8. PHÒNG GD&ĐT TX GIA NGHĨA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP Thứ ngày tháng năm 2018. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 5 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: KHOA HỌC (Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên : . Lớp : 5 Điểm số Lời nhận xét I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm) Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ? A. Cơ quan tuần hoàn. B. Cơ quan tiêu hoá. C. Cơ quan sinh dục. D. Cơ quan hô hấp Câu 2. Tuổi dậy thì của con trai thường bắt đầu vào khoảng nào ? A. Từ 10 đến 15 tuổi B. Từ 15 đến 19 tuổi C. Từ 13 đến 17 tuổi. D. Từ 10 đến 19 tuổi Câu 3. Tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu vào khoảng nào? A. Từ 10 đến 15 tuổi B. Từ 13 đến 17 tuổi C. Từ 10 đến 19 tuổi. D. Từ 15 đến 19 tuổi Câu 4: Tại sao bệnh nhân sốt xuất huyết phải nằm màn cả ban ngày? A. Để tránh bị muỗi vằn đốt B. Để tránh bị gió C. Để nhanh lành bệnh. D. Để không bị lây bệnh Câu 5: Để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì, chúng ta không nên làm gì ? A Thường xuyên tắm giặt gội đầu và thay quần áo . B. Sử dụng chất kích thích. C. Ăn uống đủ chất. D. Tập thể thao. Câu 6. Trẻ em sống trong môi trường có khói thuốc lá dễ mắc các bệnh nào ? A. Nhiễm khuẩn đường hô hấp. B. Viêm tai giữa.
  9. C. Nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm tai giữa. D. Ung thư. Câu 7. Vi rút viêm gan A có ở chất thải nào của người bệnh ? A. Mồ hôi. B. Nước tiểu. C. Phân. D. Đờm. Câu 8. Bệnh nào lây qua cả đường tình dục, từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con và đường máu ? A. Sốt rét. B. Viêm não. C. Viêm gan A. D. AIDS Câu 9: Thủy tinh được làm ra từ những vật liệu gì ? A. Cát trắng và đá vôi. B. Cát trắng và một số chất khác. C. Đất sét và quặng sắt. D. Đất sét và đá vôi. Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của đồng ? A. Dễ dát mỏng. C.Dẫn nhiệt tốt. B. Dẫn điện D. Dễ hút ẩm. Câu 11: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không? A. Nhỏ vài giọt a-xít loãng lên hòn đá xem có bị sủi bọt hay không? B. Dùng vật cứng rạch lên hòn đá xem có vết không. C. Cả hai ý trên đều đúng. D. Cả hai ý trên đều sai. II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Câu 1: Điến từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp: Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh - Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa của mẹ và của bố. - Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình - Trứng được thụ tinh gọi là Câu 2. Nêu tính chất của đá vôi. Đá vôi được dùng vào những việc gì ? Câu 3: Hãy nêu một số cách để phòng tránh bị xâm hại?
  10. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I KHOA HỌC LỚP 5 - CUỐI KÌ I NĂM HỌC : 2018 - 2019 I. TRẮC NGHIỆM: (6 điểm). Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Đáp án C C A A B C C D B D C Điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1 II/ TỰ LUẬN: ( 4 điểm). Câu 1: (2 điểm: Mỗi ý đúng 0,5 điểm) Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự kết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố. - Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh. - Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử. Câu 2 : ( 1 điểm) * Đáp án : - Tính chất của đá vôi là : Đá vôi không cứng lắm . Dưới tác dụng của a - xít thì đá vôi sủi bọt . (0,5 điểm) - Đá vôi được dùng để lát tường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết, (0,5 điểm) Câu 3: ( 1 điểm: Mỗi ý đúng 0,2 điểm) Hãy nêu một số cách để phòng tránh bị xâm hại? - Không đi một mình nơi tối tăm, vắng vẻ. - Không ở trong phòng kín một mình với người lạ. - Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ của người khác mà không rõ lí do. - Không đi nhờ xe người lạ. - Không để người lạ vào nhà nhất là khi ở nhà một mình . ( HS có thể đưa ra các cách đề phong khác)
  11. PHÒNG GD&ĐT TX GIA NGHĨA TRƯỜNG TIỂU HỌC HÀ HUY TẬP Thứ ngày tháng năm 2018. BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I – KHỐI 5 NĂM HỌC 2018 – 2019 MÔN: Lịch sử- Địa lí (Thời gian 40 phút – không kể thời gian giao đề) Họ và tên : . Lớp : 5 Điểm số Lời nhận xét I. PHẦN LỊCH SỬ:( 5 điểm) Em hãy khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 4) : Câu 1: Ai là người khởi xướng, tổ chức phong trào Đông du ? A. Nguyễn Trường Tộ C. Phan Bội Châu B. Tôn Thất Thuyết D. Phan Châu Trinh Câu 2. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? A. 3 – 2 - 1930. C. 3 – 2 - 1931. B. 2 – 3 - 1930. D. 3 – 3 - 1930. Câu 3 : Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh điễn ra trong khoảng thời gian nào ? A. Năm 1930 – 1931 C. Thu – đông năm 1947 B. Năm 1945 D. Thu – đông năm 1950 Câu 4. Câu : “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước” được Bác Hồ nêu trong : A. Bản Tuyên ngôn độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. D. Hội nghị Giơ - ne – vơ. Câu 5: Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập” vào thời gian nào, ở đâu ? A. 12 – 9 – 1945 tại Sài Gòn. B. 20 – 12 – 1946 trên đài tiếng nói Việt Nam. C. 2 – 9 – 1945 ở quảng trường Ba Đình, Hà Nội. D. 2 – 9 – 1945 ở Việt Bắc.
  12. Câu 6. Nêu lại 2 nội dung chính của bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trong ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình. II. PHẦN ĐỊA LÍ:( 5 điểm) Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng (từ câu 1 đến câu 6) : Câu 1 : Nước ta nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực nào của Châu Á ? A. Bắc Á C. Đông Á B. Tây Á D. Đông Nam Á Câu 2. Ở nước ta dân cư tập trung đông nhất ở : A . Vùng núi. B . Đồng bằng, ven biển. C . Đồng bằng. D . Ven biển. Câu 3. Số dân tộc trên đất nước ta là : A . 45 dân tộc. B . 56 dân tộc. C . 54 dân tộc. D . 64 dân tộc. Câu 4: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào? A. Trung Quốc, Lào, Thái Lan B. Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia C. Lào, Trung Quốc, Cam-pu-chia D. Lào, Trung Quốc Câu 5. Ngành sản xuất chính trong nông nghiệp của nước ta là : A . Chăn nuôi . B . Trồng trọt . C . Chăn nuôi, trồng trọt . D.Tất cả các ý trên. Câu 6. Thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta ? A . Đà Nẵng . B . Hà Nội C . Thành phố Hồ Chí Minh D. Cần Thơ Câu 7. Chọn các từ thích hợp có trong ngoặc sau đây để điền vào chỗ chấm :( ven biển, đồng bằng, trung du, đồi núi) Ở nước ta, đất phe-ra-lít tập chung chủ yếu ở vùng và đất phù sa tập chung chủ yếu ở Câu 8. Nêu một số tác dụng của rừng đối với đời sống của nhân dân ta ?
  13. ĐÁP ÁN KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỊCH SỬ & ĐẠI LÍ – LỚP 5 NĂM HỌC : 2018 - 2019 I. PHẦN LỊCH SỬ :( 5 điểm) Từ câu 1 đến câu 4 mỗi câu khoanh đúng đáp án cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C A A B C Điểm 0,5 0,5 0,5 1 0,5 Câu 6. (2điểm) Nêu được mỗi nội dung cho 0,5 điểm. - Khẳng định nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do độc lập và đã là nước tự do độc lập. - Toàn dân Việt Nam sẽ quyết tâm giữ vững nền độc lập đó. II. PHẦN ĐỊA LÍ :( 5 điểm) Từ câu 1 đến câu 6 mỗi câu khoanh đúng đáp án cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án D C C C B C Câu 7. (1điểm) Điền đúng mỗi từ vào chỗ chấm cho 0,5 điểm Đồi núi ; đồng bằng Câu 8. (1 điểm) Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm - Điều hoà khí hậu - Cung cấp gỗ và lâm sản khác. - Chống xói mòn